Mỡ nội tạng, còn được gọi là mỡ “ẩn” vì khó có thể nhận biết bằng mắt thường, ngay cả những người trông không có vẻ là thừa cân béo phì cũng có thể tồn tại rất nhiều mỡ nội tạng. Đây là những chất béo tồn tại và bao bọc xung quanh các cơ quan nội tạng của bạn như gan và ruột. Mỡ nội tạng thường chiếm khoảng 1/10 trong tổng lượng chất béo dự trữ trong cơ thể.
Chất béo tồn tại trong cơ thể ở 2 dạng là chất béo dưới da hay lớp mỡ dưới da, đây là dạng chiếm tỷ lệ lớn và có thể nhìn thấy bằng mắt và cảm nhận được khi véo da. Dạng còn lại là những chất béo ẩn bên trong cơ thể, xung quanh các cơ quan nội tạng, chúng là nguyên nhân làm cho bụng của bạn nhô cao hoặc thân hình “quả táo” cho bạn
Chất béo nói chung và mỡ nội tạng nói riêng khi dư thừa trong cơ thể sẽ tạo ra các hóa chất và kích hoạt các quá trình có thể gây độc cho cơ thể. Mỡ nội tạng dù chiếm lượng ít hơn trong cơ thể nhưng lại tạo ra nhiều những chất này hơn so với chất béo dưới da. Chính vì vậy, mỡ nội tạng nguy hiểm hơn mỡ dưới da rất nhiều và tỷ lệ mỡ nội tạng lớn dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe trong tương lai.
Để chẩn đoán xác định mỡ nội tạng thì cách duy nhất là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Tuy nhiên, đây là những phương pháp khá tốn kém và mất thời gian.
Và để tiện lợi và dễ dàng hơn cho mọi người đánh giá mỡ nội tạng của bản thân và những rủi ro đối với sức khỏe, các nhà lâm sàng sẽ sử dụng các hướng dẫn chung. Ví dụ, theo Harvard Health chất béo nội tạng chiếm khoảng 10% chất béo trong cơ thể, vậy là để ước lượng được lượng mỡ nội tạng của mình bạn sẽ chỉ cần tính tổng lượng mỡ trong cơ thể và sau đó lấy 10% của nó.
Một cách khác để dự đoán những rủi ro có thể gây ra ra do tích trữ mỡ nội tạng là đo kích thước vòng eo. Theo hướng dẫn của Harvard Women’s Health Watch và Harvard T.H. Chan School of Public Health, nếu vòng eo của bạn trên 80cm ở nữ và trên 90cm ở nam thì bạn sẽ có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe và những bệnh lý nguy hiểm do mỡ nội tạng gây ra.
Khi đánh giá mỡ nội tạng, người ta thường sử dụng thang điểm từ 1 đến 59 khi áp dụng trên máy phân tích chất béo cơ thể hoặc chụp MRI. Nếu được đánh giá từ 13 trở xuống, mức độ chất béo nội tạng được xếp ở nhóm bình thường, tuy nhiên nếu con số này là từ 13–59, điều bạn cần làm ngay lập tức là thay đổi lối sống.
Mặc dù nằm sâu trong cơ thể và khó có thể nhìn thấy, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề mỡ nội tạng có giảm được không vì chất béo nội tạng hoàn toàn có thể được tiếp cận và loại bỏ bằng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và thói quen tập thể dục thường xuyên. Bằng cách giảm cân bạn cũng sẽ cải thiện được tình trạng mỡ nội tạng của mình khi với mỗi kilogam cân nặng giảm được, một số chất béo nội tạng sẽ được đào thải.
Bạn hãy bắt đầu rèn luyện thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bao gồm những bài tập sức mạnh và nâng cao sức bền để cho thể có được cách giảm mỡ nội tạng hiệu quả. Những bài tập cardio như chạy bộ, đạp xe, bài tập thể dục nhịp điệu sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn, nhiều hơn, liên tục trong khi giúp cơ bắp của bạn khỏe hơn và phát triển hơn cũng như tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Luyện tập cardio 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần kết hợp tập sức mạnh ít nhất 3 lần mỗi tuần sẽ là cách hiệu quả để giảm mỡ nội tạng, từ đó ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe do nó gây ra.
Bên cạnh đó, việc tăng hormone stress là cortisol thực sự có thể làm tăng lượng mỡ nội tạng trong cơ thể của bạn. Vì vậy, giảm stress, lo lắng và những căng thẳng trong cuộc sống sẽ giúp bạn hạn chế tích trữ và giảm được nhiều mỡ nội tạng hơn. Bạn có thể tham khảo những phương pháp như tập yoga, tập thiền, luyện tập việc hít thở sâu và các cách kiểm soát căng thẳng khác.
Điều không thể thiếu trong những phương pháp giảm mỡ nội tạng là có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Loại bỏ khỏi thực đơn và thói quen ăn uống của bạn những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, các món nhiều đường, nhiều chất béo và thay vào đó là những thực phẩm chứa nhiều protein nạc, rau củ quả, trái cây.
