Zalo

Có nên detox giảm mỡ nội tạng trong cơ thể?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Thừa cân béo phì khiến nhiều người mất đi sự tự tin và từ đó cố gắng tìm cách để có thể cải thiện được vóc dáng. Hiện nay, rất nhiều nguồn thông tin cho rằng, thực hiện chế độ detox sẽ giúp giảm cân hiệu quả, kể cả việc detox giảm mỡ nội tạng. Vậy có thật chỉ cần thực hiện chế độ detox thì sẽ làm giảm mỡ nội tạng hay không ?

1. Detox là gì?

Detox nói chung là một phương pháp ăn kiêng ngắn hạn được thiết kế để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, đồng thời có tác dụng giảm cân cũng như làm đẹp da. Một chế độ detox điển hình bao gồm một thời gian ăn khiên nhất định, cụ thể là chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt với trái cây, rau củ, nước ép trái cây, nước hoặc các loại đồ uống khác. Đôi khi detox cũng bao gồm việc sử dụng các loại thảo mộc, trà, chất làm sạch và thụt rửa ruột kết. Hay nói cách khác detox là việc bạn ngừng sử dụng các loại thức ăn, đồ uống, các chất không lành mạnh hoặc có hại vào cơ thể trong một khoảng thời gian để giúp cải thiện sức khỏe. Có rất nhiều cách để áp dụng chế độ detox từ đơn giản tới phức tạp, tuy nhiên một chế độ detox có bản gồm những tiêu chí sau:

  • Nhịn ăn liên tục trong một thời gian nhất định, thường là 3 - 7 ngày.
  • Chỉ uống nước lọc, nước ép từ trái cây, ăn rau củ, thảo mộc hoặc một số thực phẩm chức năng…
  • Không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp
  • Có thể sử dụng các loại thuốc kích thích nhuận tràng hay tẩy ruột
  • Tập thể dục hay hoạt động thể lực thường xuyên
  • Không sử dụng tinh bột xấu, đường, thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…
Nhịn ăn là một trong những tiêu chí cơ bản của chế độ detox
Nhịn ăn là một trong những tiêu chí cơ bản của chế độ detox

Chế độ detox có thể mang lại những tác dụng như:

  • Giúp cơ thể đào thải độc tố, một số chất hữu cơ khó phân hủy
  • Hỗ trợ cải thiện làn da
  • Giúp giảm cân nhanh chóng
  • Giúp cơ thể giải nhiệt

Tuy nhiên, chế độ detox cũng có một số nhược điểm bao gồm:

  • Dễ gây mệt mỏi do giảm dung nạp thức ăn
  • Mất cân bằng điện giải do sử dụng nhiều nước trái cây hay các nước detox khác.
  • Mất cân bằng nội tiết do cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sản xuất và vận hành hormone trong cơ thể.
  • Mất cơ bắp do thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein.

Cần lưu ý rằng, Detox không phải là phương pháp dành cho mọi đối tượng, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp dưới đây thì lời khuyên là bạn không nên thực hiện cách thức này:

  • Tuổi dậy thì, do giai đoạn này mọi người cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của toàn thể. Chế độ detox có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn phát triển quan trọng ngày.
  • Người có vấn đề về tiêu hóa không nên áp dụng detox do phương pháp này có thể làm bạn cảm thấy đói, lúc này dạ dày sẽ tăng tiết acid, tăng co bóp và gây ra các tình trạng bất thường trên đường tiêu hóa.
  • Người bị bệnh tim mạch nên tránh sử dụng detox, vì việc uống nhiều nước hoặc các loại nước ép có thể làm rối loạn điện giải, đặc biệt là tình trạng giảm nồng độ natri trong máu, gây ra tăng áp lực trên tim, suy tim thậm chí nặng có thể gây đột quỵ
  • Người mắc bệnh liên quan đến đường huyết: Các loại nước detox hay nước ép hoa quả thường chứa khá nhiều đường, điều này làm tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, việc cắt giảm hoàn toàn tinh bột làm cơ thể thiếu năng lượng, dễ dẫn đến tình trạng hạ đường huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

