Zalo

Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ thừa tích tụ trong gan là một biểu hiện của gan nhiễm mỡ và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất lớn trong việc kiểm soát các chỉ số của gan. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ để bạn tham khảo.

1. Ăn uống quan trọng sao đối với người bị gan nhiễm mỡ?

Gan nhiễm mỡ đã trở thành một căn bệnh ngày càng phổ biến do nhiều người bị suy giảm chức năng gan hay béo phì. Ngoài ra một số người lười vận động hay đang mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia cho rằng gan nhiễm mỡ có nguồn gốc từ thực phẩm kém lành mạnh. Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan sẽ dẫn đến rối loạn chức năng gan. Sau khi gan suy giảm khả năng vận động sẽ bị nhiều yếu tố tấn công dẫn đến các bệnh lý gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan. Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ sẽ có vai trò kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Trong thực phẩm cần đảm bảo những dưỡng chất thiết yếu để tránh suy dinh dưỡng. Ngoài ra, những chất béo không tốt cần tránh dùng để hạn chế tăng mỡ máu.  Bên cạnh chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng giúp cho gan khỏe mạnh thì luyện tập và có thói quen sinh hoạt tốt sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Các cơ quan luôn làm việc hiệu quả sẽ giúp cải thiện chức năng và tăng sức khỏe miễn dịch cho gan giúp phòng bệnh cũng như kiểm soát bệnh diễn ra tốt hơn.

Gan nhiễm mỡ ăn gì và kiêng gì là vấn đề nhiều người quan tâm
Gan nhiễm mỡ ăn gì và kiêng gì là vấn đề nhiều người quan tâm

2. Thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ

Thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng những chất thiết yếu nhất mà cơ thể cần. Bên cạnh đó các thực phẩm được chọn phải đảm bảo tốt cho gan và kiểm soát tình trạng mỡ máu của người bệnh. Dựa theo yêu cầu dinh dưỡng, những nhóm thực phẩm bắt buộc phải có trong thực đơn là:

  • Rau xanh và hoa quả. Trong đó rau xanh ăn cần đủ 200 gam mỗi ngày 
  • Bổ sung chất đạm theo nhu cầu dinh dưỡng cơ thể cần
  • Giảm lượng đường hay các chất tạo ngọt có thành phần giống đường
  • Tăng cường các loại thực phẩm dinh dưỡng chứa vitamin và khoáng chất
  • Loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ

Từ nhóm thực phẩm thiết yếu, cũng như nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cơ thể mà lượng thực phẩm có thể thay đổi. Tuy nhiên thực đơn sẽ khá giống nhau nên bạn có thể tham khảo các món ăn cần có trong thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ dưới đây:

  • Thực đơn ngày thứ nhất
    • Thực đơn buổi sáng: Sữa đậu nành khoảng 200ml cùng 2 lát bánh mì nguyên cám.
    • Thực đơn buổi chiều: Sữa đậu nành khoảng 200ml cùng 2 lát bánh mì nguyên cám.
    • Thực đơn buổi tối: Sữa đậu nành khoảng 200ml cùng 2 lát bánh mì nguyên cám.
  • Thực đơn ngày  thứ 2
    • Thực đơn buổi sáng: Bát bún riêu cua cỡ vừa khoảng 200 gam 
    • Thực đơn buổi chiều: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, 50 gam thịt tôm hấp chín, Bông cải xanh luộc chín 
    • Thực đơn buổi tối:  2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, vịt kho gừng cùng canh bí đao.
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ
Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị gan nhiễm mỡ
  • Thực đơn ngày thứ 3
    • Thực đơn buổi sáng: Cháo gạo tẻ nấu cùng lá sen để tăng hương thơm
    • Thực đơn buổi chiều: 2 bát cơm gạo lứt, 50 gam đậu phụ và 20 gam thịt nhồi đậu phụ, nấm xào cùng ngô bao tử.
    • Thực đơn buổi tối: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, lườn gà áp chảo khoảng 50 gam và sa lát rau mầm.
  • Thực đơn ngày thứ 4
    • Thực đơn buổi sáng: Sữa đậu nành khoảng 200ml cùng 2 lát bánh mì nguyên cám.
    • Thực đơn buổi chiều: Sữa đậu nành khoảng 200ml cùng 2 lát bánh mì nguyên cám.
    • Thực đơn buổi tối: Sữa đậu nành khoảng 200ml cùng 2 lát bánh mì nguyên cám.
  • Thực đơn ngày thứ 5
    • Thực đơn buổi sáng: Bát cháo đậu xanh khoảng 200 gam 
    • Thực đơn buổi chiều: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, 50 gam thịt tôm hấp chín, Bông cải xanh xào bằng dầu oliu 
    • Thực đơn buổi tối: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, vịt kho gừng cùng canh bí đao.
  • Thực đơn ngày thứ 6
    • Thực đơn buổi sáng: Cháo yến mạch nấu cùng táo đỏ
    • Thực đơn buổi chiều: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, 50 gam đậu phụ và 20 gam thịt nhồi đậu phụ, nấm xào cùng ngô bao tử.
    • Thực đơn buổi tối: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, lườn gà áp chảo khoảng 50 gam và sa lát rau mầm
  • Thực đơn ngày thứ 7
    • Thực đơn buổi sáng: Bát cháo cá hồi khoảng 200 gam 
    • Thực đơn buổi chiều: 2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, 50 gam thịt tôm hấp chín, Bông cải xanh xào bằng dầu oliu 
    • Thực đơn buổi tối:  2 bát cơm gạo lứt lấy đến lưng bát, vịt kho gừng cùng canh bí đao.

