Zalo

Nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao là gì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol tăng cao trong máu là một tình trạng bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu thường gặp. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng trên tim mạch, đôi khi là nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao và dựa vào đó các bác sĩ tìm ra được các phương pháp điều trị nhằm cải thiện tình trạng này. Vậy nguyên nhân tăng Cholesterol đến từ đâu?

1. Lối sống và thói quen không lành mạnh là nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao

Nếu bạn đang thắc mắc rằng Cholesterol cao vì sao hay đang tìm hiểu những nguyên nhân tăng Cholesterol thì những thông tin dưới đây sẽ hữu ích cho bạn: 

Tiêu thụ nhiều chất béo không lành mạnh

Sử dụng các loại chất béo không lành mạnh như các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa là nguyên nhân tăng Cholesterol hàng đầu.

Chất béo bão hòa được gọi là là chất béo “xấu” vì nó làm tăng mức nồng độ LDL - Cholesterol (Cholesterol xấu) nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác mà bạn tiêu thụ hàng ngày. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa, một số loại thịt đỏ, nội tạng động vật, Chocolate công nghiệp, thực phẩm chiên, bánh nướng và chế biến sẵn. 

Chất béo chuyển hóa cũng là một trong những loại chất béo xấu khác, nó có thể làm tăng nồng độ LDL - Cholesterol và đồng thời làm giảm nồng độ HDL - Cholesterol (Cholesterol tốt) của bạn. Chất béo chuyển hóa chủ yếu có trong thực phẩm được làm từ dầu công nghiệp, chất béo hydro hóa, chẳng hạn như các loại bánh quy giòn, các loại bơ và khoai tây chiên.

Chất béo không lành mạnh là nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao

Hạn chế hoạt động thể chất

Không hoạt động thể chất thường xuyên hoặc lười biếng tập thể dục hàng ngày là nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao. Việc hạn chế vận động không trực tiếp làm tăng Cholesterol trong cơ thể, nhưng nó chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, thừa cân béo phì, bệnh đái tháo đường… Đây là những vấn đề có liên quan chặt chẽ đến việc Cholesterol máu tăng cao.

Do vậy, nhiều chuyên gia hay các tổ chức uy tín trên thế giới khuyến cáo những người có lượng Cholesterol máu tăng cao nên vận động thể chất hay tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải hoặc 75 phút với cường độ cao. 

Thói quen hút thuốc lá

Đã có rất nhiều báo cáo về mức Cholesterol tăng cao ở những người hút thuốc. Phần lớn các nghiên cứu này đều cho rằng những người hút thuốc có xu hướng tăng nồng độ LDL - Cholesterol và giảm nồng độ HDL - Cholesterol trong máu của họ. Điều này làm tăng nguy cơ cao tích tụ các mảng xơ vữa trong lòng mạch và các vấn đề sức khỏe liên quan khác. 

Không hoàn toàn rõ ràng về cơ chế gây bệnh của thuốc lá, nhưng có vẻ như việc sử dụng thuốc lá có ảnh hưởng đến cách vận chuyển Cholesterol trong máu, đồng thời các chất trong thuốc lá còn làm hình thành các quá trình viêm trong mạch máu, tăng cơ hội để LDL - Cholesterol lắng đọng tại đó. Ngoài ra, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những người hút thuốc lá không nhận được nhiều tác dụng điều trị từ việc sử dụng các loại thuốc làm giảm Cholesterol, đặc biệt là Statin. 

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), 1/3 số ca tử vong do bệnh mạch vành mỗi năm có liên quan đến việc hút thuốc lá và hít khói thuốc thụ động. Điều này còn nặng nề hơn nữa trên những đối tượng có mỡ máu cao kèm theo thói quen hút thuốc.

Sử dụng đồ uống có cồn

Mối quan hệ giữa rượu và nồng độ Cholesterol còn phức tạp, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tần suất và lượng cồn bạn uống. Mặc dù nhiều bằng chứng cho rằng việc uống rượu nhẹ đến trung bình với số lượng hợp lý thường không có hại, thậm chí là còn mang lại nhiều giá trị sức khỏe. Một số nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc sử dụng các loại rượu nhẹ với lượng phù hợp là một cách cải thiện HDL - Cholesterol, có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ và tử vong do bệnh tim, tuy nhiên trên thực tế điều này rất khó xảy ra.

