Zalo

Phải làm thế nào để hết mệt mỏi kinh niên?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mệt mỏi là dấu hiệu triệu chứng mà nhiều người thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, một người chỉ được đánh giá là bị mắc bệnh mệt mỏi kinh niên khi tình trạng này kéo dài từ 6 tháng trở lên. Hội chứng mệt mỏi kinh niên là một rối loạn phức tạp đặc trưng bởi sự mệt mỏi cực độ mà không do nguyên nhân bệnh lý tiềm ẩn nào. Câu hỏi làm thế nào để hết mệt mỏi sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao bạn bị mệt mỏi kinh niên?

Mệt mỏi kinh niên là tình trạng mệt mỏi cực độ kéo dài trên 6 tháng. Một số dấu hiệu triệu chứng của tình trạng mệt mỏi kinh niên cụ thể như sau: 

  • Rối loạn giấc ngủ: Mệt mỏi có thể có nguyên nhân do rối loạn giấc ngủ. Nghiên cứu về giấc ngủ có thể xác định liệu rằng giấc ngủ có bị ảnh hưởng bởi các rối loạn như hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng chân không yên hoặc mất ngủ.
  • Các vấn đề y tế khác: Mệt mỏi là dấu hiệu phổ biến trong một số tình trạng bệnh lý như thiếu máu, đái tháo đường và bệnh về tuyến giáp. 
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Mệt mỏi cũng là dấu hiệu đặc trưng của nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng. 
  • Những người mắc bệnh mệt mỏi kinh niên cũng thường gặp các vấn đề sức khỏe khác cùng lúc như rối loạn giấc ngủ, đau cơ xơ hóa hoặc hội chứng ruột kích thích.

Vì sao bạn bị mệt mỏi kinh niên? Tính đến hiện nay thì các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của vấn đề này. Giả thiết được đưa ra là một số người có thể được sinh ra với khuynh hướng mắc chứng rối loạn này, sau đó được kích hoạt bởi sự kết hợp của một số yếu tố. Các yếu tố kích hoạt tình trạng mệt mỏi kinh niên có thể bao gồm:

  • Nhiễm virus: Một số người phát triển hội chứng mệt mỏi kinh niên sau khi cơ thể bị nhiễm virus. Các loại virus có thể gây ra tình trạng này bao gồm virus Epstein-Barr, virus herpes type 6 ở người và virus gây bệnh bạch cầu ở chuột.
  • Vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch của những người mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên có bị suy giảm, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được liệu rằng sự suy giảm này có đủ để thực sự gây ra các rối loạn hay không.
  • Mất cân bằng nội tiết tố: Những người mắc phải hội chứng mệt mỏi kinh niên đôi khi cũng có triệu chứng nồng độ hormone trong máu được sản xuất ở vùng dưới đồi, tuyến yên hoặc tuyến thượng thận cao bất thường. Tuy nhiên, ý nghĩa của những bất thường này vẫn chưa được xác định cụ thể.
làm thế nào để hết mệt mỏi
Mệt mỏi kinh niên là tình trạng mệt mỏi cực độ kéo dài trên 6 tháng

2. Làm thế nào để hết mệt mỏi kinh niên?

Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để cơ thể hết mệt mỏi? Tính đến hiện nay thì vẫn chưa có cách điều trị triệt để hội chứng mệt mỏi mãn tính. Điều trị mệt mỏi kinh niên tập trung vào việc giảm triệu chứng. Một số cách để giảm tình trạng mệt mỏi kinh niên, cụ thể như sau: 

2.1. Kiêng thực phẩm gây ra viêm

Làm thế nào để hết cảm thấy mệt mỏi? Chứng viêm đóng một vai trò đối với tình trạng mệt mỏi kinh niên. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên áp dụng thực đơn có bổ sung các thực phẩm chống viêm như cá và dầu ô liu. Đồng thời, trong thực đơn hàng ngày bạn cần cố gắng hạn chế các thực phẩm gây viêm như đường, đồ chiên rán và thịt chế biến sẵn.

2.2. Giữ nước cho cơ thể

Mặc dù uống nhiều nước hơn không phải là cách chữa chứng mệt mỏi mãn tính nhưng việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể đóng vai trò quan trọng. Mất nước được biết là làm cho tình trạng mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn. Việc bạn giữ đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng để cải thiện hoặc duy trì sức khỏe.

2.3. Ghi nhật ký về thực phẩm 

Làm thế nào để cơ thể hết mệt mỏi? Một trong những cách giúp giảm mệt mỏi cho cơ thể là ghi chép nhật ký về cách loại thực phẩm sử dụng hàng ngày. Nhật ký thực phẩm là một cách giúp cải thiện hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bạn. Việc theo dõi cảm giác của bạn và những gì bạn ăn mỗi ngày để tìm ra bất kỳ xu hướng nào. Nguyên nhân là do có 35% đến 90% những người bị mệt mỏi mãn tính gặp phải các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Hội chứng này có thể bắt đầu với cơn khó chịu kèm theo nóng rát vùng thượng vị.

