Zalo

Thiếu Estrogen có gây tăng cân?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Estrogen là 1 trong những hormone quan trọng nhất trong cơ thể người phụ nữ. Hormone này tác động nhiều chức năng trong cơ thể “phái đẹp”, đặc biệt trong đó là các chức năng về sinh sản. Sự thiếu Estrogen có thể ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe của chị em, trong đó có cả cân nặng. Vậy suy giảm Estrogen có gây tăng cân không?

1. Estrogen là gì?

Trước khi tìm hiểu việc tăng cân do suy giảm Estrogen diễn ra như thế nào, ta hãy cùng nắm những thông tin cơ bản về hormone Estrogen.

Estrogen là 1 trong hai hormone giới tính thường liên quan đến nhiều chức năng quan trọng của cơ thể người phụ nữ. Cùng với progesterone, Estrogen đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của bạn. Sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp (ngực, hông…), kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh xảy ra đều liên quan mật thiết đến hormone Estrogen.

Có 3 dạng chính của Estrogen:

  • Estrone (E1) là dạng Estrogen chính mà cơ thể bạn tạo ra sau khi mãn kinh.
  • Estradiol (E2) là dạng Estrogen chính trong cơ thể bạn trong độ tuổi sinh sản. Đó là dạng Estrogen hoạt động mạnh mẽ nhất
  • Estriol (E3) là dạng hormone chính của Estrogen trong thai kỳ.

Sự thay đổi về nồng độ và tính chất của hormone Estrogen có thể gây ra những thay đổi quan trọng trong cơ thể người phụ nữ.

  • Tuổi dậy thì: Nồng độ Estrogen tăng lên trong tuổi dậy thì. Sự gia tăng dẫn đến hình thành đặc điểm giới tính thứ cấp như ngực, mông, âm đạo… ngoài ra, việc tăng Estrogen trong giai đoạn tuổi dậy thì là điểm khởi đầu cho chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Cùng với các hormone được tạo ra trong não (FSH và LH) và progesterone, Estrogen đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Những hormone này cùng tồn tại trong một sự cân bằng “tinh tế” để giữ cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn. Estrogen đóng vai trò trong quá trình rụng trứng và làm dày nội mạc tử cung để chuẩn bị cho quá trình hành kinh hoặc mang thai.
  • Mang thai và khả năng sinh sản: Estrogen đạt đỉnh trong những ngày trước khi rụng trứng, đây là thời kỳ dễ thụ thai nhất của bạn. Đồng thời, Estrogen làm loãng chất nhầy cổ tử cung của bạn, điều này tạo điều kiện cho tinh trùng bơi qua để tiếp cận và thụ tinh với trứng. Đồng thời, nó còn giữ cho thành âm đạo của bạn dày, đàn hồi và bôi trơn, giảm đau khi quan hệ tình dục. Những thay đổi do Estrogen gây ra giúp bạn dễ mang thai hơn nếu giao hợp.
  • Mãn kinh: Nồng độ Estrogen giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh, thời điểm ngay trước khi mãn kinh. Thời kỳ tiền mãn kinh có thể kéo dài vài năm trước khi mãn kinh. Khi mãn kinh, nồng độ Estrogen của bạn giảm xuống ở mức thấp và bạn không còn rụng trứng nữa, đồng nghĩa với việc không còn hành kinh. Việc thiếu Estrogen có thể dẫn đến các triệu chứng như khô âm đạo, thay đổi tâm trạng, đổ mồ hôi ban đêm và bốc hỏa. Estrogen chính trong cơ thể bạn thay đổi từ estradiol (E2) thành estrone (E1) trong thời kỳ mãn kinh.
Thiếu Estrogen có thể dẫn đến các triệu chứng như khô âm đạo, thay đổi tâm trạng,.. 

