Zalo

Tăng cân do rối loạn nội tiết tố

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Những thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến các chức năng chính của cơ thể, bao gồm cả cách bạn tăng và giảm cân. Mặc dù tăng cân do mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng đến cả 2 giới, nhưng sự phân bổ chất béo lại khác nhau giữa phụ nữ và nam giới.

1. Tăng cân nội tiết tố là gì?

Tăng cân do rối loạn nội tiết xảy ra khi các hormone kiểm soát tăng và giảm cân không hoạt động. Điều này có thể xảy ra khi cơ thể bạn chống lại một loại hormone nhất định, hoặc khi bạn có quá nhiều hoặc quá ít hormone nào đó.

Tăng cân nội tiết tố có liên quan đến nhiều loại mất cân bằng khác nhau, từ đó gây ra các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng này có thể phụ thuộc vào loại hormone liên quan và mức độ thay đổi nhiều hay ít. Ngoài việc khó giảm cân, các triệu chứng phổ biến của việc rối loạn nội tiết tố gây tăng cân bao gồm: 

  • Cơn khát không được thỏa mãn mặc dù đã uống nước;
  • Đi tiểu thường xuyên;
  • Mệt mỏi;
  • Thường xuyên đổ mồ hôi và/hoặc run;
  • Táo bón;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều;
  • Trầm cảm;
  • Nhịp tim không đều;
  • Mụn;
  • Mất ngủ;
  • "Sương mù não" hoặc không có khả năng suy nghĩ rõ ràng.

Một số hormone chính đóng vai trò trong việc kiểm soát sự thèm ăn, cảm giác no, quá trình trao đổi chất và phân bổ mỡ trong cơ thể. Chỉ một sự thay đổi về mức độ hoặc chức năng bình thường của chúng có thể dẫn đến tăng cân quá mức.

tăng cân nội tiết tố
Tăng cân nội tiết tố có liên quan đến nhiều loại mất cân bằng khác nhau 

1.1. Mất cân bằng nội tiết tố Estrogen

Mất cân bằng nội tiết tố là gì? Estrogen là hormone điều chỉnh chu kỳ sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến các hệ thống khác, bao gồm biểu hiện tăng cân do nội tiết tố ở cả nam và nữ. Có quá ít hoặc quá nhiều estrogen không phải là mối liên hệ nhân quả trực tiếp dẫn đến tăng cân. Thay vào đó, sự mất cân bằng estrogen có thể ảnh hưởng đến khả năng quản lý các quá trình sau một cách bình thường, điều này có thể dẫn đến tăng cân:

  • Quá trình tiêu hao năng lượng;
  • Quá trình trao đổi chất;
  • Lượng thức ăn;
  • Quá trình phân bổ mỡ trong cơ thể;
  • Quá trình viêm.

1.2. Mất cân bằng nội tiết tố Insulin

Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến tụy, công việc của nó là giúp các tế bào trong cơ thể bạn hấp thụ glucose từ máu. Các tế bào sử dụng glucose làm năng lượng để hỗ trợ các cơ quan và các hệ thống khác. Insulin cũng hoạt động ở gan và cơ của bạn để lưu trữ glucose dưới dạng chất béo. Khi lượng glucose của bạn lấp đầy tế bào, gan và cơ bắp, lượng glucose dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể. Điều này báo cho tuyến tụy của bạn ngừng sản xuất insulin.

Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có xu hướng phát triển tình trạng kháng insulin. Họ không thể sử dụng hiệu quả insulin mà họ sản xuất, do đó lượng đường trong máu tăng lên. Kết quả là cơ thể sẽ chuyển lượng glucose dư thừa đến các tế bào mỡ và dẫn đến tăng cân.

1.3. Mất cân bằng nội tiết tố Leptin

Leptin là 1 loại hormone được tiết ra bởi các tế bào mỡ, nó tác động chủ yếu lên não, ảnh hưởng đến vùng dưới đồi và thân não. Leptin giúp kiểm soát sự thèm ăn và cảm giác no. Công việc của nó là báo cho não biết khi năng lượng dự trữ trong gan và lượng mỡ trong cơ thể suy giảm. Mặc dù mức độ leptin tăng theo lượng chất béo trong cơ thể, nhưng có bằng chứng cho thấy một số người béo phì có thể kháng leptin. Kháng leptin hoặc quá ít leptin có thể cản trở những lợi ích mà nó mang lại:

  • Điều chỉnh lượng thức ăn và trọng lượng cơ thể;
  • Thúc đẩy sự ức chế cơn thèm ăn;
  • Kiểm soát năng lượng.
tăng cân nội tiết tố
Một số người béo phì có thể kháng mất cân bằng nội tiết tố leptin

1.4. Cortisol

Cortisol là hormone căng thẳng được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Nó kiểm soát các quá trình liên quan đến phản ứng "chiến đấu hay bỏ chạy" của bạn. Nó cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, quá trình trao đổi chất, chu kỳ giấc ngủ và viêm nhiễm. Nồng độ cortisol ở mức cao do một vấn đề y tế hoặc căng thẳng mãn tính thường có liên quan đến béo bụng. Khi duy trì mức cortisol cao, cơ thể bạn sẽ thực hiện các quá trình sau đây đê tăng cân:

  • Tăng sự thèm ăn để duy trì lượng calo;
  • Thèm carbohydrate hoặc đường để có năng lượng nhanh;
  • Ham muốn ăn uống vô độ;
  • Khó duy trì chế độ tập thể dục thường xuyên.

