Zalo

Sau sinh được ăn mướp không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Sau sinh là giai đoạn mà bà mẹ nào cũng muốn bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng, đồng thời cung cấp những chất thiếu cho bé thông qua sữa mẹ. Mướp là một loại thực phẩm thường được sử dụng trong thời kỳ này. Vậy sau sinh được ăn mướp không? Mướp thường và mướp đắng loại nào phù hợp cho các mẹ bỉm sữa ?

1. Tác dụng của mướp thường và mướp đắng là gì?

1.1. Mướp thường

Mướp thường có nhiều tên khác nhau ở các quốc gia khác nhau nhưng thường được gọi là Bầu xốp, Bầu gai, Turai, Turiya, Đậu bắp Trung Quốc, Rau xốp, Mướp mịn hoặc ở một số quốc gia như Philippines, nó được gọi là Patola. Quả mướp đã được trồng trên khắp thế giới nhưng chủ yếu ở châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines sau đó ở Trung Đông và thậm chí ở Hoa Kỳ.

Loại cây này phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và phát triển mạnh trong đất thoát nước tốt. Nó là một loại cây leo, quả có hình trụ nhẵn, vỏ mỏng và nhẵn màu xanh lục, thịt màu trắng, hạt hình trứng dẹt. Hương vị của nó khá giống với zucchinis (bí ngòi).

Quả mướp chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất, vitamin, chất dinh dưỡng và chất béo. Nó là một nguồn thực phẩm tuyệt vời cung cấp Vitamin A và carbohydrate. Ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin C, Mangan, Kali, Sắt, Magiê, Đồng và chất xơ. Tất cả các bộ phận của cây mướp đều có dược tính. Không có gì ngạc nhiên tại sao nó được sử dụng để điều trị các bệnh về sức khỏe khác nhau. Dưới đây là một số tác dụng của quả mướp:

sau sinh được ăn mướp không
Sau sinh được ăn mướp không là thắc mắc của nhiều người
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Quả mướp chứa một lượng Vitamin B5 khá hữu ích trong việc giảm mức cholesterol xấu cũng như chất béo trung tính làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Cải thiện chức năng não bộ: Quả mướp chứa sắt giúp nhận oxy trong não để hoạt động bình thường. Thiếu sắt có thể dẫn đến trí nhớ kém, thờ ơ, bồn chồn, thiếu chú ý và giảm năng suất làm việc.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nước ép được chiết xuất trong mướp có thể giúp điều hòa cơ chế bảo vệ trong cơ thể bạn và cho phép cơ thể chống lại vi khuẩn và vi rút hiệu quả hơn.
  • Dự phòng bệnh tiểu đường: Mangan trong mướp là một thành phần thiết yếu để sản xuất các enzym tiêu hóa chịu trách nhiệm cho một quá trình gọi là gluconeogenesis. Mangan giúp thúc đẩy quá trình tiết insulin, giảm quá trình peroxy hóa lipid và tăng cường chức năng của ty thể.
  • Dự phòng các bệnh lý về mặt: Quả mướp rất giàu Vitamin A, hữu ích trong việc ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, có thể dẫn đến mù lòa. Thêm mướp vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt.
  • Phòng đau cơ: Kali có trong mướp giúp ích rất nhiều trong việc cân bằng mức chất lỏng và thư giãn cơ bắp. Sự hiện diện thấp của kali có thể dẫn đến chuột rút cơ bắp, co thắt và đau. Nó cũng giúp hỗ trợ phá vỡ protein và carbs mà cơ bắp phụ thuộc vào để cung cấp năng lượng.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp: Quả mướp là một nguồn đồng tuyệt vời giúp cung cấp các đặc tính chống viêm giúp làm dịu tình trạng cứng và đau.
  • Hỗ trợ điều trị và dự phòng thiếu máu: Quả mướp chứa một lượng lớn Vitamin B6 cần thiết để tạo ra huyết sắc tố trong máu giúp vận chuyển oxy đến các tế bào và huy động sắt. Tiêu thụ đầy đủ Vitamin B6 có thể giúp giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa nó xảy ra.
  • Giải độc: Quả mướp có thể giúp loại bỏ chất độc trong máu. Quả mướp thực sự chăm sóc sức khỏe của gan và làm giảm các tác dụng phụ do uống rượu kéo dài.
  • Nhuận tràng: Quả mướp đã được công nhận là có đặc tính nhuận tràng lành mạnh có thể giúp giảm bớt hiệu quả các vấn đề táo bón và thậm chí có thể được sử dụng để chữa bệnh trĩ.
  • Giảm cân: Quả mướp cực kỳ ít chất béo bão hòa, có lượng cholesterol tiêu thụ thấp hơn đối với cơ thể, có lượng chất béo và calo hợp lý, đồng thời chứa một lượng nước cao có lợi trong việc quản lý chế độ ăn kiêng của bạn.
  • Cải thiện sức khỏe làn da: Vitamin C trong mướp có thể giúp giảm khô da, nếp nhăn và thậm chí làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin C rất cần thiết cho việc sản xuất protein để hình thành mô đệm, da, mạch máu và dây chằng và cũng có thể giúp hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương.
  • Giảm đau đầu: Magiê là một trong những thành phần trong mướp giúp hỗ trợ cân bằng chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể bạn, bổ sung đầy đủ magie có thể giúp giảm tái phát chứng đau nửa đầu.
  • Chữa vàng da: Chiết xuất nước ép của quả mướp đã được biết đến như một dược tính trong việc chữa bệnh vàng da.
  • Ngăn ngừa mụn: Quả mướp có hàm lượng nước cao có nghĩa là nó rất hữu ích trong việc dưỡng ẩm cho da. Đồng thời cũng có đặc tính làm sạch máu giúp ngăn ngừa một số tình trạng của da bằng cách loại bỏ các độc tố, đặc biệt là mụn trứng cá.