2. Tăng cân do suy giảm Estrogen

Sự suy giảm Estrogen có thể gây tăng cân thông qua việc làm tăng tích mỡ bụng. Nồng độ chất nội tiết này giảm xuống rõ rệt nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

2.1. Bằng chứng khoa học

Trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, các nhà khoa học đã tìm thấy những bằng chứng cho thấy rằng nồng độ hormone Estrogen của phụ nữ tỷ lệ nghịch với tỉ lệ mỡ và cân nặng trong cơ thể. Một nghiên cứu vào năm 2016 để khám phá mối liên kết này và phát hiện ra rằng việc thiếu Estrogen sau thời kỳ mãn kinh, làm giảm khối lượng cơ nạc và tăng tổng khối lượng mỡ. Trong một nghiên cứu khác về những phụ nữ mới mãn kinh trong khoảng thời gian 4 năm, những đối tượng này có biểu hiện tăng mỡ trong cơ thể (chủ yếu là mô mỡ nội tạng) và tăng cân. Điều này xảy ra đồng thời với việc suy giảm Estrogen, cụ thể là giảm nồng độ estradiol, giảm hoạt động thể chất và giảm sự tiêu hao năng lượng. 

Trong phòng thí nghiệm, khi những con chuột cái được phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để chuyển sang thời kỳ mãn kinh, chỉ những con chuột được điều trị bằng Estrogen mới duy trì được cân nặng ổn định, trong khi những con bị thiếu Estrogen nhanh chóng có biểu hiện tăng cân. 

2.2. Cơ chế tăng cân do suy giảm Estrogen

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hormone Estrogen thường kết hợp các yếu tố quan trọng vào DNA, đoạn gen chịu trách nhiệm kiểm soát cân nặng. Sự vắng mặt của cả hormone Estrogen dẫn đến làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh béo phì

Nhìn chung, mức Estrogen bình thường có thể gây tăng cân ở đùi, hông tại giai đoạn trước khi mãn kinh. Nhưng sau khi mãn kinh, việc thiếu Estrogen có thể dẫn đến tăng cân do mỡ bụng tích tụ nhiều hơn. Sự gia tăng mỡ tại vùng bụng không chỉ góp phần gây tăng cân mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ não.

Một cơ chế khác của việc tăng cân do suy giảm Estrogen đó là tại thời điểm tiền mãn kinh hay mãn kinh, buồng trứng lúc này không còn sản xuất đủ nồng độ hormone Estrogen, nên cơ thể sẽ tìm đến các nguồn Estrogen khác. Các tế bào mỡ trong cơ thể là một nguồn phổ biến nhất. Để lấy lại sự cân bằng, cơ thể sẽ chuyển hóa mọi nguồn năng lượng dung nạp được từ thức ăn để tạo thành chất béo, dẫn đến tích tụ nhiều mỡ thừa, và hậu quả cuối cùng là tăng cân. 

Sự suy giảm Estrogen cũng có thể quá trình trao đổi chất bị chậm đi, sức khỏe tổng quát bị giảm xuống, kéo theo khả năng tập thể dục cũng giảm đi ở những người phụ nữ lớn tuổi. Kết hợp với nhau, các yếu tố có thể khiến những phụ nữ mãn kinh có xu hướng tăng cân rất nhanh.

Việc thiếu Estrogen có thể dẫn đến tăng cân do mỡ bụng tích tụ nhiều hơn

3. Cách khắc phục hoặc ngăn ngừa tăng cân do suy giảm Estrogen

Duy trì sự cân bằng nội tiết tố nói chung và nồng độ hormone Estrogen nói riêng ở mức bình thường là rất quan trọng để có cân nặng khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên giúp cải thiện tình trạng tăng cân do suy giảm Estrogen:

Chế độ ăn uống lành mạnh:

Điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn uống cân bằng vì điều này có thể góp phần làm giảm cân hiệu quả:

  • Bổ sung chất xơ từ các loại rau củ, trái cây, đặc biệt là các loại rau thuộc họ cải, bao gồm bông cải xanh, súp lơ trắng, cải bruxen, bắp cải, cải xoăn và cải ngọt.
  • Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc cùng với chất béo lành mạnh từ thực vật và cá béo trong chế độ ăn uống của bạn. 
  • Tránh hoàn toàn tất cả các loại ngũ cốc tinh chế, thịt chế biến và bất kỳ thứ gì đã qua chế biến, chẳng hạn như đồ ăn nhẹ ăn liền.
  • Uống đủ nước (2 - 2,5 lít nước mỗi ngày)
  • Cắt giảm lượng đường từ các loại đồ ăn ngọt, xi-rô, nước ngọt, nước trái cây và các loại đồ uống khác.
  • Tăng tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa probiotic.
Ăn uống lành mạnh có thể giúp cải thiện tình trạng tăng cân do suy giảm estrogen 

