Những người thường xuyên ăn quá nhiều có thể tăng cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến thừa cân hoặc béo phì. Chấm dứt hành vi ăn uống quá mức là một nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự kiên trì và cam kết. Nhiều người đấu tranh với việc thay đổi thói quen ăn uống và chấm dứt việc ăn quá nhiều. Mặc dù ngừng ăn có thể là một thách thức, nhưng chắc chắn không phải là không thể. Vậy thèm ăn quá phải làm sao và có những cách để không thèm ăn nào? Dưới đây là một số bước đơn giản mà bạn có thể làm theo để giúp bạn thay đổi hành vi của mình và chấm dứt việc ăn quá nhiều một lần và mãi mãi.
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến bạn tăng cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, đồng thời nó là một lý do khiến những chế độ ăn kiêng nhanh chóng bị phá vỡ. Vì vậy, nếu bạn đang tự hỏi làm sao để ngừng ăn thì kiểm soát và quản lý căng thẳng là điều đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến. Tìm cách thư giãn nhiều hơn và kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn thông qua một số cách đơn giản như thực hiện những công việc bạn yêu thích, tập thể dục, ngồi thiền, tập Yoga… đôi khi bạn phải cần đến sự giúp đỡ của những chuyên gia tâm lý để giúp cải thiện tình hình.
Nếu bạn bắt đầu sử dụng đĩa nhỏ hơn để đựng thức ăn khi ăn ở nhà, bạn có thể kiểm soát khẩu phần của mình và ngăn bản thân ăn quá nhiều. Đây là một cách để không thèm ăn hay hạn chế lượng thức ăn đơn giản mà ai cũng có thể áp dụng. Ví dụ, đĩa salad, đĩa khai vị hay sử dụng chén nhỏ để đựng cơm thường có thể khiến bạn không ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Một số nghiên cứu nhỏ thậm chí còn chỉ ra rằng, sử dụng một số chén đĩa có màu nhất định có thể giúp bạn hài lòng với lượng thức ăn ít hơn, cụ thể hơn là việc lựa chọn dụng cụ ăn uống màu xanh dương có thể phát huy tốt nhất tác dụng này.
Việc ăn uống khi bị phân tâm là điều phổ biến đối với hầu hết mọi người có thói quen ăn quá nhiều. Cho dù đó là một buổi trưa nhẹ trước màn hình máy tính hay thưởng thức khoai tây chiên trong lúc xem trình truyền hình yêu thích của bạn… Mặc dù những thói quen này có vẻ vô hại, nhưng nó có thể góp phần khiến bạn ăn quá nhiều. Một bài đánh giá tổng hợp từ 24 nghiên cứu cho thấy rằng việc bị phân tâm trong bữa ăn khiến mọi người tiêu thụ nhiều calo hơn trong bữa ăn đó. Điều này là do khi trí não bị phân tâm, bạn sẽ khó cảm thấy no. Nó cũng khiến họ ăn nhiều thức ăn hơn, đặc biệt là vào cuối ngày so với những người tập trung đến thức ăn của họ trong khi ăn.
Khi bạn ra ngoài ăn, bạn thường có thói quen ăn những phần ăn lớn hoặc ít khi nào lựa chọn chỉ ăn một món duy nhất. Nguyên nhân là do các nhà hàng hay quán ăn luôn tạo ra nhiều món ăn có thể “cám dỗ” bất kỳ cái bụng đói nào. Bạn không chỉ phải đối phó với khẩu phần ăn lớn hơn mà còn có thể bị cám dỗ với nhiều món. Ngoài ra, hãy chú ý đến các đồ ăn phụ như bánh mì, khoai tây chiên hoặc bánh quy giòn được phục vụ miễn phí. Đây là những món ăn tuy ít nhưng có thể kích thích vị giác của bạn rất nhiều, từ đó bạn sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn. Hãy hỏi người phục vụ về khẩu phần của món ăn, nếu đó là một bữa ăn lớn có thể đủ cho hai người ăn, hãy yêu cầu họ chỉ phục vụ một nửa bữa ăn cho bạn và để nửa còn lại vào hộp đựng mang đi.
Nhiều người thường thắc mắc rằng thèm ăn quá phải làm sao hay luôn tìm kiếm những cách để không thèm ăn nữa. Một lời khuyên khá hữu ích từ các chuyên gia là hãy cố gắng “bận rộn” để giúp quên đi cảm giác thèm ăn. Hãy nghĩ ra một danh sách ý tưởng về các hoạt động khác mà bạn có thể làm thay vì ăn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy và sẵn sàng hơn khi cảm giác thèm ăn ập đến. Khi cơn đói xảy ra, bạn hãy cố gắng đánh lừa bộ não của bạn bằng cách tập thể dục, đọc sách, xem phim hay thậm chí là ngủ… Những cách thức đơn giản này có thể làm bạn quên đi cảm giác đói bụng, từ đó hạn chế được lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ.