1.5. Ghrelin

Thường được gọi là "hormone đói", ghrelin được sản xuất trong đường tiêu hóa giúp kiểm soát cơn đói bằng cách làm việc với vùng dưới đồi để kiểm soát sự thèm ăn. Nó cũng báo cho tuyến yên giải phóng hormone tăng trưởng, giúp phá hủy mô mỡ và hỗ trợ phát triển cơ bắp. Mức độ Ghrelin thường tăng trước khi ăn và trong thời gian nhịn ăn, khi nó thúc đẩy cơn đói và giảm sau bữa ăn.

Những người béo phì thường có mức ghrelin thấp hơn những người gầy. Điều này cho thấy rằng hormone có thể giúp điều chỉnh cân nặng, thay vì tăng cân. Nhạy cảm với ghrelin cũng có thể dẫn đến ăn quá nhiều.

2. Làm gì khi bị tăng cân nội tiết tố?

Để giảm cân nên bắt đầu bằng việc tìm ra các hormone ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Nếu bạn bị mất cân bằng do một vấn đề y tế cơ bản gây ra, thì việc chẩn đoán và điều trị đúng là cần thiết. Nhìn chung, bất kỳ mục tiêu giảm cân nào cũng yêu cầu thay đổi lối sống bao gồm các chiến lược sau: 

  • Thay đổi chế độ ăn uống để giảm lượng calo;
  • Một chương trình được thiết lập để duy trì mức độ hoạt động hàng ngày;
  • Quản lý hành vi; 
  • Ngủ đủ giấc hàng đêm.
Ngủ đủ giấc giúp bạn hạn chế tình trạng tăng cân nội tiết tố 

Làm việc với các chuyên gia thể hình có thể giúp bạn tìm ra các bài tập cải thiện việc tăng cân bằng nội tiết tố, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn nhắm mục tiêu ở những vùng mà bạn có trọng lượng dư thừa. Thuốc hoặc thực phẩm chức năng tăng cân nội tiết tố cũng có thể được khuyên dùng để thiết lập lại mức độ hormone, điều trị ảnh hưởng nếu có hoặc kiểm soát các vấn đề tiềm ẩn. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:

  • Liệu pháp thay thế hormone sinh học;
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố để kiểm soát lạc nội mạc tử cung;
  • Liệu pháp insulin cho bệnh tiểu đường loại 2;
  • Thuốc ngủ;
  • Hormon tuyến giáp tổng hợp levothyroxine (một chế phẩm T4) cho bệnh suy giáp.

Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc điều trị có thể bao gồm can thiệp phẫu thuật để điều trị các vấn đề cơ bản. Những liệu pháp này có thể bao gồm:

  • Cắt bỏ tử cung;
  • Phẫu thuật giảm cân, chữa béo phì;
  • Phẫu thuật u nang buồng trứng cho hội chứng buồng trứng đa nang.

Tăng cân do nội tiết tố có thể khó giảm cho đến khi bạn điều chỉnh mức độ đằng sau vấn đề của mình. Một khi bạn kiểm soát được nguyên nhân tăng cân nội tiết tố, bạn có thể tiếp tục kế hoạch giảm cân. Sự cân bằng hormone cân bằng có thể giúp bạn giảm cân thành công với chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp tập thể dục. Trong trường hợp bạn đã áp dụng nhiều biện pháp giảm cân nhưng đều thất bại thì cũng đừng lo lắng quá. Hiện nay, phương pháp truyền tiêu hao năng lượng được nhiều người dùng đánh giá rất cao, có thể giúp đào thải mỡ ở cấp độ tế bào, đặc biệt dành cho những ai đã từng giảm béo thất bại, đạt chuẩn y khoa tối giản từ Hoa Kỳ. Phương pháp giảm cân đa trị liệu này không xâm lấn - không hút - không tác động sâu mà được truyền trực tiếp vào cơ thể người dùng bằng đường tĩnh mạch. Hiệu quả đạt được sau liệu trình là giảm mỡ nội tạng; Ngăn ngừa, giảm các bệnh lý do thừa cân; Bảo toàn và siết cơ, định hình vóc dáng; Tăng chuyển hoá cơ bản; Tăng khả năng trao đổi chất; Tăng cường năng lượng và hiệu suất vận động; Ngăn tái béo và tích lũy mỡ thừa… Truyền tiêu hao năng lượng có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các vi hoạt chất và quy trình ăn uống hợp lý. Sử dụng giảm cân đa trị liệu không chỉ giúp bạn giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Gợi ý cách giảm 8kg trong 1 tuần bằng trứng gà

Gợi ý cách giảm 8kg trong 1 tuần bằng trứng gà

Chỉ ăn từ 7h sáng đến 3h chiều giúp người béo phì giảm cân không?

Chỉ ăn từ 7h sáng đến 3h chiều giúp người béo phì giảm cân không?

Uống nước rau gì giảm cân nhanh nhất?

Uống nước rau gì giảm cân nhanh nhất?

70

Bài viết hữu ích?