2.4. Thử áp dụng các chế độ ăn kiêng 

Một số thực phẩm có thể ảnh hưởng có lợi hoặc bất lợi đến tình trạng bệnh. Ví dụ, một số người đã nhận thấy cải thiện tình trạng mệt mỏi sau khi loại bỏ gluten hoặc thực phẩm giàu carbohydrate khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày trong khi những người khác không thấy tác dụng gì. Vì không có chế độ ăn kiêng là tiêu chuẩn cho tất cả mọi người nên bạn nên thử nghiệm nhiều chế độ ăn kiêng để tìm ra chế độ ăn uống phù hợp nhất với bản thân.

Với tình trạng mệt mỏi mãn tính, điều quan trọng là phải lắng nghe cơ thể. Bạn nên thực hiện những thay đổi nhỏ như thêm nhiều rau xanh vào bữa tối mỗi tối. Thời gian thực hiện nên kéo dài tối thiểu là một tháng trước khi quyết định xem liệu sự thay đổi đó có cải thiện được các dấu hiệu triệu chứng hay không. 

2.5. Hạn chế uống caffeine

Caffeine là một được nhiều người lựa chọn để giúp tỉnh táo và cải thiện năng lượng nhưng loại thức uống này lại gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng. Theo các nhà khoa học đã chỉ ra rằng caffeine có thể là nguyên nhân gây mất ngủ dẫn đến cảm giác thiếu năng lượng và khiến người dùng có xu hướng lạm dụng nó. Do vậy, bạn nên hạn chế sử dụng cà phê để cơ thể luôn nhiều năng lượng.

2.6. Thử những bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn

Nhiều người mắc chứng mệt mỏi mãn tính thường cảm thấy quá mệt để ăn hoặc không cảm thấy đói. Làm thế nào để hết cảm thấy mệt mỏi? Đối với người đang thực hiện giảm cân có thể nên thử chia nhỏ bữa ăn thường xuyên hơn hoặc thêm đồ ăn nhẹ giữa mỗi bữa ăn. Việc chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn có thể giúp duy trì năng lượng. Đồng thời, các phần nhỏ hơn cũng có thể dễ dung nạp hơn.

2.7. Chú ý đến đường

Đường cũng có thể tăng cường năng lượng tạm thời, nhưng sau đó, lượng đường có thể gây ra mệt mỏi nhiều hơn hơn. Thay vì ăn thực phẩm có đường tinh luyện, bạn có thể ăn thực phẩm có vị ngọt tự nhiên với một chút protein để giúp cân bằng lượng đường trong máu và mức năng lượng. Quả mọng với sữa chua nguyên chất, không đường là một lựa chọn tuyệt vời để tăng năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi.

2.8. Tập trung vào các loại rau củ

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên tập trung vào các loại rau xanh không chứa tinh bột. Chế độ dinh dưỡng nên cung cấp đầy đủ các loại rau đủ màu sắc trong ngày để nhận được các chất dinh dưỡng và lợi ích độc đáo của chúng. Cụ thể, các loại rau màu đỏ có chứa các chất chống oxy hóa và giúp giảm viêm. Rau màu vàng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin A, C và B6.

2.9. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến nhiều thường có ít chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm nguyên chất. Điều quan trọng là bạn cần phải bổ sung vào chế độ dinh dưỡng nhiều thực vật như các loại đậu, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ nhu cầu của cơ thể.

2.10. Bổ sung chất béo lành mạnh

Làm thế nào để cơ thể hết mệt mỏi? Một cách khác để cơ thể giảm mệt mỏi là bổ sung thêm các chất béo lành mạnh. Các loại thực phẩm cung cấp chất béo lành mạnh có thể là quả óc chó, vài lát bơ, vài miếng cá hồi. Chất béo lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe của não và tim và giúp giảm viêm.

làm thế nào để hết mệt mỏi
Uống đủ nước là một cách để giảm mệt mỏi kinh niên

3. Các điểm cần lưu ý để hết mệt mỏi

Hội chứng mệt mỏi kinh niên là bệnh lý thường gặp trên thực tế lâm sàng. Việc chẩn đoán dựa vào tình trạng mệt mỏi kéo dài tối thiểu là 6 tháng không giảm khi nghỉ ngơi kèm một số tiêu chí khác sau khi đã loại trừ mệt mỏi do các bệnh lý thực thể khác. Để điều trị hội chứng này rất phức tạp và không có thuốc đặc trị đặc hiệu. Điều quan trọng là xây dựng chế độ ăn kết hợp với lối sống sinh hoạt sao cho phù hợp.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin liên quan đến làm thế nào để cơ thể hết mệt mỏi. Hi vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích để bạn có thể kiểm soát và giải tỏa căng thẳng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tài liệu tham khảo: Healthline.com, Mayoclinic.org

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Các bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể

Suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài

Suy nhược cơ thể do làm việc quá sức và căng thẳng kéo dài

Các triệu chứng mệt mỏi buồn nôn cảnh báo điều gì?

Các triệu chứng mệt mỏi buồn nôn cảnh báo điều gì?

Suy yếu cơ bắp: Các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Suy yếu cơ bắp: Các nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do làm việc quá sức, dễ gặp ở nhóm doanh nhân

15

Bài viết hữu ích?