Nhiều hoạt chất sinh học có trong hạt cà phê có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất:
Trong đó chất kích thích quan trọng nhất là Caffeine. Cafein trong cafe không chỉ làm tăng tốc độ trao đổi chất mà còn khiến bạn tỉnh táo hơn. Caffeine hoạt động bằng cách ngăn chặn chất dẫn truyền thần kinh ức chế có tên là adenosine, làm tăng hoạt động của tế bào thần kinh và giải phóng các chất dẫn truyền như dopamine và norepinephrine khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và tỉnh táo hơn. Bằng cách này, Caffeine sẽ giúp bạn duy trì hoạt động khi mệt mỏi, cải thiện hiệu suất tập thể dục trung bình 11–12%.
Một cốc (240ml) cà phê cung cấp khoảng 95 mg caffeine, tuy nhiên hàm lượng caffein sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại hạt cafe, cách rang và cách chế biến. Cafe tăng cường trao đổi chất vì vậy caffeine được thêm vào trong nhiều sản phẩm bổ sung giúp giảm cân. Một nghiên cứu cho thấy liều cafein 4,5 mg mỗi pound trọng lượng cơ thể (tương đương với liều 10 mg caffeine mỗi kg cân nặng) sẽ làm tăng quá trình trao đổi chất lên tới 13%. Tương đương với 680 mg caffeine - một lượng cà phê “khổng lồ” là 7 cốc (1.660 ml) cho người nặng 150 pound (68kg) để tăng cường trao đổi chất.
Caffeine khi vào cơ thể sẽ kích thích hệ thần kinh gửi tín hiệu trực tiếp đến các tế bào mỡ, từ đó yêu cầu chúng thực hiện quá trình phân hủy chất béo. Cafe có thể thực hiện điều này bằng cách làm tăng nồng độ hormone epinephrine trong máu. Epinephrine hay còn được gọi là adrenaline sẽ đi qua máu và đến các mô mỡ, tại đây chúng sẽ báo hiệu cho quá trình phân hủy chất béo và giải phóng vào máu của bạn.
Việc giải phóng axit béo vào máu sẽ không giúp bạn giảm mỡ nếu bạn không đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ thông qua chế độ ăn kiêng. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách ăn ít hơn hoặc tập thể dục nhiều hơn đồng thời dùng các chất bổ sung hỗ trợ đốt cháy chất béo như caffeine.
Tốc độ cơ thể của bạn đốt cháy calo khi nghỉ ngơi được gọi là tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi (RMR). Tỷ lệ trao đổi chất này càng cao, bạn càng dễ giảm cân và càng có thể ăn nhiều mà không “mập". Các nghiên cứu cho thấy rằng caffein có thể làm tăng chỉ số RMR lên 3–11%, liều lượng cafe lớn hơn sẽ có tác dụng cao hơn. Tuy nhiên hiệu quả cafe giảm béo sẽ ít rõ rệt hơn ở những người béo phì. Một nghiên cứu cho thấy rằng caffein có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo lên đến 29% ở những người gầy, trong khi chỉ giúp tăng khoảng 10% ở người béo phì. Hiệu ứng cafe giảm béo dường như cũng giảm dần theo độ tuổi.
Trong thời ngắn hạn, cà phê có thể tăng cường trao đổi chất và giúp bạn đốt cháy chất béo, nhưng sau một thời gian mọi người có thể cảm thấy nó ngừng hoạt động do hiện tượng dung nạp. Nhưng ngay cả khi cafe không khiến bạn tiêu hao nhiều calo hơn trong thời gian dài, thì cafe vẫn có khả năng làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp bạn ăn ít hơn.
Lưu ý, mẹo quan trọng nhất khi uống cafe giảm béo là tránh thêm đường dư thừa vào cà phê. Hãy chuẩn bị cafe giảm béo của riêng bạn ở nhà, điều này sẽ cho phép bạn kiểm soát lượng chất làm ngọt và giúp tiết kiệm tiền.
Có thể thấy, giảm béo luôn là mong muốn chung của những người đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Bởi thừa cân chính là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khiến chúng ta phải chung sống suốt đời. Ngoài việc sử dụng cafe để tăng cường trao đổi chất thì bạn cũng có thể áp dụng một phương pháp giảm béo khác khoa học hơn để mang lại hiệu quả cao hơn đó là liệu pháp tiêu hao năng lượng.
Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
117
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
117
Bài viết hữu ích?