1.2. Mướp đắng

Mướp đắng là loại cây dây leo phổ biến của vùng nhiệt đới, là một loại cây thuộc họ Cucurbitaceae hay còn gọi là họ bầu bí. Mặc dù được ăn trên khắp thế giới, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong ẩm thực châu Á. Quả ăn được của nó, cũng rất giàu chất dinh dưỡng, từ lâu đã được sử dụng trong các hệ thống y học cổ truyền của Ấn Độ và Trung Quốc. Đúng như tên gọi, quả của nó có vị cực kỳ đắng, đặc biệt là khi chín và già. Quả có hình thuôn dài, khi chưa chín có màu xanh vàng và khi chín có màu vàng cam.

Mặc dù mướp đắng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó được biết đến nhiều nhất với khả năng kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu. Nhưng loại quả này cũng có thể có một số tác dụng phụ khi ăn với số lượng lớn, đặc biệt đối với những người đang dùng một số loại thuốc.

Số lượng và loại chất dinh dưỡng mà bạn có thể nhận được từ mướp đắng sẽ phụ thuộc vào việc bạn ăn sống hay nấu chín. Nói chung, có ít nhất 32 hóa chất hoạt động trong loại quả này. Bạn có thể nhận được các chất dinh dưỡng sau khi ăn 130 gram mướp đắng nấu chín:

  • Calo: 53,3 kcal
  • Chất đạm: 1,07 g
  • Chất béo: 3,52 g
  • Carbohydrate: 5,45 g
  • Đường: 2,46 g
  • Chất xơ: 2,47 g

Mướp đắng cũng chứa các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như Vitamin C, Vitamin B9, Natri, Kali, Canxi, axit gallic, axit chlorogenic, catechin và epicatechin…

Dưới đây là một số lợi ích cho sức khỏe của mướp đắng:

  • Lợi ích thẩm mỹ: Dùng thường xuyên, mướp đắng được cho là có tác dụng “làm sáng” da và rất hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Vào một buổi trưa hè khô nóng, đắp một miếng mướp đắng lên mặt có thể làm dịu làn da bị kích ứng ngay lập tức.
  • Hạ Cholesterol máu: Mướp đắng có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu. Giảm cholesterol làm giảm đáng kể nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim, bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
  • Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu thông qua việc tăng chuyển hóa glucose. Trong Y học Trung Quốc, mướp đắng kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 rất hiệu quả.
  • Giảm cân: Giống như hầu hết các loại mướp hay rau củ khác, mướp đắng cực kỳ ít calo và rất no. Giảm hoặc duy trì cân nặng hợp lý với mướp đắng là một lựa chọn ưu tiên của nhiều người thừa cân, béo phì. Các đặc tính tương tự hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường type 2 cũng hỗ trợ giảm cân và duy trì sức khỏe.
  • Chống ung thư: Một trong những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên nhất của mướp đắng là đặc tính chống ung thư. Mướp đắng đã được chứng minh là làm gián đoạn quá trình sản xuất glucose, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tụy. Nó cũng giúp thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào khỏe mạnh. Mướp đắng cũng có thể bỏ đói các tế bào ung thư khác trong gan, ruột kết, vú hoặc tuyến tiền liệt.
  • Hỗ trợ quá trình tiêu hóa: Y học cổ truyền cho rằng mướp đắng có thể làm “sạch” gan, bàng quang và nhiệt dạ dày. Chữa đau rát dạ dày, chữa nôn mửa, tiêu chảy, trĩ và những bệnh lý khác trong hệ thống đường ruột dạ dày.
sau sinh được ăn mướp không
Sau sinh bao lâu thì được ăn mướp đắng?