Mọi người khi đã sử dụng rượu bia thường có xu hướng tiêu thụ rất nhiều và mất kiểm soát, lượng rượu trong mỗi lần uống là rất nhiều, do vậy các tác hại do rượu thường xuyên xảy ra hơn. Kết quả có thể khiến rượu trở thành nguyên nhân chính làm tăng nồng độ LDL - Cholesterol và Triglyceride trong máu. 

Sử dụng nhiều rượu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bệnh gan và bệnh tim.

Stress

Căng thẳng khuyến khích cơ thể sản xuất nhiều năng lượng hơn dưới dạng nhiên liệu trao đổi chất, khiến gan sản xuất và tiết ra nhiều LDL - Cholesterol hơn. Ngoài ra, căng thẳng có thể cản trở khả năng loại bỏ lipid của cơ thể.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng phát hiện được rằng khi chúng ta căng thẳng, não sẽ sản xuất hormone cortisol và adrenaline. Việc giải phóng các hormone này gửi tín hiệu làm tăng lưu lượng máu đến não và cuối cùng tạo ra nhiều năng lượng hơn cho cơ thể. Khi cortisol và adrenaline được giải phóng, nó sẽ làm tăng mức Cholesterol của bạn. Cụ thể, việc giải phóng cortisol hạn chế việc đốt cháy chất béo, đồng thời làm tăng lượng đường trong máu để cơ thể sử dụng làm năng lượng. Do đó, khi cortisol được giải phóng, nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó tạo ra nhiều Triglyceride hơn, hậu quả là tạo ra mức Cholesterol cao hơn.

Không những vậy, căng thẳng còn gây ra thói quen ăn uống kém và lựa chọn thực phẩm kém, đặc biệt là thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh, tất cả đều ảnh hưởng đến mức Cholesterol. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, căng thẳng làm tăng Cholesterol không chỉ trong thời gian ngắn mà còn có thể ảnh hưởng đến mức Cholesterol thậm chí trong nhiều năm sau đó.

2. Các nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao khác

Ngoài những lối sống và thói quen không lành mạnh đã được nêu ở trên, vẫn còn các nguyên nhân tăng Cholesterol khác, bao gồm:

Tiền sử gia đình

Các thành viên trong gia đình thường có mức Cholesterol tương tự nhau, hay nói cách khi tiếp xúc cùng một yếu tố nguy cơ thì những thay đổi về nồng độ và bản chất của Cholesterol trong cơ thể họ sẽ gần như là giống nhau. Điều này cho thấy rằng, gen của bạn có thể làm tăng nguy cơ có mức Cholesterol không lành mạnh.

Đột biến hoặc thay đổi trong gen của bạn có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái, điều này có thể gây ra chứng tăng Cholesterol máu có tính chất gia đình (Familial hyperCholesterolemia - FH). Nếu bạn có tiền sử gia đình bị Cholesterol trong máu cao, cơ thể bạn có thể khó loại bỏ LDL - Cholesterol khỏi máu hoặc phân hủy nó trong gan.

Các tình trạng y tế khác

Nhiều vấn đề sức khỏe khác (có hoặc không có liên quan đến những lối sống không lành mạnh kể trên) làm tăng nguy cơ hay chính là nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao trong máu. Ví dụ, thiếu hoạt động thể chất và thói quen ăn uống kém có thể dẫn đến thừa cân và béo phì, có liên quan đến bệnh tiểu đường và chứng ngưng thở khi ngủ. Đối với những người mắc các bệnh như lupus ban đỏ và HIV, bản thân bệnh và thuốc dùng để điều trị có thể dẫn đến mức Cholesterol không lành mạnh.

Nói chuyện với bác sĩ về nguy cơ bị Cholesterol cao nếu bạn có bất kỳ nguyên nhân tiền sử bệnh sau đây:

  • Bệnh thận mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm HIV
  • Suy giáp
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Thừa cân và béo phì
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc mà bạn dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe khác có thể làm tăng mức LDL - Cholesterol “xấu” hoặc/và giảm mức HDL - Cholesterol “tốt” của bạn. Nếu bạn đang tự hỏi nồng độ Cholesterol cao vì sao thì trước tiên hãy xem lại bạn có đang sử dụng một số loại thuốc dưới đây hay không?

