Suy yếu cơ bắp là bệnh lý khá phổ biến trong xã hội hiện đại, bệnh gây ra sự cản trở trong cuộc sống hàng ngày, cản trở khả năng di chuyển, duy trì sự thăng bằng, đi, đứng. Khi mắc bệnh, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình yếu ớt hơn, cơ bắp bị mất đi sức mạnh. Nó có thể gây ra sự ảnh hưởng từng chút một theo thời gian. Những triệu chứng yếu cơ bắp sẽ có sự khác biệt so với tình trạng mệt mỏi và đau đớn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy yếu cơ bắp như do chấn thương, lão hóa, ít hoạt động thể chất, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh, loạn dưỡng cơ hoặc do các bệnh tự miễn.
Có nhiều nguyên nhân khiến cơ bắp bị yếu, điển hình trong đó là:
Khối lượng cơ bắp trong cơ thể bị mất và yếu đi theo tuổi tác là một điều bình thường, đây còn được gọi là tình trạng thiểu cơ. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ không để ý đến tình trạng này nhiều trước khi bạn bước vào độ tuổi 60, 70.
Bệnh thiểu cơ cũng có thể đi kèm với các tình trạng sức khỏe khác khiến bạn khó có thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh thiểu cơ thì họ có thể làm các cuộc kiểm tra để xem xét bạn có thể đi bộ nhanh như thế nào.
Một số loại thuốc có thể làm suy yếu cơ bắp của bạn là corticosteroid như prednisone và statin làm giảm cholesterol. Nếu trong và sau quá trình sử dụng thuốc bạn thấy cơ bắp bị yếu và không biết tại sao thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để xem xét đó có phải là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bạn đang dùng hay không?
Cơ bắp bị yếu cũng có thể do bạn bị cúm hoặc cảm lạnh, bên cạnh đó bạn có thể thấy suy nhược cơ thể. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài đến vài tuần và biến mất khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Một số loại virus có thể lây nhiễm vào cơ thể và gây ra tình trạng yếu cơ, điều này sẽ khó có thể xảy ra nếu bạn khỏe mạnh.
Các dấu hiệu khi nhiễm COVID-19 là sốt, ho, mệt mỏi và cũng tương tự như bệnh cúm. Tuy nhiên, COVID cũng có thể gây ra các triệu chứng ở các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả yếu cơ. Nếu trường hợp nặng của COVID hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác khiến người bệnh phải nằm nhiều ngày thì cơ bắp cũng sẽ bị mất sức. Trong trường hợp này các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng sẽ sớm giúp bạn lấy lại sức khỏe.
Hay xem xét lại bạn có nâng vật gì có trọng lượng lớn không, hay công việc của bạn có liên quan đến việc lặp lại nhiều lần? Nếu vậy, nguyên nhân yếu cơ bắp có thể là do căng cơ, hoặc rách cơ. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng phương pháp RICE tại nhà để giúp vết thương mau lành bằng cách: Nghỉ ngơi, đá, nén,...
Hãy đi khám bác sĩ nếu vết thương trở nên nặng hơn. Kéo dãn và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giữ cho cơ bắp khỏe mạnh và ngăn ngừa chấn thương trong tương lai.
Suy yếu cơ bắp cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh đa xơ cứng. Khi mắc phải căn bệnh này thì hệ thống miễn dịch sẽ tấn công lớp bảo vệ bao quanh các sợi thần kinh dẫn đến sự gián đoạn trong giao tiếp giữa não và những bộ phận khác trong cơ thể.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đa xơ cứng phụ thuộc vào từng người, bao gồm cảm giác tê, yếu ở một hoặc ở cả 2 chân.
Nếu cơ bắp bị yếu một cách đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Theo đó, hầu hết các tình trạng yếu cơ liên quan đến đột quỵ sẽ ảnh hưởng đến một bên cơ thể chứ không ảnh hưởng đến bên còn lại. Song song với đó bạn cũng có thể cảm thấy chóng mặt, mờ mắt, khó đi lại, nói chuyện, đau đầu,....
