Zalo

Có bao nhiêu loại cholesterol trong cơ thể bạn?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol là một chất tồn tại trong hầu hết các cơ quan trong cơ thể, chúng cũng tham gia vào nhiều hoạt động sinh lý để duy trì một sức khỏe ổn định. Cholesterol trong cơ thể có rất nhiều loại với cấu tạo sinh học và chức năng riêng, đôi khi các hoạt động của chúng có thể liên quan với nhau. Vậy có bao nhiêu loại cholesterol trong cơ thể và chức năng của chúng là gì?

1. Các loại Cholesterol trong cơ thể người

Chúng ta có thể đã nghe nhiều về Cholesterol, tuy nhiên ít người biết được có bao nhiêu loại Cholesterol hay các loại cholesterol trong cơ thể người gồm những gì? Cholesterol là một hợp chất, có màu trắng giống như sáp hoặc có thể là vàng nhạt, Cholesterol gần như không mùi, có tính chất rắn chứ không phải lỏng. Cơ thể chúng ta cần cholesterol để duy trì các chức năng sống, tuy nhiên chỉ với số lượng hạn chế. Bạn cần nhận ra rằng cholesterol trong cơ thể người cũng rất quan trọng đối với sức khỏe. Cholesterol tham gia như một nguyên liệu chính trong quá trình tạo ra các nội tiết tố bao gồm testosterone, progesterone và estrogen, vitamin D và axit mật giúp hòa tan chất béo. Trong cơ thể, việc sản xuất cholesterol được đảm nhiệm phần lớn bởi gan và ruột, khoảng 80% lượng cholesterol bạn cần để duy trì sức khỏe được sản xuất tại đây. Chỉ có khoảng 20% Cholesterol còn lại đến từ các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày.

Cholesterol trong cơ thể người cũng rất quan trọng đối với sức khỏe
Cholesterol trong cơ thể người cũng rất quan trọng đối với sức khỏe

Bản chất của cholesterol là chất béo hay lipid nên nó không thể di chuyển một mình trong máu (chúng không hoà tan trong máu). Để giải quyết vấn đề này, cơ thể liên kết các Cholesterol và các loại Lipid khác thành các phần tử cực nhỏ và được bao phủ bên ngoài bởi protein để dễ dàng di chuyển với máu. Những cấu trúc đặc biệt này là lipoprotein (bản chất là lipid cộng với protein), Lipoprotein giúp vận chuyển cholesterol và các loại lipid khác đi khắp cơ thể. Lipoprotein lưu hành trong máu với nhiều dạng khác nhau, dưới đây là các loại cholesterol trong cơ thể người:

  • Chylomicrons: Chylomicrons là những phân tử rất lớn có cấu tạo chủ yếu là Triglycerides (axit béo từ thức ăn của bạn). Chylomicrons được tạo ra trong hệ thống tiêu hóa và do đó bị ảnh hưởng bởi những thực phẩm mà bạn ăn.
  • Các hạt lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL - Cholesterol): VLDL - Cholesterol cũng mang nhiều Triglyceride đến các mô tế bào, nhưng chúng được tạo ra chủ yếu bởi gan. Khi các tế bào của cơ thể thu nhận lượng Triglyceride từ VLDL - Cholesterol, các hạt Lipoprotein này biến thành cấu trúc có mật độ trung bình (IDL - Cholesterol), và sau quá trình chiết xuất Triglycerides tiếp theo, chúng tiếp tục biến đổi thành các hạt lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - Cholesterol).
  • Các hạt lipoprotein mật độ trung bình (IDL - Cholesterol): IDL - Cholesterol hình thành khi các VLDL - Cholesterol thải ra lượng Triglycerides của chúng. Một số lượng IDL - Cholesterol được gan loại bỏ nhanh chóng khỏi tuần hoàn và một số được biến đổi thành lipoprotein mật độ thấp (LDL - Cholesterol). Do vậy, các IDL - Cholesterol hầu như không nhiều ảnh hưởng đối với chức năng sinh lý của cơ thể.
  • Các hạt lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL - Cholesterol): LDL - Cholesterol chứa nhiều lượng cholesterol nguyên chất, vì hầu hết lượng Triglyceride đã giảm đi qua nhiều biến đổi trước đó. LDL - Cholesterol thường được gọi là cholesterol "xấu" vì nó vận chuyển nhiều cholesterol đến các mô, đặc biệt là mô mạch máu và có liên quan chặt chẽ với sự tích tụ các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn động mạch.
  • Các hạt lipoprotein tỷ trọng cao (HDL - Cholesterol): HDL - Cholesterol thường được gọi là cholesterol "tốt" vì HDL - Cholesterol có chức năng loại bỏ lượng cholesterol khỏi tuần hoàn, cụ thể là đưa lượng Cholesterol ra khỏi thành động mạch để trở lại gan, tại đây chúng được bài tiết.
Các loại cholesterol trong cơ thể người rất đa dạng
Các loại cholesterol trong cơ thể người rất đa dạng