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm, phương pháp nấu ăn ít chất béo cũng là câu trả lời cho câu hỏi giảm mỡ nội tạng như thế nào. Thay vì chiên, xào, hãy chế biến những món ăn hàng ngày của bạn bằng cách luộc, hấp, nướng. Và nếu cần phải sử dụng dầu, hãy lựa chọn những loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu đậu nành, dầu ô liu.
Mặc dù bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi mỡ nội tạng có giảm được không thì việc có thể giảm được mỡ nội tạng một cách bền vững cũng không phải là điều dễ dàng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỡ nội tạng có nhiều thụ thể insulin trên tế bào mỡ hơn mỡ dưới da. Điều này có nghĩa là mỡ bụng dễ bị ảnh hưởng bởi mức độ insulin hơn. Insulin được gọi là hormone 'lưu trữ', vì nó cho phép đường trong máu đi vào tế bào, nhưng nó cũng ngăn chặn quá trình đốt cháy chất béo. Vì vậy, nếu bạn ăn thứ gì đó, có thể là chất béo hoặc đường hoặc thậm chí là rượu hoặc chất đạm, insulin của bạn cũng sẽ tăng lên.
Khi bạn ăn kiêng, bạn sẽ đạt được mục tiêu giảm cân và những phần trọng lượng đầu tiên giảm của bạn sẽ có xu hướng là mỡ dưới da. Trong khi đó, mỡ nội tạng lại rất khó giảm vì các thụ thể insulin tập trung rất nhiều ở đây. Đây là đó cũng là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường khó giảm mỡ bụng hơn.
Một lí do nữa giải thích cho việc khó giảm mỡ nội tạng là nội tiết tố trong cơ thể bạn thay đổi khi bạn già đi, nhất là ở phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh và nam giới khi mức testosterone của họ giảm xuống, lúc này bạn sẽ có xu hướng tích tụ mỡ ở bụng và mỡ nội tạng. Một điều chắc chắn là chúng ta không thể đảo ngược điều này bằng cách thay thế hormone và vì thế lượng chất béo nội tạng tích lũy do tuổi tác là không thể thay đổi được.
Ngừng ăn kiêng sau khi đã giảm cân cũng là lý do khiến mỡ nội tạng quay trở lại với bạn và lúc này quá trình giảm mỡ sẽ càng trở nên gian nan và khó khăn hơn. Khi bạn từ dừng chế độ ăn kiêng, trọng lượng bạn giảm có xu hướng quay trở lại bằng việc tăng lớp mỡ dưới da và mỡ nội tạng đã giảm trước đó. Đây là lý do tại sao chúng ta thấy mọi người chuyển từ thân hình quả lê sang thành hình quả táo.
Như đã nói mỡ nội tạng có giảm được không là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phải biết giảm mỡ nội tạng như thế nào và phương pháp giảm mỡ nội tạng hiệu quả.
Vậy giảm mỡ nội tạng như thế nào để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững. Cách tốt nhất để giảm mỡ nội tạng là duy trì lối sống lành mạnh. Bạn có thể giảm mức mỡ nội tạng của mình bằng cách tập trung vào cùng một kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục để giúp bạn giảm cân và giảm tổng lượng mỡ trong cơ thể. Các cách để giảm mỡ nội tạng bao gồm:
Mỡ nội tạng là một trong hai loại mỡ lưu trữ trong cơ thể, nhưng so với mỡ dưới da, mỡ nội tạng nguy hiểm hơn nhiều, chúng là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe và bệnh lý nguy hiểm về tim mạch hoặc các rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, mỡ nội tạng hoàn toàn có thể giảm được bằng những phương pháp giảm mỡ nội tạng đúng cách. Và mặc dù khó, bạn hãy xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để có thể giảm mỡ nội tạng một cách hiệu quả và bền vững.
Để giảm mỡ nội tạng một cách hiệu quả thì bạn còn có thể tham khảo một phương pháp giảm cân hoàn toàn mới là Truyền tiêu hao năng lượng mang đến tác dụng tối ưu, an toàn, không thực hiện xâm lấn, tỷ lệ tái béo phì vô cùng thấp.
Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin và khoáng chất thiết yếu vào cơ thể để chuyển hóa thành dạng năng lượng để tiêu hao. Dịch truyền này tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây mỡ thừa mà không gây ra bất kỳ các tác dụng phụ nào. Vì thế, lượng mỡ thừa, mỡ xấu, mỡ máu, mỡ nội tạng “cứng đầu” trong cơ thể cũng dễ dàng tiêu hao.
Song song với đó, bạn cũng được tham gia các buổi massage với hệ thống máy siêu âm, giúp đánh tan, hóa lỏng các mô mỡ. Từ đó giúp bạn sớm có một thân hình cân đối, khỏe mạnh bên trong và đẹp bên ngoài.
44
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
44
Bài viết hữu ích?