Tùy vào nhu cầu dinh dưỡng mà mỗi người có thể thay đổi định lượng thực phẩm cho phù hợp với cơ thể. Ngoài ra, các món ăn có thể được quy đổi giá trị dinh dưỡng với các thực phẩm có giá trị tương đương để tránh nhàm chán. Trong trường hợp, người bệnh gan nhiễm mỡ dị ứng hay không thể ăn bất kỳ thực phẩm nào hãy trao đổi cùng chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ thay đổi món ăn phù hợp, mang đến hiệu quả kiểm soát bệnh tốt hơn. Để kiểm soát cân nặng hiệu quả cho người bệnh gan nhiễm mỡ, ngoài việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng thì bạn cũng có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao lượng mỡ thừa, giảm mỡ nội tạng, mỡ xấu trong cơ thể. Liệu pháp tiêu hao năng lượng là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa nhất hiện nay đã và đang được áp dụng đối với các nước phát triển trên toàn thế giới. Với phương pháp này thì những người đang trong trạng thừa cân, béo bụng và béo phì không cần phải thực hiện các phương pháp thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, thay vào đó là tiến hành truyền các dung dịch tiêu hao năng lượng được tái tạo từ mỡ thừa, mỡ xấu, mỡ nội tạng. Bạn sẽ được thực hiện bằng liệu pháp tái tạo năng lượng, truyền dịch truyền tĩnh mạch các loại vitamin nhóm B, C và khoáng chất selen. Đây là tổ hợp các chất có công dụng tốt đối với quá trình chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể thành năng lượng ATP một cách mạnh mẽ. Qua đó, thực hiện phương pháp này có vai trò phục vụ cho các hoạt động hàng ngày. Lượng mỡ dư thừa trong cơ thể người bao gồm cả mỡ nội tạng đều sẽ được tham gia vào chuyển hóa. Thông qua đó mà phương pháp này không chỉ có tác dụng giảm mỡ bụng mà còn giúp chúng ta giảm cân đồng đều. Ngoài ra, phương pháp này cũng là phương pháp giảm cân chuẩn y khoa hiện đại nhất mà bạn sẽ được bác sĩ điều trị trực tiếp thăm khám. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng liên quan công dụng nhằm đánh giá sau đó mới được đưa ra chỉ định truyền dịch phù hợp với thể trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể đối với từng cá nhân.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ độ 1

Chế độ ăn cho người gan nhiễm mỡ độ 1

Chỉ số BMI bao nhiêu là béo phì?

Chỉ số BMI bao nhiêu là béo phì?

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Các bài tập thể dục giảm mỡ máu cho người thừa cân

Có phải béo phì gây yếu sinh lý?

Có phải béo phì gây yếu sinh lý?

Gợi ý thực đơn giảm cân cho người béo phì

Gợi ý thực đơn giảm cân cho người béo phì

295

Bài viết hữu ích?