2. Sau sinh được ăn mướp không?

Nhiều bà mẹ thắc mắc rằng sau sinh có ăn được mướp đắng không? Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng, mướp đắng có nhiều công dụng như trên thì có thể sử dụng trong giai đoạn sau sinh. Vậy nhưng suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm.

Về cơ bản, mướp đắng hầu như không phù hợp với chế độ ăn uống cho mẹ sau sinh và đang cho con bú. Bởi mặc dù bản thân nó có nhiều dưỡng chất nhưng lại mang đặc tính hàn mạnh, dễ gây đau bụng cho mẹ sau sinh, đồng thời ít chất béo có lợi cho cơ thể. Sau đây là một số tác hại của việc ăn mướp đắng sau sinh:

  • Ảnh hưởng đến sữa mẹ: Đây là nguyên nhân chính khiến các chuyên gia khuyến cáo bà mẹ không nên ăn mướp đắng sau khi sinh. Cơ bản, tính hàn trong mướp đắng khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa, đồng thời chất lượng sữa cũng không được đảm bảo. Bên cạnh đó, chất Vicine trong mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ gây nguy hiểm cho hệ miễn dịch non yếu của trẻ. Ngoài ra, mướp đắng dễ gây vị lạ cho sữa mẹ khiến bé bỏ bú, bú không hiệu quả và dễ quấy khóc hơn.
  • Dễ gây ngộ độc: Trong mướp đắng có chứa Vicine, có thể gây ra các hội chứng mê man, đau đầu.
  • Dễ gây ra tình trạng tụt huyết áp: Nhu cầu năng lượng của mẹ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú cực kỳ lớn. Vậy nhưng, việc ăn mướp đắng thường xuyên vừa ít cung cấp năng lượng cho mẹ vừa gây ra thiếu hụt dinh dưỡng dễ gây ra hạ đường huyết, tụt huyết áp…cực kỳ nguy hiểm.
  • Ăn mướp đắng lạnh bụng, dễ bị đi ngoài: Mướp đắng có tính hàn mạnh, nên người ăn dễ bị lạnh bụng, gặp phải tình trạng đi ngoài, rối loạn tiêu hóa.

Kết luận, nếu chị em đang thắc mắc sau sinh có ăn được mướp đắng không, câu trả lời tốt hơn hết là không nên đưa mướp đắng vào thực đơn hàng ngày, để hạn chế các tác dụng có hại kể trên. Nhiều bà mẹ thật sự thích ăn loại quả này cũng thắc mắc sau sinh bao lâu thì được ăn mướp đắng. Thời gian phù hợp nhất là khi bạn đã cai sữa cho bé, thời gian này là tùy thuộc vào các mẹ, tuy nhiên có thể cai sữa sau khoảng 12 tháng sau sinh.

