Zalo

Thuốc hạ cholesterol: Lợi ích & tác dụng phụ

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cholesterol máu là bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Một số người tăng cholesterol máu có tính di truyền và cần phải dùng thuốc hạ cholesterol bên cạnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để kiểm soát cholesterol máu. Vậy các thuốc hạ cholesterol có tác dụng như thế nào?

1. Thuốc hạ cholesterol có tác dụng như thế nào?

Gan là cơ quan sản xuất ra cholesterol, đồng thời cơ thể sẽ nhận được từ thực phẩm có nguồn gốc động vật (như thịt và các sản phẩm từ sữa). Một số trường hợp có thể gặp vấn đề di truyền dẫn đến tăng cao nồng độ cholesterol trong máu, bệnh cạnh đó có thể do chế độ ăn uống không phù hợp. Bệnh nhân có thể cải thiện cholesterol máu bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục, nhưng nếu nồng độ cholesterol không giảm đủ mục tiêu để khỏe mạnh thì bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc hạ cholesterol phù hợp.

Các loại thuốc hạ cholesterol hiện nay bao gồm:

  • Nhóm statin;
  • Chất ức chế PCSK9;
  • Dẫn xuất acid fibric (còn gọi là Fibrate);
  • Chất cô lập acid mật (nhựa acid mật);
  • Acid nicotinic (còn gọi là niacin);
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol chọn lọc;
  • Acid béo omega-3;
  • Thuốc ức chế Adenosine Triphosphate-citrate Lyase (ACL).
Thuốc hạ cholesterol là thuốc cần dùng theo đơn của bác sĩ
Thuốc hạ cholesterol là thuốc cần dùng theo đơn của bác sĩ

Dựa vào tác dụng của thuốc hạ cholesterol và tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ thảo luận về những lựa chọn phù hợp nhất và có thể là tốt nhất.

1.1. Statin

Statin là một trong những nhóm thuốc hạ cholesterol được sử dụng rộng rãi vì có hiệu quả tốt. Statin làm giảm nồng độ cholesterol máu bằng cách ngăn chặn enzyme HMG-CoA reductase mà gan sử dụng để tạo ra cholesterol. Do đó Statin còn được gọi là chất ức chế HMG-CoA reductase. Ngoài ra, tác dụng của thuốc hạ cholesterol nhóm Statin còn bao gồm:

  • Cải thiện chức năng nội mạc mạch máu;
  • Chống viêm và tổn thương;
  • Giảm nguy cơ hình thành huyết khối bằng cách ngăn tiểu cầu kết dính với nhau;
  • Ổn định mảng xơ vữa để chúng ít có khả năng vỡ ra và gây hư hại mạch máu.

Những lợi ích bổ sung này của nhóm Statin có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch (CVD) ở những người từng có các biến cố như nhồi máu cơ tim và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, Statin có thể tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn, có thể bao gồm:

  • Táo bón hoặc buồn nôn;
  • Đau đầu và các triệu chứng giống như cảm lạnh;
  • Đau cơ, có hoặc không có chấn thương cơ;
  • Rối loạn men gan;
  • Tăng đường huyết;
  • Trí nhớ đảo ngược.

Khi sử dụng một số thuốc nhóm statin, bệnh nhân nên tránh dùng đồng thời với các sản phẩm từ bưởi, vì chúng có thể làm tăng tác dụng phụ. Bệnh nhân nên hạn chế rượu bia vì khi kết hợp với statin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

1.2. Thuốc ức chế PCSK9

Chất ức chế PCSK9 gắn vào một loại protein bề mặt tế bào gan, dẫn đến giảm nồng độ LDL. Nhóm thuốc này có thể được dùng cùng với Statin và thường được chỉ định cho những đối tượng có nguy cơ tim mạch cao hay những người không giảm đủ mục tiêu cholesterol với những phương pháp điều trị khác.