2. Detox giảm mỡ nội tạng có thật sự hiệu quả?

Mỡ nội tạng là một loại mỡ nằm sâu trong thành bụng và bao quanh các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Một số chất béo trong mỡ nội tạng là lành mạnh giúp bảo vệ các cơ quan mà chúng bao quanh. Chất béo nội tạng cũng được xem là "chất béo tích cực" vì đóng vai trò trong các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn có quá nhiều chất béo nội tạng thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mỡ nội tạng là một loại mỡ khó xử lý, hay nói cách khác việc giảm mỡ nội tạng sẽ khó khăn hơn so với cắt giảm mỡ dưới da. Vậy chế độ detox mỡ nội tạng hay detox giảm mỡ nội tạng trong cơ thể có thật sự hiệu quả như “lời đồn”. Câu trả lời là việc detox giảm mỡ nội tạng có thể được xem là một phương pháp không mang lại nhiều kết quả khả quan, ngược lại còn có thể gây ra những tác hại cho người thực hiện. Có hai nguyên nhân chính giải thích vì sao detox giảm mỡ nội tạng không thật sự hiệu quả.

2.1 Detox là một biện pháp giảm cân không bền vững

Detox được xem là một phương pháp giảm cân thời điểm, không phải là cách thức giảm cân bền vững. Về cơ bản, nếu mục tiêu của bạn là giảm cân, chế độ ăn kiêng giải độc - detox có thể giúp bạn giảm số cân nặng nhanh chóng và hiệu quả, tuy nhiên có thể dễ tăng cân trở lại. Nguyên nhân là do việc detox có thể khiến cân nặng giảm nhanh, nhưng đồng thời cũng khiến cơ thể bạn luôn cảm thấy đói và mệt mỏi, đây được xem là một “quả bom nổ chậm”, vì một khi bạn lơ là hay chỉ cần quay lại chế độ ăn uống bình thường, cân nặng sẽ “quay đầu” trở lại như trước. Điều đó có nghĩa là bạn hầu như không đạt kết quả gì mặc dù vừa phải trải qua một giai đoạn ăn uống vất vả, đồng thời sẽ rất khó có thể giảm cân sau khi ngưng detox.

2.2 Detox không có nhiều tác dụng trong việc giảm mỡ nội tạng

Về mặt bản chất, trong quá trình thực hiện detox mỡ nội tạng, bạn chỉ thấy cân nặng của mình giảm và việc giảm cân không hề liên quan đến giảm mỡ nội tạng trong cơ thể. Việc giảm cân khi detox phản ánh quá trình mất các khối cơ bắp, đôi khi là mất nước quá nhanh, chứ không phải làm giảm lượng mỡ trong cơ thể của một người. Hiện nay, không có nghiên cứu nào cho thấy chúng cải thiện lượng cholesterol xấu, đường máu hoặc có tác động tích cực đến tim. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, chúng có thể khá nguy hiểm. Bất kỳ chế độ detox nào cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp đến mức nguy hiểm nếu bạn dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Detox chỉ nên được xem là một phương pháp hạn chế việc tích tụ thêm mỡ thừa và giúp giảm cân trong thời gian ngắn. Do đó, detox giảm mỡ nội tạng được xem một cách tiếp cận lành mạnh, hay nói cách khác detox mỡ nội tạng gần như không mang lại kết quả tích cực nào.