3. Phụ nữ sau sinh có ăn được mướp không?

Mướp đắng được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ sau sinh, vậy “sau sinh được ăn mướp không?”. Câu trả lời chính xác là chị em nên sử dụng mướp đắng sau giai đoạn hậu sản. Các mẹ bỉm sữa có thể yên tâm về độ lành tính và an toàn khi sử dụng các món ăn chế biến từ mướp. Một số tác dụng điển hình của mướp trên phụ nữ sau sinh:

  • Làm mát và điều hòa cơ thể, ngăn ngừa nóng trong người và cải thiện sự lưu chuyển liên tục của các dòng máu.
  • Ngăn ngừa mụn nhọt và giảm các tình trạng xấu trên da sau sinh.
  • Bổ lợi cho nguồn sữa mẹ bằng các chất dinh dưỡng an toàn, đồng thời vừa kích thích sự tiết ra sữa vừa tăng độ đậm đặc và thơm ngon của sữa mẹ.
  • Săn chắc vòng 1, giúp vòng 1 săn chắc, hạn chế tình trạng chảy xệ trong và sau giai đoạn cho con bú. Đồng thời tránh tắc sữa và giúp bé được bú dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
  • Ổn định chức năng tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón, khó tiêu, khó đi ngoài.
sau sinh được ăn mướp không
Phụ nữ sau sinh có ăn được mướp đắng không còn tùy thuộc vào thực đơn cho mẹ sau sinh

Các công dụng tuyệt vời kể trên chắc chắn là lời giải thích thuyết phục cho mẹ nào còn lo lắng liệu “sau sinh được ăn mướp không?”. Tuy nhiên, thực phẩm nào cũng sẽ gây ngán nếu sử dụng quá thường xuyên hoặc quá nhiều. Do đó, các mẹ hãy tham khảo các món ăn được chế biến từ mướp dưới đây để bữa ăn được ngon miệng.

4. Cách sử dụng mướp thường cho phụ nữ sau sinh

Các mẹ có thể tham khảo các công thức dưới đây để chế biến mướp và sử dụng trong thực đơn hằng ngày:

Canh mướp nấu với thịt bằm:

Món canh mướp nấu thịt là cái tên đứng đầu trong danh sách món ăn từ mướp bổ dưỡng cho các mẹ bỉm sữa. Công đoạn nấu món ăn này sẽ bao gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Các mẹ cần chuẩn bị 2 trái mướp (hoặc nhiều hơn tùy vào sức ăn của bản thân), 100g thịt băm và các gia vị gồm dầu ăn, hành lá, muối, bột nêm...
  • Bước 2: Thực hiện nạo vỏ mướp rồi rửa sạch, sau đó thái thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Đồng thời, băm và ướp thịt cùng gia vị và hành tỏi, sau đó để trong 10 phút để thịt ngấm.
  • Bước 3: Cho nồi lên bếp để làm nóng và cho một ít dầu ăn vào. Tiếp theo, cho thịt vào xào đến khi có mùi thơm rồi cho thêm khoảng 2 bát nước lọc và tiếp tục đun sôi.
  • Bước 4: Khi nước đã sôi, các mẹ thả mướp vào nấu rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Có thể cắt thêm ít hành lá để nồi canh được thơm ngon cũng như đẹp mắt hơn.

Mướp xào thịt bò:

Cùng với món canh mướp thì mướp xào thịt bò cũng là món ăn ngon miệng và rất vào cơm cho các mẹ sau sinh. Công thức chế biến gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Các mẹ cần chuẩn bị 2 trái mướp (hoặc nhiều hơn tùy vào sức ăn của bản thân), 200g thịt bò, 100g giá đỗ, vài củ hành khô, 1 nắm hành lá, tỏi và các gia vị khác như muối, bột nêm, hạt tiêu, dầu ăn...
  • Bước 2: Thực hiện nạo vỏ mướp rồi rửa sạch, sau đó thái thành từng khúc nhỏ vừa ăn. Đồng thời rửa sạch thịt bò và thái thánh các lát mỏng rồi cho ra bát ướp cùng với gia vị trong 10 phút để thịt ngấm đều.
  • Bước 3: Tiếp theo, rửa sạch giá đỗ nhiều lần với nước sạch và muối.
  • Bước 4: Cho chảo lên bếp để làm nóng rồi cho một ít dầu ăn vào. Đợi đến khi chảo dầu sôi thì mẹ cho hành tỏi băm vào phi thơm và sau đó cho tô thịt bò vào xào đều với lửa lớn trong khoảng 2 phút. Khi thịt bò dần chín đều thì mẹ thêm mướp vào xào cùng thịt bò đến khi mềm.
  • Bước 5: Sau khi thịt và mướp đã mềm thì cho giá đỗ vào đảo đều trong khoảng 3 phút. Cuối cùng cho thêm ít hành lá cho đẹp mắt và dậy mùi thơm vị rồi bỏ ra đĩa để thưởng thức.