Các tác dụng phụ của nhóm thuốc hạ cholesterol này có thể bao gồm:

  • Đau cơ và đau lưng;
  • Sưng tại chỗ tiêm;
  • Các triệu chứng giống như cảm lạnh.

Chi phí điều trị có thể là một nhược điểm của nhóm thuốc này, vì đa số sản phẩm đều đắt tiền.

Statin là một trong những nhóm thuốc hạ cholesterol được sử dụng rộng rãi
Statin là một trong những nhóm thuốc hạ cholesterol được sử dụng rộng rãi

1.3. Dẫn xuất acid fibric (Fibrate)

Các dẫn xuất của acid fibric tạo thành một loại thuốc hạ cholesterol, đặc biệt là chất béo trung tính (Triglyceride). Cơ thể tạo ra chất béo trung tính từ thực phẩm khi bạn tiêu thụ calo nhưng không đốt cháy hết chúng. Các dẫn xuất của acid fibric cũng có thể làm tăng nồng độ HDL, còn được gọi là cholesterol “tốt”, đồng thời làm giảm sản xuất LDL tại gan. Tuy nhiên người mắc bệnh thận hoặc bệnh gan nặng không nên dùng nhóm thuốc hạ cholesterol Fibrate.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra của Fibrate bao gồm:

  • Táo bón hoặc tiêu chảy;
  • Giảm cân;
  • Đầy hơi, ợ hơi hoặc nôn ói;
  • Đau bụng, đau đầu hoặc đau lưng;
  • Đau và yếu cơ.

1.4. Chất cô lập acid mật (nhựa acid mật)

Tác dụng của thuốc hạ cholesterol này có được thông qua cơ chế gắn vào dịch mật, một chất lỏng màu xanh lục làm từ cholesterol mà gan tạo ra để tiêu hóa thức ăn. Sự gắn kết này làm giảm đi lượng cholesterol có sẵn trong cơ thể, cụ thể là giảm cholesterol LDL và tăng nhẹ HDL.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của chất cô lập acid mật bao gồm:

  • Đau họng, nghẹt mũi;
  • Táo bón, tiêu chảy;
  • Giảm cân;
  • Ợ hơi, đầy bụng;
  • Buồn nôn, nôn ói, đau dạ dày.

1.5. Ezetimibe

Ezetimibe hoạt động trong ruột để ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol. Ezetimibe làm giảm LDL và có thể là cả Triglyceride, đồng thời làm tăng nhẹ HDL. Ezetimibe có thể được kết hợp với Statin để tăng hiệu quả hạ cholesterol.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Ezetimibe bao gồm:

  • Tiêu chảy;
  • Mệt mỏi;
  • Đau khớp.

1.6. Niacin

Acid nicotinic còn được gọi là Niacin, là một loại vitamin B tổng hợp. Bệnh nhân có thể nhận được các phiên bản không kê đơn của Niacin, nhưng một số phiên bản chỉ được sử dụng theo dạng kê đơn. Niacin làm giảm LDL và Triglyceride, đồng thời tăng nồng độ HDL. Nếu bị bệnh gút hoặc bệnh gan nặng, bệnh nhân không nên dùng nhóm Niacin.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của Niacin là đỏ bừng mặt và nửa trên cơ thể. Bệnh nhân có thể bớt bốc hỏa hơn nếu uống Aspirin khoảng 30 phút trước khi uống niacin.

Các tác dụng phụ khác bao gồm:

  • Các vấn đề về da, chẳng hạn như ngứa hoặc tê; 
  • Đau đầu;
  • Đau dạ dày;
  • Tăng đường huyết;
  • Ho.

1.7. Este acid béo omega-3 và acid béo không bão hòa đa (PUFA)

Nhóm thuốc hạ cholesterol này được sử dụng để giảm nồng độ Triglyceride và thường được gọi là dầu cá. Một số sản phẩm có sẵn dưới dạng thuốc không kê đơn, trong khi những sản phẩm khác chỉ bán theo đơn (Acid Ethyl Eicosapentaenoic). Dầu cá có thể ảnh hưởng đến các loại thuốc khác và một số người bị dị ứng với cá và động vật có vỏ là những vấn đề cần được chú ý.