Detox gần như không có tác dụng làm giảm mỡ nội tạng
Detox gần như không có tác dụng làm giảm mỡ nội tạng

3. Nên áp dụng detox giảm mỡ nội tạng không?

Có lẽ bạn cũng đã nghe rất nhiều về việc áp dụng chế độ detox giảm mỡ nội tạng trong những năm gần đây, tuy nhiên như những căn cứ nêu ở trên điều này gần như không mang đến kết quả tích cực. Có rất nhiều phương pháp được các chuyên gia dinh dưỡng cũng như huấn luyện viên thể thao đưa ra nhằm giúp giảm mỡ nội tạng và trong danh sách này không bao giờ có detox.

3.1 Luyện tập thể dục thường xuyên

Không có gì vượt qua lợi ích của việc tập thể dục hay các hoạt động thể lực trong việc giảm hoặc kiểm soát mỡ nội tạng. Tập thể dục thường xuyên có thể cản trở sự tích tụ mỡ nội tạng và thậm chí ngăn không cho chúng quay trở lại. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút từ cường độ thấp lên cao trong 5 ngày một tuần. Một số bài tập có thể thực hiện là đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe và chạy bộ. Bạn cũng có thể nâng cao một chút bài tập để loại bỏ mỡ nội tạng cứng đầu, chẳng hạn như đi chạy bộ, cử tạ, tập gym, bơi lội, gập bụng, plank. Bạn có thể thực hiện các bài tập này trong 30 phút mỗi ngày để có thể làm giảm đáng kể mỡ nội tạng trong cơ thể

3.2 Kiên trì với chế độ ăn uống lành mạnh

Tập thể dục và rèn luyện sức khỏe sẽ không có tác dụng gì nếu không kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh nhất quán. Điều này không đồng nghĩa với việc bản phải ăn kiêng nhiều thứ, việc quan trọng là bạn cần biết ăn những loại thức ăn nào phù hợp với chế độ giảm cân của bản thân. Một số loại thực phẩm nên vào bữa ăn của mình là trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein, chất xơ, chất béo lành mạnh và đồng thời kiểm soát hay giảm bớt lượng tinh bột tiêu thụ.

  • Các nguồn protein lành mạnh tốt nhất là thịt gà, gà tây, các loại đậu, quả hạch, trứng nguyên quả, cá và các sản phẩm từ sữa.
  • Các nguồn chất xơ tốt nhất là hạnh nhân, quả mọng, bông cải xanh, mầm Brussels, đậu xanh, yến mạch và mận khô.
  • Bạn phải hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, carbohydrate tinh chế và thực phẩm chế biến cao có thêm đường. Bạn phải tiêu thụ ít nhất 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày để giúp loại bỏ carbs trong cơ thể.
  • Một số nguồn carbs tốt kết hợp với chất xơ là rau, đậu, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Ngoài ra, phải ngừng ăn ngũ cốc tinh chế và bắt đầu ăn ngũ cốc nguyên hạt.
  • Các nguồn cung cấp chất béo lành mạnh bao gồm socola đen, dầu oliu, dầu dừa, cá, trứng, hạt chia, trái bơ, phô mai không đường…

Ngoài ra, tập ăn uống chậm, nhai kỹ, tránh thói quen ăn vặt, sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, ăn vào buổi tối… cũng là một cách làm giảm mỡ nội tạng hiệu quả. Điều quan trọng là bạn phải nhất quán trong chế độ ăn uống lành mạnh và kỷ luật trong lịch trình ăn uống hàng ngày. Không có cách nào khác ngoài việc nghiêm khắc với thực phẩm bạn tiêu thụ.