Luyện tập thể dục:

Hoạt động thể chất là 1 trong những phương pháp rất quan trọng để duy trì mức Estrogen khỏe mạnh và ngăn ngừa tăng cân. Tập thể dục giúp cân bằng nồng độ Estrogen và tăng testosterone để giúp giảm mỡ, xây dựng cơ bắp và củng cố hệ thống cơ xương khớp. Rèn luyện sức mạnh cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và hạ huyết áp, từ đó hỗ trợ cho cả việc giảm cân lẫn cân bằng nội tiết.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị, người lớn nên tập thể dục vừa phải ít nhất 2 tiếng rưỡi mỗi tuần. Ví dụ về các hình thức tập thể dục vừa phải bao gồm chạy bộ, bơi lội, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ… hay các hoạt động hàng ngày như cắt cỏ, làm vườn…Tập thể dục ở cường độ cao bao gồm thể dục nhịp điệu, quần vợt, đi bộ lên dốc và chạy đường dài… Các bài tập rèn luyện sức mạnh bao gồm nâng tạ và các bài tập đối kháng… Tất cả những hoạt động trên đều mang lại những lợi ích giảm cân đáng kể, bạn có thể lựa chọn tùy vào khả năng và nhu cầu của bản thân.

Hạn chế rượu bia:

Cắt giảm tiêu thụ rượu bia là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng tăng cân do suy giảm Estrogen. Uống rượu bia nhiều và thường xuyên có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng gan, thận và sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. 

Tránh tiếp xúc với chất gây rối loạn nội tiết:

Giảm tiếp xúc với tất cả các chất hoặc hóa chất có thể phá vỡ hoặc can thiệp vào chức năng của các tuyến nội tiết của bạn. Đây là những cơ quan nhỏ tiết ra một số hormone chính trong cơ thể.

Ví dụ về chất gây rối loạn nội tiết là các hóa chất được sử dụng trong hộp, lon hoặc chai nước bằng nhựa, chẳng hạn như BPA. Ngừng sử dụng nhựa và thay thế bằng kim loại hoặc gốm. Ngoài ra, ngừng tiêu thụ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân có chứa phthalates. 

HRT - Liệu pháp hormone thay thế:

Ở nhiều phụ nữ, những biện pháp đã nêu ở trên có thể không mang lại nhiều hiệu quả đáng kể. Lúc này, họ cần phải tăng lượng Estrogen trong cơ thể thông qua một phương pháp gọi là liệu pháp thay thế Hormone - HRT. Ngoài giúp cung cấp nồng độ Estrogen cần thiết cho cơ thể, HRT còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi của phụ nữ và điều đó giúp làm chậm quá trình tăng cân.

Ưu tiên sử dụng các loại HRT có nguồn gốc từ tự nhiên, hay chiết xuất từ thực vật. Cách thức này thường sử dụng các hormone có nguồn gốc từ thực vật giống hệt với hormone Estrogen do cơ thể con người sản xuất tự nhiên, từ đó giúp duy trì sự cân bằng nội tiết tố.

Tóm lại, Estrogen là 1 nhưng những hormone quan trọng nhất đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ, ngoài ra nó cũng liên quan mật thiết đến cân nặng của họ. Việc suy giảm Estrogen khi mắc một số bệnh lý hay đặc biệt là trong độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có thể gây ra những thay đổi trên cân nặng, cụ thể là làm nhiều chị em bị tăng cân. Những đối tượng này cần nói chuyện trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn cũng như đưa ra một liệu trình điều trị phù hợp.

Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Cách đốt mỡ mà không cần tập thể dục

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Các bài tập giảm mỡ bụng trong 7 ngày

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

Ăn nhiều mỡ lợn có tốt không?

42

Bài viết hữu ích?