Tác dụng phụ có thể xảy ra của các sản phẩm omega-3 bao gồm:

  • Ợ hơi;
  • Các vấn đề về da như phát ban hoặc ngứa;
  • Đầy hơi;
  • Vị tanh trong miệng;
  • Tăng thời gian chảy máu.

1.8. Thuốc ức chế Adenosine Triphosphate-citrate Lyase (ACL)

Acid bempedoic hoạt động trong gan để làm chậm quá trình sản xuất cholesterol. Nhóm thuốc hạ cholesterol nên được dùng cùng với thuốc statin, nhưng liều lượng cần hạn chế khi kết hợp với Simvastatin hoặc Pravastatin.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra của Acid bempedoic bao gồm:

  • Nhiễm trùng hô hấp trên;
  • Đau bụng, đau lưng hoặc đau cơ;
  • Tăng nồng độ acid uric;
  • Chấn thương gân.

2. Cách uống thuốc hạ cholesterol

Khi bệnh nhân đang dùng bất cứ loại thuốc nào, điều quan trọng là phải làm theo lời khuyên của bác sĩ một cách cẩn thận. Nếu dùng thuốc không đúng theo chỉ định thì chúng có thể gây hại cho cơ thể. Ví dụ, bệnh nhân có thể vô tình phản tác dụng của một loại thuốc khi dùng với một loại thuốc khác. Thuốc có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt nếu không được dùng đúng cách.

Các thuốc hạ cholesterol cần được dùng một cách chính xác và chỉ có hiệu quả nếu uống đúng cách
Các thuốc hạ cholesterol cần được dùng một cách chính xác và chỉ có hiệu quả nếu uống đúng cách 

Các thuốc hạ cholesterol cần được dùng một cách chính xác và chỉ có hiệu quả nếu uống đúng cách.

Trong trường hợp nếu quên uống một liều, bệnh nhân hãy uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch trình dùng thuốc hạ cholesterol thông thường. Khi đi du lịch, bệnh nhân hãy mang theo thuốc theo bên mình để có thể uống theo đúng lịch trình.

Bệnh nhân cần thảo luận về bất kỳ loại thuốc mới nào với bác sĩ, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung. Liều lượng của các thuốc hạ cholesterol có thể phải được điều chỉnh.

Tất cả các loại thuốc hạ cholesterol sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh nhân duy trì chế độ ăn hạn chế cholesterol. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng để được trợ giúp thiết kế chế độ ăn kiêng đặc biệt, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải và khuyến khích bạn duy trì chế độ ăn đó lâu dài. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một biện pháp để giảm cholesterol máu mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.

Có thể thấy thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên nhiều vấn đề bệnh lý, trong đó có cholesterol cao. Do đó, để có một sức khỏe tốt, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, người thừa cân, béo phì nên chủ động áp dụng phương pháp giảm cân an toàn mang lại hiệu quả bền vững.Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng là phương pháp hiện đại, tiên tiến hiện nay sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể với công dụng tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ thừa. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện những xét nghiệm máu cơ bản cũng như được đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là bác sĩ sẽ luôn đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện và đặt ra liệu trình phù hợp với thể trạng của từng cá nhân cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Những quan niệm sai lầm phổ biến về cholesterol

Những quan niệm sai lầm phổ biến về cholesterol

Hiểu về số lượng cholesterol trong cơ thể

Hiểu về số lượng cholesterol trong cơ thể

12 tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ cholesterol

12 tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ cholesterol

Bị Cholesterol cao có nguy hiểm không?

Bị Cholesterol cao có nguy hiểm không?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

Vì sao người béo phì, thừa cân cần cảnh giác nguy cơ đột quỵ?

54

Bài viết hữu ích?