Zalo

Mỡ máu cao có di truyền không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mỡ máu cao được định nghĩa là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu, làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và những bệnh lipid võng mạc. Có rất nhiều nguyên nhân gây mỡ máu cao. Vậy mỡ máu cao có di truyền hay không?

1. Yếu tố di truyền trong bệnh mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu cao có di truyền không? Bệnh mỡ máu có tính chất di truyền. Bệnh mỡ máu cao gia đình là bệnh có nguyên nhân di truyền khá phức tạp. Hiện nay, nguyên nhân gây mỡ máu cao gia đình do đột biến gen APOB, LDLR, LDLRAP1, PCSK9 trong đó nguyên nhân do đột biến gen LDLR là phổ biến nhất. Gen LDLR là gen đóng vai trò tham gia vào quá trình điều khiển tổng hợp thụ thể của low-density lipoprotein (LDL). Một số đột biến gen LDLR làm giảm việc sản xuất thụ thể cho LDL trên màng tế bào trong khi có một số đột biến gen LDLR lại gây ra sự phá hủy phá huỷ khả năng loại bỏ LDL ra khỏi máu. Điều này gây ra kết quả là những người mang đột biến gen LDLR có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Lượng cholesterol trong máu cao ngoài việc tích tụ trong thành mạch máu còn tích tụ tại vị trí các mô như trong da, trong gân, mí mắt tạo nên các u vàng.

Các đột biến đối với một số gen APOB, LDLRAP1 và PCSK9 ít phổ biến hơn. Sản phẩm protein từ các gen này đóng vai trò quan trọng cho hoạt động của thụ thể LDL, do vậy đột biến ở các gen này gây ra sự biến đổi chức năng của thụ thể, làm giảm khả năng loại bỏ LDL ra khỏi máu. Ngoài ra, các gen liên quan đến nguyên nhân gây mỡ máu cao đang được nghiên cứu trong một số trường hợp mà không phát hiện đột biến ở 4 gen trên.

Đột biến trên gen LDLR, APOB, PCSK9 là di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là khi bạn chỉ cần có 1 bản sao của đột biến từ bố hoặc mẹ thì đã có thể mang bệnh. Còn đột biến trên gen LDLRAP1 di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, nghĩa là phải cần mang cả hai gen đột biến từ cả bố và mẹ thì mới có biểu hiện bệnh. Do vậy cha mẹ của những người này có thể mang đột biến gen nhưng hàm lượng cholesterol trong máu vẫn có thể ở mức bình thường.

Kết quả xét nghiệm gen dương tính có thể có giá trị trên lâm sàng, tuy nhiên không nhất thiết khi chẩn đoán, xét nghiệm gen có tác dụng giúp người bệnh chủ động dự phòng mỡ máu cao bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và can thiệp bằng sử dụng thuốc để trì hoãn việc khởi phát bệnh lý về tim mạch.

2. Mỡ máu cao có di truyền không?

Bệnh mỡ máu cao có di truyền không? Đầu tiên, chúng ta cần nắm được người bị mỡ máu khi có lượng LDL cholesterol hoặc tổng lượng cholesterol (bằng tổng của LDL cholesterol, HDL cholesterol và 20% triglyceride) cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân gây ra mỡ máu cao do chế độ ăn lối sống sinh hoạt không lành mạnh.

Ngoài ra, nguyên nhân gây mỡ máu cao có thể do yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn có người thân bao gồm ông bà, bố mẹ, anh/chị em ruột, cô chú họ hàng gần bị mỡ máu thì khả năng cao là có yếu tố di truyền trong gia đình và bạn có nguy cơ bị mỡ máu gia đình. Người bị mỡ máu gia đình thường tương đối khó kiểm soát lượng cholesterol trong máu chỉ bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày mà phải kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh. 

Người bị mỡ máu gia đình thường có mức cholesterol ở mức rất cao, mắc kèm theo các bệnh lý về tim mạch ngay từ khi còn trẻ và có nhiều nguy cơ bị các bệnh tim mạch hơn so với những người bị mỡ máu bình thường.

mỡ máu cao có di truyền
Nguyên nhân gây mỡ máu cao có thể do yếu tố di truyền

3. Nguyên nhân gây mỡ máu cao là gì?

Bệnh nhân mắc bệnh lý này có nồng độ cholesterol và triglycerid trong máu cao, các nguyên nhân gây mỡ máu cao bao gồm:

3.1. Chế độ dinh dưỡng có nhiều chất béo

Nguyên nhân gây mỡ máu cao đầu tiên là chế độ ăn uống hàng ngày thu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không sử dụng hết là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh. Các thực phẩm đứng đầu trong danh sách này như:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt bò, thịt lớn, lòng đỏ trứng gà hay các sản phẩm làm từ sữa,…
  • Thực phẩm chứa hàm lượng chất béo cao: Thực phẩm đóng hộp, thức ăn chứa bơ, dầu dừa hay ca cao,…

Thực tế sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ, chất béo trong thức ăn được hấp thụ gây tăng lipid máu, đạt mức cao nhất là sau thời gian từ 4 đến 6 giờ. Mức độ và thời gian tăng mỡ máu phụ thuộc vào loại chất béo cơ thể hấp thụ, mức độ chuyển hóa, cường độ hoạt động của ruột và hoạt tính men tiêu hóa cũng như chuyển hóa,… 

3.2. Do thể trạng cơ thể béo phì

Béo phì là một trong các nguyên nhân gây mỡ máu cao. Người có thể trạng thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ lớn nguyên nhân do hàm lượng cholesterol xấu trong máu cao trong khi hàm lượng cholesterol trong máu thấp. Hơn nữa, do lượng mỡ thừa tích tụ chủ yếu ở bụng và các cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của cơ thể.