Có thể thấy các loại cholesterol trong cơ thể người rất đa dạng và chúng tham gia vào những hoạt động khác nhau. Ngoại trừ LDL - Cholesterol và HDL - Cholesterol, các các loại cholesterol trong cơ thể người hầu như không có ảnh hưởng gì đặc biệt khi nồng độ của chúng có sự biến đổi. Do vậy, khi nhắc đến các loại Cholesterol, nhiều trang thông tin chỉ nhắc đến hai loại LDL - Cholesterol và HDL - Cholesterol. Hai loại Cholesterol này có một số chức năng cũng như những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe thông qua sự thay đổi nồng độ của chúng trong máu. Do vậy, khi kiểm tra lượng Cholesterol trong máu, các bác sĩ cũng chỉ đánh giá nồng độ Cholesterol toàn phần cũng như nồng độ của hai loại LDL - Cholesterol và HDL - Cholesterol. Phần bên dưới sẽ nêu rõ hơn những thông tin về hai loại cholesterol trong cơ thể người này.

2. HDL - Cholesterol

HDL - Cholesterol hay lipoprotein tỷ trọng cao còn được gọi là Cholesterol tốt. HDL - Cholesterol thải ra khỏi cơ thể qua gan, do đó, HDL có thể ngăn ngừa sự tích tụ mảng xơ vữa trên thành mạch, bảo vệ động mạch và bảo vệ bạn khỏi các nguy bệnh tim mạch do xơ vữa. Các bác sĩ của bạn sẽ luôn muốn mức HDL - Cholesterol càng cao thì càng tốt. Một mục tiêu tốt để đạt được là cao hơn 55 mg/dL đối với phụ nữ và 45 mg/dL đối với nam giới. Số lượng cholesterol HDL của bạn càng cao thì nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh mạch máu và đột quỵ càng thấp. Cụ thể, nồng độ HDL - Cholesterol trong cơ thể người như sau:

  • Mức thấp: < 40 mg/dL ( hay < 1.0 mmol/L)
  • Mức tiêu chuẩn: 40 - 59 mg/dL ( hay 1.0 - 1.5 mmol/L)
  • Mức cao: ≥ 60 mg/dL ( hay ≥ 1.6 mmol/L)

Mặc dù mức HDL - Cholesterol trong cơ thể bạn được điều khiển bởi di truyền gia đình, nhưng bạn có thể cải thiện mức HDL - Cholesterol theo ba cách chính:

  • Nếu bạn là người hút thuốc, nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng việc bỏ hút thuốc có thể làm tăng HDL - Cholesterol.
  • Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim ít chất béo và nhiều chất xơ cũng có thể làm tăng HDL - Cholesterol của bạn một cách khiêm tốn.
  • Tập thể dục đều đặn cũng có thể có tác động tích cực đến mức HDL - Cholesterol.

Mặc dù chủ yếu được sử dụng để giảm nồng độ LDL - Cholesterol cao, nhưng một số loại thuốc statin có khả năng làm tăng mức HDL - Cholesterol ở mức độ vừa phải. Bất kỳ lựa chọn điều trị bằng thuốc nào cũng nên được thảo luận trước với bác sĩ của bạn. Điều quan trọng bạn cần phải biết là HDL - Cholesterol dù có ở mức cao cũng không bảo vệ bạn khỏi những tác động không mong muốn của tình trạng tăng LDL -  Cholesterol.

3. LDL - Cholesterol

LDL -  Cholesterol còn được coi là cholesterol "xấu" vì như đã nói ở trên, nó mang cholesterol đến thành động mạch của bạn. Tại đây, trải qua nhiều phản ứng phức tạp, đặc biệt là viêm, Cholesterol có thể tích tụ trong thành mạch và góp phần hình thành mảng bám, được gọi là xơ vữa động mạch. Điều này về lâu dài có thể dẫn đến hẹp lòng mạch và giảm lưu lượng máu đến cơ tim (bệnh động mạch vành), các chi (bệnh động mạch ngoại biên) hoặc bít tắc đột ngột động mạch ở tim hoặc não, dẫn đến nhồi máu cơ tim, các cơn đau thắt ngực hoặc đột quỵ. Hơn 1/3 dân số Hoa Kỳ có nồng độ LDL - Cholesterol cao, con số này tại Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn, tuy nhiên đang có dấu hiệu tăng mạnh do sự phát triển của đồ ăn nhanh. Chẩn đoán xác định tình trạng tăng LDL - Cholesterol được thực hiện thông qua xét nghiệm máu, các dấu hiệu lâm sàng của vấn đề này thường không xuất hiện nhiều, do vậy nếu không được kiểm tra thường xuyên, bạn sẽ không thể biến sự thay đổi của LDL - Cholesterol trong máu. Đối với LDL - Cholesterol, chỉ số này càng thấp thì càng tốt. Một mục tiêu cần đạt được là dưới 130 mg/dL nếu bạn không mắc bệnh xơ vữa động mạch hoặc tiểu đường. Không được quá 100 mg/dL, hoặc thậm chí 70 mg/dL nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào trong số đó hoặc cholesterol toàn phần cao. Cụ thể, nồng độ LDL - Cholesterol trong cơ thể người như sau:

  • Mức tối ưu: < 100 mg/dL (hay < 2.6 mmol/L)
  • Mức tiêu chuẩn: 100 - 129 mg/dL ( hay 2.6 - 3.3 mmol/L)
  • Mức ngưỡng cao: 130 - 159 mg/dL ( hay 3.4 - 4.0 mmol/L)
  • Mức cao: 160 - 189 mg/dL ( hay 4.1 - 4.8 mmol/L)
  • Mức rất cao: ≥ 190 mg/dL (hay ≥ 4.9 mmol/L)

Điều rất quan trọng là phải thiết lập mức cholesterol mục tiêu của riêng bạn với bác sĩ của bạn. Béo phì, vòng eo lớn, lối sống ít vận động hoặc chế độ ăn nhiều thịt đỏ, sữa nguyên kem, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến tăng LDL - Cholesterol trong máu.

Tăng nồng độ LDL cholesterol trong cơ thể người làm tăng biến chứng tim mạch
Tăng nồng độ LDL cholesterol trong cơ thể người làm tăng biến chứng tim mạch

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống là những cách chính để ngăn ngừa tăng LDL - Cholesterol trong máu. Hãy thử áp dụng chế độ ăn ít chất béo, hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý và vòng eo nhỏ hơn là bước đầu tiên phù hợp nhất cho liệu trình điều trị. Tốt nhất là đặt ra một mốc thời gian để đạt được mục tiêu với bác sĩ của bạn. Trong một số trường hợp, nếu những thay đổi lối sống đó không mang lại hiệu quả rõ rết, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm cholesterol, chẳng hạn như statin. Nếu bạn đang xem xét các loại thuốc thảo dược hoặc thuốc Ayurvedic không kê đơn để điều trị cholesterol, vui lòng thảo luận với bác sĩ của bạn trước. Mức LDL - Cholesterol rất cao trong máu thường liên quan đến yếu tố gen và di truyền trong gia đình. Tình trạng này được gọi là tăng cholesterol máu gia đình và do đột biến gen làm giảm khả năng loại bỏ cholesterol dư thừa của gan. Tình trạng này có thể dẫn đến mức LDL - Cholesterol rất cao và xuất hiện đau tim hoặc đột quỵ khi còn trẻ trong nhiều thế hệ gia đình. Những cá nhân này có thể yêu cầu điều trị y tế đặc biệt để ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch trong tương lai. Có rất nhiều loại Cholesterol trong cơ thể, tuy nhiên chỉ có hai loại LDL - Cholesterol và HDL - Cholesterol là có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn không biết mức cholesterol của mình, hãy thường xuyên đi khám sức khỏe và xét nghiệm nồng độ Cholesterol trong máu. Điều đó sẽ cung cấp cho bạn và bác sĩ của bạn những cảnh báo để bắt đầu kế hoạch thay đổi lối sống và dùng thuốc nếu cần. Để quản trị cân nặng cũng như đảm bảo lượng cholesterol trong cơ thể luôn ở mức an toàn, bạn có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào với công thức độc quyền từ Mỹ. Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng hiện là phương pháp sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản cũng như đánh giá chỉ số khối cơ thể ( BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là luôn có bác sĩ đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện sao cho phù hợp với thể trạng của từng người cũng như đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả

42

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cholesterol biên giới là gì và vì sao nó quan trọng?

Cholesterol biên giới là gì và vì sao nó quan trọng?

Mối quan hệ giữa béo phì và cholesterol

Mối quan hệ giữa béo phì và cholesterol

Làm thế nào để tăng chỉ số HDL cholesterol cao hơn?

Làm thế nào để tăng chỉ số HDL cholesterol cao hơn?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Cholesterol và Lipid là gì?

Cholesterol và Lipid là gì?

42

Bài viết hữu ích?