Chế độ ăn uống lành mạnh góp phần rất lớn vào việc giảm mỡ nội tạng
Chế độ ăn uống lành mạnh góp phần rất lớn vào việc giảm mỡ nội tạng

3.3 Tránh thức ăn và đồ uống có hại cho việc giảm cân

Hãy tìm hiểu sâu hơn về một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra mỡ nội tạng. Nước ngọt có ga, đồ uống thể thao, đồ uống cà phê và soda đều có liên quan đến việc tăng cân, vì hàm lượng đường bổ sung quá mức của chúng. Rượu bia là một loại đồ uống khác mà bạn phải hạn chế tiêu thụ. Hơn nữa, bia chứa nhiều calo và carbs, vì vậy uống nhiều bia cũng có thể gây thêm mỡ nội tạng. Để thay thế những đồ uống không lành mạnh này, bạn có thể thử chuyển sang nước lọc hoặc thêm trái cây và thảo mộc vào nước thông thường của mình. Trong quá trình tập thể dục hoặc tập luyện, bạn cũng có thể bổ sung khoáng chất thông qua các gói điện giải thay vì uống đồ uống thể thao có đường.

3.4 Uống nhiều nước

2/3 cơ thể con người là nước, vì thế nguồn cung cấp nước cần được bổ sung thường xuyên. Ngoài ra, nước có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất để đốt cháy mỡ nội tạng, đồng thời làm tăng cảm giác no, từ đó giảm lượng thực ăn dung nạp vào cơ thể. Trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng lượng nước uống lên khoảng 1000 ml mỗi ngày có thể giúp giảm cân cho phụ nữ. Những người tham gia nghiên cứu đã giảm được khoảng 2 kg sau 12 tháng. Những người đang trong giai đoạn giảm cân nói chung và giảm mỡ nội tạng nói riêng cần bổ sung ít nhất 2,5 - 3 lít nước mỗi ngày.

3.5 Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc hay đảm bảo chất lượng giấc ngủ là một phương pháp giảm cân hiệu quả nhưng lại ít người biết đến, đặc biệt nhất là khi bạn đang cố gắng giảm mỡ nội tạng. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy rằng những người ngủ từ 6 - 7 giờ mỗi đêm đã tăng ít mỡ nội tạng hơn trong vòng 5 năm, so với những người ngủ 5 giờ trở xuống mỗi đêm hoặc những người ngủ 8 giờ trở lên mỗi đêm. Vì thế, khuyến cáo đảm bảo giấc ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi đêm là lý tưởng cho việc giảm mỡ nội tạng.

Giấc ngủ rất quan trọng trong việc giảm mỡ nội tạng
Giấc ngủ rất quan trọng trong việc giảm mỡ nội tạng

3.6 Tham khảo phương pháp giảm cân khoa học

Khác với cách giảm cân tại nhà những phương pháp giảm cân khoa học sẽ chú trọng vào việc tìm nguyên nhân sâu xa gây nên tình trạng thừa cân đến từ đâu, sau đó các bác sĩ hoặc chuyên gia sẽ đưa ra một phác đồ giảm cân phù hợp cho thể trạng từng người để nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Truyền tiêu hao năng lượng hiện đang là một phương pháp giúp giảm cân, loại bỏ mỡ nội tạng một cách khá hiệu quả. Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiến hành truyền trực tiếp vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất, chất lượng cao, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Phương pháp giảm cân Truyền tiêu hao năng lượng không chỉ giúp giảm mỡ nội tạng hiệu quả mà còn loại bỏ được nhiều loại mỡ thừa khác trên cơ thể như: mỡ dưới da, mỡ bụng, mỡ hông… Có thể thấy, Detox không được xem là một phương pháp giảm cân bền vững, cách thức này không hề có tác dụng trên việc giảm mỡ, kể cả mỡ nội tạng hay là mỡ dưới da. Do đó, khi có ý định giảm cân bạn nên tìm hiểu kỹ phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Nguyên nhân hình thành mỡ nội tạng do đâu?

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Mỡ nội tạng nằm ở đâu và gây bệnh gì cho cơ thể?

Năng lượng sống ATP là gì?

Năng lượng sống ATP là gì?

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Bí mật của mỡ nội tạng: Khám phá vùng 'tử địa' mỡ trong cơ thể

Giảm cân và giảm mỡ khác nhau thế nào?

Giảm cân và giảm mỡ khác nhau thế nào?

290

Bài viết hữu ích?