3.3. Do cơ thể lười vận động

Lười vận động là thói quen xấu ở rất người trẻ và cũng là nguyên nhân mỡ máu cao xuất hiện ngày càng nhiều ở người trẻ. Ít vận động làm tăng chỉ số lipoprotein xấu trong máu và giảm cholesterol tốt. Vì thế việc lười tập thể dục thể thao, thường xuyên ngồi hoặc nằm một chỗ thì nguy cơ mắc bệnh mỡ máu là rất cao.

3.4. Nguyên nhân do yếu tố di truyền

Bệnh mỡ máu cao có di truyền không? Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những người trong gia đình có bố mẹ, anh chị em hoặc ông bà có tiền sử hoặc đã bị máu nhiễm mỡ thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn so với người bình thường.

3.5. Do áp lực, căng thẳng kéo dài

Tâm lý căng thẳng, áp lực kéo dài cũng là một trong các nguyên nhân mỡ máu cao. Nguyên nhân chính là do khi gặp phải áp lực nhiều thì cơ thể có xu hướng ăn nhiều hơn, đặc biệt là thực phẩm ngọt chứa nhiều đường hoặc đồ thịt chiên rán ngập trong nhiều dầu mỡ. 

Những người áp lực, làm việc mệt mỏi cũng có xu hướng lười vận động hơn và có thói quen uống các chế phẩm có chứa cồn hoặc các chất kích thích khiến nồng độ cholesterol xấu trong máu gia tăng càng cao.

3.6. Vấn đề giới tính và tuổi tác

Ở độ tuổi trước mãn kinh, từ 15 đến 45 tuổi thì nữ giới thường có nồng độ mỡ máu thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên sau thời kỳ này, nguyên nhân do hormone Estrogen suy giảm nên quá trình chuyển hóa chất béo gặp vấn đề. Điều này dẫn đến cholesterol xấu và triglycerid trong máu của nữ giới tăng cao và tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ và xơ vữa động mạch.

3.7. Do bệnh lý khác

Người mắc bệnh lý rối loạn hoạt động tuyến giáp, tiểu đường,… cũng có nguy cơ mỡ trong máu tăng cao hơn so với những người bình thường.

mỡ máu cao có di truyền
Nhiều nguyên nhân dẫn đến mỡ máu cao

4. Dấu hiệu nhận biết mỡ máu cao có di truyền

Người bị mỡ máu thường không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng cụ thể, đôi khi bệnh nghiêm trọng hơn trước khi xuất hiện các triệu chứng. Do vậy việc kiểm tra hàm lượng cholesterol, LDL trong máu thường xuyên được khuyến nghị đối với những người khỏe mạnh khi trong gia đình có tiền sử bị mỡ máu. Một số triệu chứng bao gồm:

  • Đau ngực khi tham gia hoạt động mạnh;
  • U vàng nguyên nhân do chất béo tích tụ ở gân, khuỷu tay, mông và đầu gối;
  • Cholesterol tích tụ quanh mí mắt tạo thành khối u vàng mí mắt;
  • Vòng trắng xám xuất hiện xung quanh khu vực giác mạc.

Người bị mỡ máu cao có tính chất gia đình nếu không được phát hiện và điều trị thì lâu dần cholesterol sẽ tích tụ trong mạch máu gây ra xơ vữa mạch máu và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng khác đến sức khỏe như đau thắt ngực, tăng huyết áp, đột quỵ, cơn đau tim, sỏi thận, bệnh thận mãn tính…

5. Khi nào bạn cần đi kiểm tra mỡ máu?

Nếu bạn có nguy cơ thấp thì đối với nữ giới bạn nên đi kiểm tra mỡ máu từ 40 tuổi và đối với nam giới là 35 tuổi với tần suất 5 năm một lần. Nếu bạn có nguy cơ cao bị mỡ máu và các bệnh lý liên quan đến tim mạch, bạn nên đi kiểm tra mỡ máu từ 20 tuổi và tiến hành kiểm tra hàng năm. Nếu bạn có nguy cơ bị mỡ máu có tính chất gia đình, bạn nên kiểm tra gen di truyền trong gia đình.

Bệnh mỡ máu hiện nay đang trở nên phổ biến và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm cả bệnh tim mạch. Với những người bị mỡ máu đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân cũng như giảm mỡ máu hiệu quả, có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với mục đích nhằm thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. 

Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể của từng cá nhân trước khi thực hiện liệu pháp. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể dựa trên kết quả các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người cụ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Các lựa chọn thuốc giảm mỡ máu tốt nhất

Các lựa chọn thuốc giảm mỡ máu tốt nhất

Nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao là gì?

Nguyên nhân khiến Cholesterol tăng cao là gì?

5 cách cải thiện Cholesterol nhờ thay đổi lối sống

5 cách cải thiện Cholesterol nhờ thay đổi lối sống

Các biến chứng mỡ máu cao gây nên

Các biến chứng mỡ máu cao gây nên

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

Các thực đơn eat clean giảm cân cấp tốc tốt nhất

62

Bài viết hữu ích?