Zalo

12 tác dụng phụ thường gặp của thuốc hạ cholesterol

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Trong quá trình sử dụng thuốc hạ cholesterol, bệnh nhân có thể sẽ có những thời điểm cảm thấy không khỏe. Tương tự tất cả các loại thuốc khác, các thuốc hạ cholesterol có thể gây ra tác dụng phụ. Đa phần tác dụng ngoại ý chỉ ở mức độ nhẹ và trong nhiều trường hợp sẽ biến mất sau khi dừng thuốc được một thời gian. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của thuốc hạ cholesterol lại nghiêm trọng. Vậy thuốc hạ cholesterol có tác dụng phụ gì?

1. Một số nhóm thuốc hạ cholesterol

1.1. Statin

Các bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc statin để điều trị tình trạng tăng cholesterol máu. Theo một nghiên cứu, gần 30% người trường thành trên 40 tuổi ở Hoa Kỳ sử dụng statin. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cho phép các bác sĩ kê toa các thuốc nhóm statin sau đây:

  • Atorvastatin (Lipitor);
  • Fluvastatin (Lescol);
  • Lovastatin (Mevacor, Altoprev);
  • Pravastatin (Pravachol);
  • Rosuvastatin (Crestor);
  • Simvastatin (Zocor)
Statin là một nhóm lớn trong các thuốc hạ cholesterol
Statin là một nhóm lớn trong các thuốc hạ cholesterol

1.2. Ezetimibe

Ezetimibe (với biệt dược là Zetia) là hoạt chất có tác dụng ức chế hấp thu cholesterol, cụ thể là ngăn chặn đường ruột hấp thụ cholesterol. Đây là nhóm thuốc hạ cholesterol được kê đơn phổ biến chỉ sau statin.

1.3. Chất cô lập acid mật

Chất cô lập liên kết với acid mật để giúp đường ruột loại bỏ nhiều cholesterol hơn. Các bác sĩ có thể chỉ định các hoạt chất cô lập acid mật sau:

  • Cholestyramine (Prevalite, Locholest, Locholest Light);
  • Colestipol (Colestid);
  • Colesevelam (Welchol).

1.4. Nhóm ức chế PCSK9

Chất ức chế PCSK9 vô hiệu hóa một loại protein cụ thể trên các tế bào gan để giảm LDL-cholesterol. Các bác sĩ ở Hoa Kỳ có thể kê toa Alirocumab hoặc Evolocumab.

1.5. Thuốc ức chế Adenosine triphosphate-citrate lyase (ACL)

Nhóm thuốc ức chế ACL ngăn chặn quá trình sản xuất cholesterol tại gan. Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân có thể dùng nhóm thuốc này cùng với statin và thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống để giúp giảm nồng độ LDL máu trong những bệnh lý như tăng cholesterol di truyền (hay tăng cholesterol máu gia đình) và các bệnh tim mạch cần giảm LDL nhiều hơn nữa. Nhóm thuốc này bao gồm Acid Bempedoic (Nexletol) hoặc Acid Bempedoic kết hợp Ezetimibe (Nexlizet).

1.6. Fibrate

Nhóm thuốc hạ cholesterol tiếp theo là Fibrate, có thể giúp giảm nồng độ LDL và chất béo trung tính (Triglyceride). Các bác sĩ có thể kê toa các fibrate sau:

  • Gemfibrozil (Lopid);
  • Fenofibrate (Antara, Lofibra, Tricor và Triglide);
  • Clofibrate (Atromid-S).

2. 12 tác dụng phụ của thuốc hạ cholesterol

Thuốc hạ cholesterol có tác dụng phụ gì? Theo bác sĩ, 12 tác dụng phụ thường gặp sau đây có liên quan đến các thuốc hạ cholesterol:

  • Tiêu chảy;
  • Táo bón;
  • Buồn nôn;
  • Co thắt dạ dày;
  • Đau hoặc yếu cơ;
  • Nôn ói;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ;
  • Mệt mỏi;
  • Khó ngủ;
  • Phát ban hoặc đỏ da.