Nếu bạn đang ăn nhiều theo thói quen và sở thích chứ không phải vì đói bụng thì có thể bạn đang ăn quá nhiều và cung cấp lượng calo cho cơ thể nhiều hơn mức thực sự cần. Do vậy, việc tốt nhất để ngừng ăn đó là xác định thế nào là cơn đói bụng và bổ sung lượng thực phẩm cần thiết trong giai đoạn đó. Những cảm giác điển hình của cơn đói bao gồm cảm giác đói cồn cào, cảm giác bụng trống rỗng, hơi buồn nôn hoặc choáng váng, khó chịu hoặc cảm giác mệt mỏi. Nếu bạn không cảm thấy những điều này, thì có thể đó chưa phải là cảm giác đói và nhiều khả năng bạn đang ăn vì một lý do khác (chẳng hạn như buồn chán hoặc căng thẳng). Cố gắng tránh việc ăn vặt và đợi cho đến khi bạn thực sự cảm thấy đói.
Hãy cố gắng tìm hiểu những thông tin liên quan đến các thực phẩm bạn thường ăn, ví dụ như hàm lượng calo, các chất dinh dưỡng, hay việc tiêu thụ loại thực phẩm đó lợi ích hay tác hại gì… sẽ góp phần giúp bạn kiểm soát được hàm lượng mà bạn dung nạp. Ví dụ, nếu bạn hiểu được các tác hại cho sức khỏe của khoai tây chiên, kẹo hay bánh quy… bạn sẽ có thêm động lực để ngừng ăn các loại thực phẩm này. Hay biết được rằng việc ăn kèm có khả năng gây ra cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
Nước rất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể bạn mỗi ngày, ngoài ra việc uống đủ nước cũng là một cách giúp bạn ngừng ăn bằng cách tạo cảm giác no. Đặt mục tiêu uống từ 8 đến 13 ly nước hoặc các chất lỏng trong suốt khác chứa nhiều chất khoáng và giúp dưỡng ẩm khác mỗi ngày. Điều này có thể giúp bạn chế ngự cơn đói và giữ cho bạn đủ nước suốt cả ngày. Ngoài việc chỉ uống đủ nước trong ngày, hãy cố gắng uống một đến hai ly ngay trước bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Điều này có thể giúp bạn lấp đầy dạ dày bằng một chất lỏng không calo và khiến bạn cảm thấy no hơn, từ đó giảm được lượng thực ăn trong bữa ăn đó.
Những thay đổi bản thân hay việc theo đuổi mục tiêu ngừng ăn để giảm cân cho đến cuối cùng không phải là việc đơn giản, nên đôi khi bạn không thể thực hiện điều đó một mình. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè và hãy nói với họ rằng bạn đang cố gắng ăn kiêng . Bạn có thể nhắc họ không mời bạn sử dụng các loại thức uống hay đồ ăn vặt, đồng thời, nói chuyện với họ khi bạn cảm thấy thất vọng hoặc bị cám dỗ bởi việc ăn uống. Tâm sự với các thành viên trong gia đình về mục tiêu ăn kiêng hay ngừng ăn của bạn, và nhờ họ luôn động viên hay nhắc nhở khi bạn có ý định tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh Đặc biệt, nếu bạn tự hỏi làm sao để ngừng ăn hay khi thèm ăn quá phải làm sao, hãy trình bày những thắc mắc này với các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giúp bạn lập chiến lược và đưa ra một chế độ ngừng ăn phù hợp mà bạn có thể tuân theo, đồng thời đưa ra những lời khuyên để đảm bảo bạn luôn theo đuổi chế độ ăn kiêng của mình.
Đôi khi có những lúc chúng ta trải qua cảm giác thèm ăn không ngừng, điều này có thể khiến cơ thể dung nạp một lượng thức ăn lớn gây hại cho sức khỏe cũng như cân nặng của bạn. Nếu bạn cũng đang gặp phải những vấn đề này, hãy nói chuyện trực tiếp với bác sĩ hoặc tham khảo và thực hiện theo những cách thức trên đây để giúp cải thiện được tình hình. Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn và mang đến hiệu quả tối ưu thì có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là 1 phương pháp giảm cân đa trị liệu hiện đại và tân tiến đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, phương pháp này sẽ thông qua việc truyền các loại vitamin & khoáng chất vào cơ thể, cơ thể sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bác sĩ sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể của khách hàng qua một loạt các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chỉ số mỡ, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tư vấn bạn cách giảm cân an toàn và khoa học nhất.
15
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
15
Bài viết hữu ích?