Zalo

Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Ngày nay nhiều người trẻ gặp phải những áp lực trong công việc và cuộc sống gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Hệ luỵ của vấn đề này là ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, cần có phương pháp tối ưu giúp kiểm soát giấc ngủ và giảm thiểu tình trạng rối loạn giấc ngủ ở đối tượng này.

1. Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi là gì?

Rối loạn giấc ngủ là những thay đổi bất thường ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ hàng ngày. Ở người trẻ, tình trạng rối loạn giấc ngủ thường gặp các dấu hiệu như: 

  • Thường xuyên thức khuya khiến việc đi vào giấc ngủ gặp nhiều khó khăn, và không thể ngủ sớm được. 
  • Mất khá nhiều thời gian để có thể đi vào giấc ngủ. 
  • Khó ngủ suốt đêm hoặc cả đêm ngủ nhưng không sâu giấc, thường xuyên gặp tình trạng tỉnh giấc vào ban đêm và không thể ngủ trở lại được. 
  • Xuất hiện ngáy, thở hổn hển hoặc nghẹt thở khi ngủ
  • Cơ thể cảm giác mệt mỏi, mất sức ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng. 
  • Ngủ nhiều hơn vào ban ngày, thường xuyên có giấc ngủ trưa dài nhưng cơ thể vẫn mệt hoặc ngủ quên khi đang làm việc, học tập. 

Nhiều đánh giá đã cho thấy và chỉ ra những lý do khiến gia tăng tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi bao gồm:

  • Áp lực từ công việc và học tập. Khi xã hội phát triển, cuộc sống của người trẻ đòi hỏi phải có sự tập trung và luôn bận rộn quay cuồng của vòng xoáy này. Vì vậy áp lực lên hệ thần kinh ở những người trẻ luôn ở trạng thái kích thích. Điều này khiến ảnh hưởng khá nhiều đến giấc ngủ của họ.
  • Người trẻ có thói quen sử dụng điện thoại, máy tính hay các loại thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ. Phải thừa nhận rằng, người trẻ tuổi hiện nay tiếp xúc với các thiết bị công nghệ khá phổ biến và với tần suất liên tục. Vì vậy, ngoại trừ trong công việc phải sử dụng, thì họ cũng gặp vấn đề nghiện thiết bị công nghệ khiến ảnh hưởng đến giấc ngủ của họ. Thói quen sử điện thoại hoặc máy tính gây ra mất ngủ làm hại cho hệ thần kinh, cơ quan mắt mỏi và nhức,... dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ.
  • Thói quen ăn uống không khoa học và sử dụng các chất kích thích. Nhiều người trẻ tuổi có thói quen ăn vặt, ăn đêm khi đó dẫn đến tình trạng ăn quá no trước khi đi ngủ. Vì vậy, sẽ làm cơ thể mất ngủ do vẫn phải tăng cường làm việc để tiêu hoá hết lượng thức ăn vừa được nạp vào. Thêm vào đó, việc sử dụng cà phê, trà, rượu bia, thuốc lá,... đều là nguyên nhân gây khó ngủ. Trong thuốc lá có chứa nicotin, cà phê chứa cafein… khiến não hưng phấn, tỉnh táo và cơ thể không có cảm giác buồn ngủ. Sử dụng những thức uống này có thể khiến giấc ngủ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra tình trạng mất ngủ
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Thường những người trẻ tuổi có một cuộc sống khá sôi động và lịch trình sinh hoạt cũng sẽ không theo một quy luật cụ thể. Thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, học tập và làm việc không khoa học có thể khiến rối loạn hormone và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể như suy nhược cơ thể, dị ứng, cơ xương khớp…
  • Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ do internet. Theo nghiên cứu của Hội đồng nghiên cứu Châu Âu cho rằng khi người trẻ liên tục truy cập Internet tốc độ cao sẽ khiến họ mất khoảng 25 phút giấc ngủ mỗi đêm. Điều này do ức chế quá trình sản xuất melatonin gây rối loạn kiểm soát chu kỳ giấc ngủ. 
rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ do internet 