Như đã đề cập, statin là một trong những loại thuốc hạ cholesterol được kê đơn phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và còn được biết đến là giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Hiếm khi statin gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương cơ và tổn thương gan. Các tác dụng phụ thậm chí hiếm gặp hơn có thể bao gồm nước tiểu sẫm màu, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng lượng đường trong máu hoặc bệnh tiểu đường loại 2, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn. Không rõ tại sao những vấn đề này xảy ra. Bác sĩ có thể kiểm tra chức năng gan của bệnh nhân trong khi dùng statin để xem họ có các vấn đề về gan hay không. Đau cơ là tác dụng phụ mà những bệnh nhân dùng statin báo cáo thường xuyên nhất cho bác sĩ, tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa xác định cơ chế gây ra tác dụng này.

Nếu tác dụng phụ của thuốc hạ cholesterol quá khó xử lý, bệnh nhân có thể chuyển sang một loại thuốc khác
Nếu tác dụng phụ của thuốc hạ cholesterol quá khó xử lý, bệnh nhân có thể chuyển sang một loại thuốc khác

3. Cách xử lý tác dụng phụ của thuốc hạ cholesterol

Bệnh nhân không được tự ý ngừng sử dụng thuốc hạ cholesterol trong bất cứ trường hợp nào. Thay vào đó, bệnh nhân cần trao đổi nói với bác sĩ điều trị, qua đó nhận được một số cách để cảm thấy tốt hơn, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nếu bị đau cơ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngừng dùng thuốc hạ cholesterol trong một thời gian ngắn và sau đó bắt đầu lại trong vòng 1 tháng. Thời gian nghỉ có thể cho phép xác định đau cơ là do thuốc hay đó là do một vấn đề khác;
  • Kiểm tra các loại thuốc khác: Nếu đang dùng thuốc hạ cholesterol đồng thời với các loại thuốc khác, bệnh nhân sẽ có nhiều khả năng bị tác dụng phụ hơn. Do đó cần trao đổi với bác sĩ về mọi loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc theo toa, thuốc không kê đơn và sản phẩm bổ sung;
  • Sử dụng liều lượng thấp hơn: Bác sĩ có thể cố gắng giảm liều lượng thuốc bệnh nhân đang dùng nếu xảy ra tác dụng phụ. Theo đó, bệnh nhân vẫn có thể uống 1 viên cách ngày thay vì hàng ngày;
  • Chuyển đổi phương pháp điều trị: Nếu tác dụng phụ của thuốc hạ cholesterol quá khó xử lý, bệnh nhân có thể chuyển sang một loại statin khác như Pravastatin (Pravachol) và Rosuvastatin (Crestor) vì chúng ít gây đau cơ hơn. Thuốc hạ cholesterol Ezetimibe (Zetia) cho phép bệnh nhân dùng liều statin thấp hơn, do đó giúp hạn chế tác dụng phụ đau cơ;
  • Xem xét các phương pháp điều trị OTC: Statin có thể làm giảm nồng độ một chất trong cơ bắp của bạn, được gọi là coenzyme Q10,  và điều đó có thể là nguyên nhân gây đau cơ. Do đó bệnh nhân có thể thử dùng thực phẩm bổ sung CoQ10 nhằm mục đích giảm đau hoặc một lựa chọn khác là L-carnitine cũng có thể hữu ích. Tuy nhiên quan trọng nhất là hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả những loại không cần toa bác sĩ.

Có thể thấy, thừa cân, béo phì vốn là 1 vấn đề gây ra nhiều bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, giảm cân luôn là phương án đầu tiên mà những người thừa cân cần nghĩ tới để cải thiện sức khỏe được tốt nhất. Để có thể giảm cân cũng như giảm mỡ máu hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này sử dụng các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với vai trò thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể trước khi thực hiện liệu pháp, sau đó sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng. Phác đồ này được các bác sĩ xây dựng dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Cholesterol cao ở nam giới có nguy hiểm?

Cholesterol cao ở nam giới có nguy hiểm?

Các dấu hiệu cảnh báo Cholesterol cao cần lưu ý

Các dấu hiệu cảnh báo Cholesterol cao cần lưu ý

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

41

Bài viết hữu ích?