Zalo

Cholesterol biên giới là gì và vì sao nó quan trọng?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Cholesterol là một trong những yếu tố liên quan trực tiếp đến nguy cơ tim mạch, bao gồm nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Trong đó nhiều người quan tâm đến khái niệm cholesterol biên giới. Vậy cholesterol biên giới là gì?

1. Cholesterol biên giới là gì?

Cholesterol biên giới là cách gọi khác của chỉ số giới hạn trên của các xét nghiệm cholesterol máu, nghĩa là khi đó nồng độ cholesterol có thể cao hơn bình thường nhưng chưa đủ để chẩn đoán là tăng. Bạn được xác định là có mức cholesterol biên giới nếu tổng lượng cholesterol nằm trong khoảng từ 200-239mg/dL. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đồng thời xem xét các chỉ số khác, chẳng hạn như nồng độ LDL (cholesterol có hại) và HDL (cholesterol tốt). Đa số trường hợp chỉ cần thực hiện những thay đổi trong lối sống là đủ để đưa chỉ số cholesterol biên giới về mức cholesterol an toàn, trong khi một số người khác có thể cần thêm thuốc hỗ trợ. Và một vấn đề cần lưu ý là những yếu tố khác như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và hút thuốc lá… cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch chứ không chỉ là tăng cholesterol. Nếu xác định đang có nồng độ cholesterol biên giới, bác sĩ sẽ quyết định xem bạn có cần điều trị hay không bằng cách xem xét những yếu tố trên và một số yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim. Chúng ta sẽ không biết mình có mức cholesterol biên giới trừ khi thực hiện xét nghiệm máu và các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện định kỳ 5 năm một lần.

Cholesterol biên giới là cách gọi khác của chỉ số giới hạn trên của các xét nghiệm cholesterol máu
Cholesterol biên giới là cách gọi khác của chỉ số giới hạn trên của các xét nghiệm cholesterol máu

2. Tại sao cần xét nghiệm cholesterol?

Cholesterol là một chất giống như sáp, bản chất là một dạng chất béo. Gan tạo ra tất cả lượng cholesterol mà cơ thể cần, nhưng cơ thể vẫn hấp thụ nhiều cholesterol hơn từ một số loại thực phẩm, chẳng hạn như động vật. Nếu có quá nhiều cholesterol trong cơ thể, nó có thể tích tụ trong thành động mạch (dưới dạng mảng xơ vữa) và cuối cùng khiến mạch máu cứng lại. Quá trình này sẽ gây hẹp các động mạch và khiến máu khó di chuyển qua chúng hơn. Thật không may, khi nồng độ cholesterol biên giới hay tăng cao thì bệnh nhân vẫn sẽ không biểu hiện triệu chứng. Chỉ đến giai đoạn sau của chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân mới có thể bị đau thắt ngực do thiếu lưu lượng máu đến tim. Nếu một động mạch bị tắc hoàn toàn, cơn nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra. Xét nghiệm cholesterol máu định kỳ là cách tốt hơn nhiều để biết nồng độ cholesterol của bạn là bao nhiêu. Ngoài việc đo tổng lượng cholesterol trong máu, xét nghiệm cholesterol tiêu chuẩn (hay còn gọi là bilan lipid) sẽ định lượng đồng thời 3 loại chất béo khác:

  • Lipoprotein mật độ thấp hay LDL: Đây là "cholesterol xấu", nguyên nhân chính gây tích tụ mảng bám, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nói chung, chỉ số LDL càng thấp thì càng tốt, nhưng nó chỉ là một phần trong việc đánh giá nguy cơ tổng thể của một người bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ;
  • Lipoprotein mật độ cao hay HDL: Đây là "cholesterol tốt" giúp vận chuyển cholesterol từ máu đến gan và bài tiết ra ngoài. HDL là một phần khác của quá trình đánh giá nguy cơ xảy ra biến cố tim mạch. Nói chung, chỉ số HDL càng cao càng tốt, mặc dù tương tự LDL thì việc chuyển đổi từ một con số mục tiêu cụ thể sang các cách để giảm rủi ro tổng thể đôi khi không đơn giản;
  • Triglyceride: Một loại chất béo khác trong máu, hay còn gọi là chất béo trung tính, cũng có liên quan đến bệnh tim mạch. Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ khắp cơ thể.
Đến giai đoạn sau của chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân mới có thể bị đau thắt ngực do thiếu lưu lượng máu đến tim
Đến giai đoạn sau của chứng xơ vữa động mạch, bệnh nhân mới có thể bị đau thắt ngực do thiếu lưu lượng máu đến tim

3. Mức cholesterol chuẩn là bao nhiêu?

Mức cholesterol chuẩn hay mức cholesterol an toàn là mục tiêu mà rất nhiều bệnh nhân muốn đạt được. Sau khi xét nghiệm bilan lipid máu, điều quan trọng là phải xem xét tất cả các chỉ số cholesterol thay vì chỉ quan tâm đến tổng lượng cholesterol trong máu, bởi vì mức LDL và HDL là 2 yếu tố hàng đầu liên quan đến biến cố tim tiềm ẩn.   Tổng lượng cholesterol trong máu cụ thể như sau:

  • Nguy cơ cao: 240mg/dL trở lên;
  • Cholesterol biên giới hay ngưỡng rủi ro cao: 200-239mg/dL;
  • Mức cholesterol an toàn: Dưới 200mg/dL

Nồng độ LDL:

  • Từ 190 mg/dL trở lên thể hiện nguy cơ mắc bệnh tim cao và là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn có thể hưởng lợi từ việc điều trị tích cực, bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và liệu pháp statin;
  • Đối với mức LDL bằng hoặc thấp hơn 189 mg/dL, hướng dẫn khuyến nghị các chiến lược giảm LDL từ 30% đến 50%, tùy thuộc vào những yếu tố rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tim mạch.

Nồng độ HDL được xem là nguy cơ cao khi dưới 40mg/dL đối với nam và dưới 50mg/dL đối với nữ. Triglyceride:

  • Nguy cơ rất cao: 500mg/dL trở lên;
  • Nguy cơ cao: 200-499mg/dL;
  • Ngưỡng rủi ro cao: 150-199mg/dL;
  • Bình thường: Dưới 150 mg/dL.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã hiểu được Cholesterol biên giới là gì và hiểu vì sao nó quan trọng đến vậy để từ đo có cách xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh bảo vệ sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả

18

Bài viết hữu ích?

Bài viết hữu ích?

xem thêm
Có bao nhiêu loại cholesterol trong cơ thể bạn?

Có bao nhiêu loại cholesterol trong cơ thể bạn?

Mối quan hệ giữa béo phì và cholesterol

Mối quan hệ giữa béo phì và cholesterol

Làm thế nào để tăng chỉ số HDL cholesterol cao hơn?

Làm thế nào để tăng chỉ số HDL cholesterol cao hơn?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Chỉ số cholesterol 6.4 mmol/l có nghĩa là gì?

Cholesterol và Lipid là gì?

Cholesterol và Lipid là gì?

18

Bài viết hữu ích?