Zalo

Có phải tăng cân khiến estrogen tăng cao?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Estrogen là nội tiết tố có vai trò quan đối với cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, khi estrogen tăng cao sẽ đưa đến nhiều vấn đề khác nhau. Vậy vì sao estrogen tăng cao và liệu có phải do tăng cân hay không?

1. Estrogen là gì?

Trước khi tìm hiểu vấn đề có phải estrogen tăng cao do tăng cân hay không, chúng ta cần có những hiểu biết cơ bản về estrogen. Estrogen là 1 nội tiết tố vô cùng cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển tình dục ở cả nam lẫn nữ giới. Estrogen có những nhiệm vụ như điều chỉnh cholesterol máu, duy trì sức khỏe xương và kiểm soát tâm trạng. Ở nữ giới, estrogen ảnh hưởng đến giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, chức năng mang thai và thời kỳ mãn kinh. Hiện nay, các nhà khoa học phát hiện có 3 loại estrogen chính:

  • Estrone (E1): Đây là loại estrogen chính ở nam giới và là dạng chủ yếu ở phụ nữ sau khi mãn kinh. Buồng trứng, nhau thai, tinh hoàn và mô mỡ sản xuất Estrone từ Androstenedione hoặc Androgen;
  • Estradiol (E2): Đây là dạng estrogen mạnh nhất và có nồng độ cao nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Các bác sĩ sử dụng dạng estrogen này như một dấu hiệu cho sức khỏe của buồng trứng;
  • Estriol (E3): Nhau thai sản xuất loại estrogen này, đạt nồng độ cao nhất trong thai kỳ. Nồng độ estriol sẽ tăng lên khi thai nhi lớn lên.
Nhiều người thắc mắc estrogen tăng cao gây ảnh hưởng gì?
Nhiều người thắc mắc estrogen tăng cao gây ảnh hưởng gì?

Những thay đổi về nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể, bao gồm hệ thống sinh sản, da, tóc, xương, cơ, não và mô vú. Biến động estrogen cũng có thể tác động đến nam giới vì vẫn tồn tại một số mô vú. Khi phụ nữ có lượng estrogen tăng cao vượt trội so với progesterone sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau. Để biết như thế nào là estrogen tăng cao, chúng ta cần biết nồng độ bình thường của loại hormone này.

  • Nồng độ estrogen ở phụ nữ thay đổi theo độ tuổi, kinh nguyệt và tình trạng mang thai:
    • Trước tuổi dậy thì: E1: không thể phát hiện đến 29 pg/ml và E2: không thể phát hiện đến 20 pg/ml;
    • Trong tuổi dậy thì: E1: 20-200 pg/ml và E2: không thể phát hiện đến 350 pg/ml;
    • Trước khi mãn kinh: E1: 17-200 pg/ml và E2: 15-350 pg/ml;
    • Sau thời kỳ mãn kinh: E1: 7-40 pg/ml và E2: dưới 10 pg/ml;
  • Nồng độ Estrogen bình thường ở nam giới:
    • Trước tuổi dậy thì: E1: không thể phát hiện đến 16 pg/ml và E2: không thể phát hiện đến 13 pg/ml;
    • Trong tuổi dậy thì: E1: không thể phát hiện đến 60 pg/ml và E2: không thể phát hiện đến 40 pg/ml;
    • Tuổi từ 18 trở lên: E1: 10-60 pg/ml và E2: 10-40 pg/ml.
Estrogen tăng cao do tăng cân
Estrogen tăng cao do tăng cân

2. Vì sao estrogen tăng cao?

Nồng độ estrogen tăng cao vì một số lý do, bao gồm:

  • Sản xuất quá nhiều estrogen;
  • Thay đổi trong cơ chế phá vỡ estrogen;
  • Thay đổi cách cơ thể bài tiết estrogen.

Bất kỳ cơ chế nào nêu trên đều có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố. Ở nữ giới, sự thống trị của estrogen xảy ra khi nồng độ estrogen tăng cao so với progesterone, một loại hormone sinh dục nữ khác. Một số yếu tố có thể góp phần vào sự thống trị của estrogen bao gồm:

  • Béo phì: Estrogen tăng cao do tăng cân vì mô mỡ có khả năng tổng hợp loại hormone này;
  • Căng thẳng làm tăng nồng độ cortisol, khi kéo dài sẽ làm cạn kiệt progesterone và kích thích cơ thể tăng tiết estrogen;
  • Tiêu thụ rượu bia: Uống nhiều rượu làm tăng nồng độ estradiol và khiến cơ thể khó xử lý estrogen hơn;
  • Loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi có quá nhiều chủng vi khuẩn có hại hoặc thiếu hụt lợi khuẩn. Một số loại vi khuẩn đường ruột có thể làm giảm khả năng loại bỏ estrogen dư thừa, từ đó dẫn đến việc estrogen tăng cao trong cơ thể;
  • Tiếp xúc với xenoestrogen: Những hóa chất này có đặc điểm tương tự estrogen khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các ví dụ bao gồm bisphenol A (BPA) và phthalate, có trong một số loại nhựa. Phthalate cũng có trong một số loại xà phòng, dầu gội đầu và các sản phẩm khác;
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể khiến estrogen tăng cao hoặc ức chế progesterone;
  • Tình trạng sức khỏe: Một số tình trạng sức khỏe có liên quan hoặc dẫn đến sự thống trị của Estrogen, bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và một số bệnh lý ung thư. Bên cạnh đó, đề kháng insulin cũng làm tăng nồng độ estrogen máu;
  • Khối u: Trong một số trường hợp hiếm gặp, u vỏ thượng thận hoặc u tuyến thượng thận có thể gây tăng tiết và dẫn đến tình trạng estrogen tăng cao ở cả nam giới và trẻ em. Triệu chứng chính là vú to, đa phần là lành tính nhưng đôi có thể ác tính;
  • Di truyền: Một số tình trạng, chẳng hạn như hội chứng dư thừa aromatase, có thể khiến cơ thể sản xuất nhiều estrogen hơn bình thường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nam và nữ giới.

