Cholesterol là một chất giống như sáp, chất béo trong máu. Cholesterol rất cần thiết cho một sức khỏe tốt vì nó đảm nhận nhiều chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên, cholesterol cũng có nhiều loại và quá nhiều loại cholesterol xấu có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ cao hơn.
Cả hai loại cholesterol trong máu đều có chung nguồn gốc là đến từ gan và từ lượng thức ăn bạn tiêu thụ hàng ngày. Cholesterol đến từ gan giúp cơ thể bạn xây dựng các tế bào và tạo vitamin cùng một số hormone. Cơ thể sản xuất tất cả các cholesterol cần thông qua quá trình này.
Bên cạnh đó, Cholesterol trong chế độ ăn uống đến từ thực phẩm bạn ăn, chủ yếu là sản phẩm động vật như thịt, trứng, phô mai và sữa. Chế độ ăn uống cholesterol có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nếu nó quá cao.
Sự khác biệt của hai loại cholesterol này cũng chính là yếu tố quyết định đây là cholesterol xấu hay cholesterol tốt nằm ở protein mang chúng. Vì cholesterol không thể tự di chuyển trong máu nên nó phải gắn vào các protein gọi là các lipoprotein để đi khắp cơ thể. Và hai loại lipoprotein gắn với hai loại cholesterol là:
Thông thường, khi nói cholesterol tăng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và đột quỵ chính là tình trạng tăng cholesterol xấu hay cholesterol LDL vì chúng chiếm lượng lớn cholesterol trong cơ thể cũng như là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý.
Triglyceride là loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể. Khác với hai loại cholesterol, triglyceride chỉ đến từ lượng thực phẩm bạn ăn vào, cơ thể không tự tạo ra loại chất này.
Chúng có nhiệm vụ dự trữ năng lượng dư thừa từ chế độ ăn uống. Khi bạn ăn, cơ thể sẽ chuyển đổi bất kỳ lượng calo nào mà nó không cần sử dụng ngay lập tức thành chất béo trung tính. Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào chất béo, sau đó, khi cơ thể thiếu năng lượng giữa các bữa ăn, một lượng hormone sẽ được tiết ra để kích thích giải phóng chất béo trung tính tạo năng lượng để bạn tiếp tục hoạt động.
Nếu bạn thường xuyên ăn nhiều calo hơn mức đốt cháy, đặc biệt là từ thực phẩm giàu carbohydrate, bạn có thể bị tăng triglyceride trong máu. Mức triglyceride cao kết hợp với cholesterol LDL (có hại) cao hoặc cholesterol HDL (tốt) thấp có liên quan đến sự tích tụ chất béo trong thành động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Một số tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao:
Những hành vi nào làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao? Các hành vi và việc lựa chọn lối sống của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cholesterol cao.
Ngoài ra, một số yếu tố bạn không thể kiểm soát làm tăng nguy cơ cholesterol cao như:
Nguy cơ cholesterol cao có thể tăng cao hơn nữa nếu bạn có tiền sử gia đình bị cholesterol cao, và sẽ tăng hơn nữa nếu bạn không ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, ít vận động hoặc hút thuốc.
Bạn có thể ngăn ngừa cholesterol LDL cao và triglyceride bằng cách giảm các yếu tố rủi ro nằm trong tầm kiểm soát. Điều đó bao gồm những thay đổi về lối sống lành mạnh, chẳng hạn như chọn thực phẩm lành mạnh hơn với ít chất béo bão hòa hơn, tập thể dục và bỏ thuốc lá.
Nếu bạn có mức cholesterol LDL và triglyceride cao, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc điều trị mức cholesterol và triglyceride cao cũng như thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Nếu bạn có mức cholesterol HDL thấp, hãy nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi lối sống có thể giúp nâng cao mức độ. Bên cạnh đó, cũng đừng quên việc kiểm tra cholesterol thường xuyên là một cách quan trọng để kiểm soát sức khỏe của bạn.
Như vậy, LDL cholesterol, HDL cholesterol và triglyceride đều là các loại lipid trong cơ thể có những vai trò khác nhau nếu được duy trì ở mức độ khỏe mạnh. Tăng cao cholesterol xấu LDL và chất béo trung tính triglyceride là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Tin tốt là bạn có thể giảm nguy cơ này bằng cách thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, từ đó sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong khi làm tăng cholesterol tốt.
Ngoài ra, việc kiểm soát cân nặng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì Triglyceride và cholesterol ở mức ổn định. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
134
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
134
Bài viết hữu ích?