5. Các lưu ý khi sử dụng mướp cho chị em mới sinh

Phụ nữ sau sinh có ăn được mướp không thì sau khi tìm hiểu các thông tin trên thì chị em đã có được câu trả lời cho mình cho bản thân mình. Thế nhưng, để cơ thể mẹ bỉm sữa hấp thụ được hết dinh dưỡng từ mướp thì sau đây là những lưu ý mẹ cần phải quan tâm:

  • Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, các mẹ bỉm sữa hãy tìm mua mướp ở những cửa hàng rau củ sạch sẽ và uy tín hoặc siêu thị để có nguồn thực phẩm an toàn nhất.
  • Cũng như mọi loại thực phẩm khác, việc ăn nhiều mướp cũng cần hạn chế trong quá trình tiêu thụ loại quả này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, các mẹ chỉ nên ăn mướp tối đa 3 bữa trong một tuần để tránh tiêu thụ quá nhiều lượng chất và dễ gây hại cho cơ thể.
  • Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo các mẹ không nên dùng mướp ăn kèm với cải bó xôi và củ cải trắng. Nên các mẹ hãy lưu ý hơn khi sử dụng món mướp trong thực đơn hằng ngày.
  • Ngoài mướp, các mẹ nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm dinh dưỡng khác để tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, đồng thời hỗ trợ cho quá trình giảm cân sau sinh.
  • Kết hợp với các phương pháp giảm cân khác như xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục và có lối sống lành mạnh để vừa nâng cao được sức khỏe vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.

Tóm lại, mướp ngọt hay mướp đắng đều mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho mọi người. Tuy nhiên, mướp đắng không được khuyến cáo sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, cụ thể là phụ nữ sau sinh, trong khi mướp ngọt lại ngược lại. Các mẹ bỉm sữa có thể tìm hiểu các thông tin về cách sử dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng mướp để bữa ăn hằng ngày được an toàn và tốt hơn cho sức khỏe. Thay vì lựa chọn ăn mướp sau sinh để giảm cân thì các mẹ cũng có thể lựa chọn các phương pháp giảm cân khoa học để được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Trong trường hợp các mẹ bỉm quá bận rộn với công việc chăm sóc bé sau sinh mà không có thời gian tập luyện hay ăn kiêng thì có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới là truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này có khả năng can thiệp từ trong ra ngoài nhờ sự kết hợp tuyệt vời của các hoạt chất và quy trình ăn uống  hợp lý. Sử dụng truyền tiêu hao năng lượng không chỉ giúp sản phụ giảm mỡ nội tạng mà còn giải quyết cả các vấn đề về mỡ bệnh lý trong máu và mỡ dưới da nếu có dư thừa. Sau mỗi buổi truyền, cơ thể sẽ có sự chuyển hóa tốt hơn, đủ năng lượng cho mọi hoạt động mà không gây tích tụ mỡ dư thừa và đặc biệt là không có nhu cầu nạp thêm năng lượng. Sản phụ sẽ được tầm soát sức khỏe và xét nghiệm vi chất  chuyên sâu để hỗ trợ bác sĩ thiết kế liệu trình điều trị chính xác. Đồng thời kiểm soát và điều chỉnh bệnh nền hiệu quả. Sau liệu trình hoàn toàn không cần nghỉ dưỡng. Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình đều có cảm giác phấn chấn, tràn đầy năng lượng nhờ cơ chế chuyển hoá mỡ thừa thành năng lượng. Tỷ lệ tái béo sau khi sử dụng truyền tiêu hao năng lượng được đánh giá là thấp nhất trong tất cả các phương pháp giảm mỡ hiện nay, giúp sản phụ quản lý cân nặng hiệu quả mà không cần ăn kiêng hay tập luyện quá vất vả.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Có nên lắc vòng sau sinh để giảm cân không?

Có nên lắc vòng sau sinh để giảm cân không?

Vì sao thường béo bụng sau sinh?

Vì sao thường béo bụng sau sinh?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Muốn giảm cân sau sinh có nên ăn hạt sen và hạt sen bao nhiêu calo?

Muốn giảm cân sau sinh có nên ăn hạt sen và hạt sen bao nhiêu calo?

Phụ nữ sau sinh nhảy dây có giảm cân không?

Phụ nữ sau sinh nhảy dây có giảm cân không?

252

Bài viết hữu ích?