Có nhiều nguyên nhân yếu cơ bắp là do các tình trạng sức khỏe khác đi kèm với tình trạng này như:
Để biết được chính xác nguyên nhân yếu cơ bắp thì khi xuất hiện các dấu bạn hãy đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Nắm được các dấu hiệu suy yếu cơ bắp sẽ giúp bạn nhận biết các triệu chứng để phát hiện bệnh và sớm có các biện pháp ngăn chặn và điều trị kịp thời:
Thói quen ít hoạt động thể chất có thể khiến cơ bắp bị co lại và dần trở nên suy yếu. Tiếp đếm các cơ ở lưng có thể không còn khả năng hỗ trợ dây chằng và cột sống gây ra mỏi lưng khi đứng, tăng nguy cơ chấn thương.
Theo Hội đồng Tập thể dục Hoa Kỳ thì những động tác plank có thể giúp kiểm soát các chứng bệnh đau lưng, vì khả năng co bóp các nhóm cơ chính ở vùng lõi mà người tập không cần vận động nhiều, giúp hỗ trợ tăng cường cơ bụng, đồng thời ổn định cột sống. Để thực hiện các động tác plank đúng cách thì bạn nên bắt đầu với tư thế nằm sấp, tiếp đến chống hai khuỷu tay vuông góc với dưới vai, nhón hai mũi chân, nâng thân người lên. Lúc này, bạn cần giữ lưng, hông và cổ thành một đường thẳng trong khoảng thời gian 30 giây. Tiếp tục trở về tư thế cũ và thực hiện lặp lại thêm 3-5 lần.
Mệt mỏi cũng là một dấu hiệu suy yếu cơ bắp mà bạn cần chú ý. Một nguyên nhân dễ nhận thấy ở người thường xuyên bị mệt mỏi là do không thực hiện các hoạt động tập thể dục. Theo University Health New, những người ít khi thực hiện thể dụng, tham gia các hoạt động thể chất thì sẽ dễ bị giảm hệ thống cơ xương, đồng thời ảnh hưởng đến hệ tim mạch và khiến tâm trạng chán nản. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nếu thường xuyên hoạt động thể chất không chỉ giúp nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực mà còn ngăn chặn sự mệt mỏi, phòng ngừa bệnh tật, giúp cơ bắp săn chắc.
Bạn nên dành thời gian tập thể dục 30 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải và hai bài tập giúp tăng cường sức mạnh toàn thân ở mỗi tuần. Song song với đó có thể kết hợp nâng tạ với những bài cardio như chạy bộ, đạp xe và bơi lội.
Thường xuyên bị chuột rút cũng là một dấu hiệu cơ bắp bị yếu mà bạn cần chú ý. Đây là một hiện tượng co cơ, xảy ra tại bắp chân, bàn chân,.... gây ra sự đau đớn, khó chịu một cách bất ngờ. Lý giải nguyên nhân này có thể là do cơ bắp được tạo ra để di chuyển nên khi bị yếu cơ sẽ khiến cho người bệnh ít có thể thực vận động trong thời gian dài, từ đó dẫn đến chuột rút.
Để phòng tránh thì bạn nên thực hiện một vài động tác giãn cơ trước khi ngủ để giúp phòng tránh bị chuột rút ở chân. Bên cạnh đó, ban ngày nên thực hiện vận động với các bài thể dục như đi bộ, đạp xe,...
Teo cơ là một dấu hiệu khá rõ ràng khi bị suy yếu cơ bắp. Đây là hiện tượng làm giảm khối lượng, sức mạnh của cơ. Những triệu chứng điển hình thường là giảm khối lượng cơ, bị tê và ngứa ran tại các chi.
Theo đó, những người ít vận động trong một thời gian dài có thể khiến cơ bắp khó có thể săn chắc, mềm mại. Ngoài ra, họ cũng dễ bị mệt mỏi hơn so với bình thường hoặc thực hiện khi cơ bắp còn khỏe mạnh. Hãy khắc phục bằng cách thường xuyên tập thể dục và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân và những dấu hiệu khi bị suy yếu cơ bắp để từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Khi có các dấu hiệu bất thường bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Tài liệu tham khảo: Patient.info, Webmd.com
52
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
52
Bài viết hữu ích?