Ở nam giới, tình trạng estrogen tăng cao cũng có thể xảy ra khi lượng testosterone trong cơ thể không đủ.

3. Tăng cân do ảnh hưởng nội tiết?

Sau khi tìm hiểu vấn đề có phải estrogen tăng cao do tăng cân hay không, vấn đề tiếp theo là theo chiều ngược lại liệu estrogen tăng có gây tăng cân. Theo bác sĩ, vai trò của estrogen sẽ thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời, đặc biệt là thời kỳ mãn kinh. Theo đó, tình trạng tăng cân và tích tụ chất béo là tương tự nhau ở nam và nữ cho đến tuổi dậy thì. Khi bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên, các bé trai có lượng testosterone cao hơn trong khi các bé gái có nồng độ estrogen cao hơn. Và sự gia tăng estrogen này sẽ dẫn đến tỷ lệ mỡ trong cơ thể phụ nữ cao hơn đàn ông. Mặt khác, testosterone tạo ra tỷ lệ khối lượng cơ so với khối lượng mỡ cao hơn và tạo ra các đặc tính nam. Trong khi estrogen gây ra mô hình phân bố mỡ điển hình ở ngực, mông và đùi ở phụ nữ, bên cạnh đó là tạo ra những đặc điểm điển hình cho phái nữ. Nhờ estrogen, trong giai đoạn sinh sản, phụ nữ có thêm mô mỡ ở vùng xương chậu, mông, đùi và ngực để cung cấp nguồn năng lượng cho quá trình mang thai và cho con bú sau này. Trong thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen của phụ nữ sẽ tỉ lệ nghịch với cân nặng. Một nghiên cứu đã khám phá mối quan hệ này và phát hiện ra rằng việc mất estrogen sau thời kỳ mãn kinh (không phụ thuộc vào quá trình lão hóa) sẽ làm tăng tổng khối lượng mỡ và giảm khối lượng cơ nạc nên ít ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể, nhưng sự phân bổ mỡ bụng là đáng kể và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe bất lợi.

Quá trình điều trị estrogen tăng cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Quá trình điều trị estrogen tăng cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

4. Làm gì khi estrogen tăng cao?

Quá trình điều trị estrogen tăng cao sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với sự thống trị estrogen không phải do một tình trạng y tế cụ thể, các bác sĩ có thể đề nghị thay đổi lối sống để cải thiện các triệu chứng, cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn tăng cường rau xanh, trái cây và các loại thực phẩm có tính chống viêm;
  • Tiêu thụ nhiều đậu nành, hạt lanh và các loại rau thuộc họ cải, chẳng hạn như bông cải xanh và cải xoăn;
  • Tiêu thụ nhiều acid béo omega 3 trong chế độ ăn uống hoặc chế phẩm bổ sung;
  • Duy trì cân nặng vừa phải;
  • Kiểm soát căng thẳng;
  • Hạn chế hoặc ngừng uống rượu;
  • Tránh xenoestrogen, chẳng hạn như BPA trong nhựa;
  • Hạn chế sử dụng thảo dược có thể làm estrogen tăng cao.

Nếu estrogen tăng cao do thuốc hoặc chất bổ sung, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn thay thế, tuy nhiên không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng dùng thuốc mà không có ý kiến của ​​​​bác sĩ. Nếu bác sĩ cho rằng cần phải giảm nồng độ estrogen để tránh các tổn thương lâu dài, họ sẽ chỉ định một số loại thuốc như chất ức chế Aromatase, chẳng hạn như Arimidex. Aromatase là một loại enzyme mà cơ thể sử dụng để chuyển đổi androgen thành estrogen. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung LHRH để ức chế sản xuất estrogen tại buồng trứng khi tình trạng estrogen tăng cao trầm trọng có khả năng đe dọa tính mạng, chẳng hạn như ung thư vú di căn. Nếu có nguy cơ ung thư cao do sự hiện diện của estrogen, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Tình trạng này thường xảy ra ở người có đột biến gen BRCA1, BRCA2 hoặc một số gen khác, bên cạnh đó là những người có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh ung thư vú hoặc buồng trứng. Có thể thấy, tăng cân, béo phì là 1 trong những nguyên nhân khiến estrogen tăng cao. Do đó, nếu muốn cải thiện tình trạng này thì bạn cần có kế hoạch giảm cân cụ thể. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

34

Bài viết hữu ích?