  • Thuốc điều trị loạn nhịp tim, chẳng hạn như amiodarone
  • Thuốc chẹn beta để giảm đau thắt ngực hoặc điều trị huyết áp cao
  • Thuốc hóa trị dùng để điều trị ung thư
  • Thuốc lợi tiểu như thiazide để điều trị huyết áp cao
  • Thuốc ức chế miễn dịch, chẳng hạn như cyclosporine, để điều trị các bệnh viêm nhiễm hoặc để ngăn ngừa thải ghép sau khi cấy ghép nội tạng
  • Retinoids để điều trị mụn trứng cá
  • Steroid, chẳng hạn như prednisone, để điều trị các bệnh viêm nhiễm như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp và bệnh vẩy nến
Thuốc điều trị có thể là nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao

Tuổi tác

Tình trạng tăng Cholesterol máu có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, ngay cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, Cholesterol cao thường được chẩn đoán ở những người trong độ tuổi từ 40 - 59. Khi bạn già đi, quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn thay đổi, cụ thể, gan của bạn không còn khả năng loại bỏ lượng LDL - Cholesterol như khi bạn còn trẻ. Những thay đổi bình thường này có thể làm tăng nguy cơ phát triển Cholesterol trong máu cao khi bạn già đi.

Chủng tộc hoặc sắc tộc

Một nguyên nhân tăng Cholesterol mà ít người biết đến có liên quan đến yếu tố chủng tộc. Các nhà khoa học đã xác định được rằng chủng tộc hoặc sắc tộc của bạn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Cụ thể như sau:

  • Người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha có nhiều khả năng có mức Cholesterol toàn phần cao hơn các nhóm khác. 
  • Người Mỹ gốc Á, bao gồm cả người gốc Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản và Việt Nam, có nhiều khả năng có mức LDL - Cholesterol cao hơn các nhóm khác. 
  • Người Mỹ gốc Tây Ban Nha có nhiều khả năng có mức HDL - Cholesterol thấp hơn so với các nhóm khác.
  • Người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng có mức HDL - Cholesterol cao hơn các nhóm khác. Tuy nhiên, họ có nhiều khả năng có các yếu tố rủi ro khác, chẳng hạn như huyết áp cao, béo phì hoặc tiểu đường, những yếu tố nguy cơ này có thể “che mờ” đi mọi lợi ích mà HDL - Cholesterol có thể mang lại.

Giới tính

Trong độ tuổi từ 20 đến 39, nam giới có nguy cơ gặp phải tình trạng tăng Cholesterol toàn phần cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nguy cơ của phụ nữ tăng lên dần đều sau khi mãn kinh. Nguyên nhân là vì giai đoạn thời kỳ mãn kinh làm giảm nồng độ nội tiết tố nữ, hoạt chất có thể bảo vệ chống lại sự gia tăng của Cholesterol trong máu. Sau khi mãn kinh, mức độ Cholesterol toàn phần và LDL - Cholesterol của phụ nữ thường tăng lên nhanh so với nam giới, trong khi mức độ HDL - Cholesterol của họ giảm xuống.

Cholesterol tăng cao trong máu là một tình trạng thường gặp, bắt nguồn từ việc có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, chính nhờ vào việc xác định được các nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán sớm tình tặng tăng Cholesterol máu, từ đó đưa ra được các biện pháp điều trị kịp thời nhằm cải thiện tình trạng này, đồng thời hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Một liệu pháp vừa giúp cải thiện lượng Cholesterol cao trong máu, vừa giúp quản trị cân nặng, đào thải lượng mỡ thừa, mỡ xấu trong cơ thể bạn có thể tham khảo là liệu pháp tiêu hao năng lượng. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu với công thức độc quyền từ Mỹ hiện đang được rất nhiều người quan tâm thực hiện.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa, đào thải mỡ thừa, mỡ máu, mỡ nội tạng, cholesterol, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe, đặc biệt còn giúp nâng cao hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
5 cách cải thiện Cholesterol nhờ thay đổi lối sống

5 cách cải thiện Cholesterol nhờ thay đổi lối sống

Các lựa chọn thuốc giảm mỡ máu tốt nhất

Các lựa chọn thuốc giảm mỡ máu tốt nhất

Các biến chứng mỡ máu cao gây nên

Các biến chứng mỡ máu cao gây nên

Mỡ máu cao có di truyền không?

Mỡ máu cao có di truyền không?

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

31

Bài viết hữu ích?