Cholesterol là một chất sáp được tìm thấy trong máu có vai trò trong việc xây dựng các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu lượng cholesterol tồn tại trong máu quá cao, có thể phát triển thành các chất béo lắng đọng trong mạch máu. Cuối cùng, khiến máu khó chảy qua các động mạch. Đôi khi, những chất lắng đọng đó có thể vỡ đột ngột và tạo thành cục máu đông gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Cholesterol cao có thể do di truyền, nhưng tình trạng cholesterol máu cao phổ biến trong xã hội hiện nay đa phần là kết quả của lối sống không lành mạnh. Tuy nhiên điều may mắn là vấn đề này có thể phòng ngừa và điều trị được bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên hoặc dùng thuốc khi cần.
Cholesterol cao thường không gây ra triệu chứng gì, đa phần người bệnh phát hiện khi đi xét nghiệm máu. Theo các bác sĩ, mỗi người cần thực hiện việc sàng lọc cholesterol đầu tiên ở độ tuổi từ 9 đến 11, sau đó được lặp lại sau đó 5 năm một lần.
Bên cạnh đó, các tổ chức y tế còn khuyến nghị nên kiểm tra cholesterol từ 1 đến 2 năm một lần đối với nam giới từ 45 - 65 tuổi và ở nữ giới từ 55 - 65 tuổi. Những người trên 65 tuổi nên được kiểm tra cholesterol hàng năm.
Nếu kết quả xét nghiệm của bạn nằm ngoài mức độ khỏe mạnh, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra thường xuyên hơn. Bác sĩ cũng sẽ tiến hành sàng lọc các yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình bị cholesterol cao, bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.
Cholesterol được vận chuyển qua máu bằng cách gắn liền với protein. Sự kết hợp giữa protein và cholesterol này được gọi là lipoprotein. Dựa trên những gì lipoprotein mang theo thì tương ứng có nhiều loại cholesterol khác nhau. Chúng bao gồm:
Các yếu tố khiến bạn bị cholesterol cao có thể được chia thành 2 nhóm là những yếu tố bạn có thể kiểm soát được, chẳng hạn như lười vận động, béo phì và chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ làm tăng chỉ số cholesterol và triglyceride. Cụ thể, một số thói quen kém lành mạnh sau đây sẽ khiến bạn tăng cholesterol nhanh chóng:
Nhóm thứ hai là các yếu tố ngoài tầm kiểm soát, ví dụ như cấu trúc di truyền khiến cơ thể bạn khó loại bỏ cholesterol LDL khỏi máu hoặc phân hủy nó trong gan, tiền sử gia đình bị cholesterol cao. Ngoài ra, tuổi cũng là yếu tố làm tăng cholesterol mà bạn không thể thay đổi được. Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể có cholesterol không tốt cho sức khỏe, nhưng tình trạng này phổ biến hơn nhiều ở những người trên 40 tuổi. Khi bạn già đi, gan của bạn sẽ giảm khả năng loại bỏ cholesterol LDL.
Ngoài ra, một số tình trạng sức khỏe cũng có thể gây ra mức cholesterol không lành mạnh bao gồm:
Mức cholesterol cũng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi một số loại thuốc bạn đang uống để điều trị các bệnh lý khác chẳng hạn như:
Câu trả lời cho câu hỏi Cholesterol cao có nguy hiểm không thì chắc chắn là có. Cholesterol cao có thể gây ra sự tích tụ cholesterol nguy hiểm và các chất lắng đọng khác trên thành động mạch gây xơ vữa động mạch. Những chất lắng đọng này gọi là các mảng bám có thể làm giảm lưu lượng máu qua động mạch của bạn, điều này có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như:
Giờ bạn đã biết cholesterol cao ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Vậy làm thế nào có thể giảm những nguy cơ này là điều được nhiều người quan tâm. Tin tốt là những thay đổi để xây dựng một lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm cholesterol của bạn, giúp ngăn ngừa bạn bị cholesterol cao ngay từ đầu.
Để giúp ngăn ngừa cholesterol cao, bạn có thể:
Như vậy, cholesterol cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng đã được nhiều người biết đến. Điều quan trọng, không chỉ là việc cholesterol cao có nguy hiểm không mà là làm thế nào để giảm thiểu những nguy cơ nguy hiểm này. Một lối sống với những thói quen lành mạnh là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng có thể đem lại sự thay đổi lớn lao trong chỉ số cholesterol máu.
Có thể thấy, việc kiểm soát cân nặng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì Triglyceride và cholesterol ở mức ổn định. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
12
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
12
Bài viết hữu ích?