2. Hậu quả của rối loạn giấc ngủ ở người trẻ?

Thiếu ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không ngon không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của người trẻ mà chúng còn là nguyên nhân gây nên một loạt các vấn đề nghiêm trọng như:

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý trầm cảm. Bệnh trầm cảm trong giới trẻ hiện đang gia tăng rất mạnh và tình trạng của bệnh ngày càng phức tạp. Một trong những nguyên nhân chính là do mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Khi một người trẻ mất ngủ một đêm thì sáng hôm sau họ có thể gặp tâm trạng cáu kỉnh, khó chịu. Thiếu ngủ hoặc mất ngủ diễn ra liên tục sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 
  • Mất tập trung trong công việc và học tập. Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, thì bộ não sẽ dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu. Khi đó cơ thể sẽ cảm thấy chậm chạp và gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ hoặc ghi nhớ thông tin. 
  • Tăng nguy cơ rối loạn tâm thần. Khi cơ thể thiếu ngủ từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày và tình trạng này kéo dài vài ngày thì không gây hại đáng kể. Nhưng nếu diễn ra thường xuyên, thì sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ do lúc này não bộ không được nghỉ ngơi và hồi phục. Trong kết quả nghiên cứu chụp hình ảnh não của người mất ngủ cho thấy có sự gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não, gây ra rối loạn tâm thần. Một số chuyên gia nhận định rằng, nếu không ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày thì nguy cơ cao mắc trầm cảm ngay cả khi không có bất kỳ tiền sử nào về căn bệnh này. 
  • Tăng huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy yếu tố kích thích căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người ít ngủ và sẽ gây ra tình trạng tăng huyết áp. Nếu một người bị rối loạn giấc ngủ liên tục, kéo dài nhiều ngày có thể tác động tiêu cực đến huyết áp cơ thể. Việc thiếu ngủ ở đây có thể là số thời gian ngủ ít hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ làm tăng áp lực lên hoạt động của cơ quan tim. Vì thế khi thức tim sẽ phải đập nhanh hơn để đưa máu tới các cơ quan còn khi ngủ thì cơ thể không yêu cầu lưu thông máu nhiều nên nhịp tim chậm và được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài làm cho tim mệt và dễ mắc các bệnh tim mạch trong đó điển hình là tăng huyết áp. 
  • Tăng cân và tăng nguy cơ ung thư. Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ… có thể làm chậm quá trình trao đổi chất từ đó tăng hàm lượng đường huyết trong cơ thể. Đây là yếu tố gây béo phì khá cao. Các nhà nghiên cứu còn nhận định, hormone melatonin được sản xuất trong khi ngủ có tác dụng quan trọng trong việc chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Vì vậy khi mất ngủ hormon này sẽ giảm đi và làm tăng nguy cơ mắc ung thư. 

3. Làm gì khi người trẻ bị rối loạn giấc ngủ?

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi có thể do nhiều nguyên, để cải thiện tình trạng này nên thiết lập lịch ngủ, cải thiện tinh thần, thực hiện các thói quen lành mạnh sau:

3.1. Đặt lịch ngủ và thiết lập đồng hồ sinh học của cơ thể

Một lịch trình ngủ cố định sẽ giúp những người trẻ tuổi cải thiện chất lượng giấc ngủ đồng thời giúp não bộ làm quen với ngủ đủ giấc. Song song với việc này có thể áp dụng thêm các hoạt động như: 

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm trong ngày, kể cả ngày cuối tuần. Thói quen này sẽ giúp cơ thể thiết lập và duy trì đồng hồ sinh học của cơ thể. Đồng thời giúp ngủ ngon hơn. 
  • Ưu tiên giấc ngủ. Ở những người trẻ thường có xu hướng bỏ qua giấc ngủ để làm việc hoặc học tập. Tuy nhiên, để kiểm soát giấc ngủ tốt nên đi ngủ khi cơ thể đã sẵn sàng. 
  • Không lạm dụng giấc ngủ ngắn. Mặc dù ngủ trưa hoặc ngủ ngắn có thể giúp cơ thể lấy lại năng lượng để làm việc. Nhưng ngủ ngắn sau 2 giờ chiều có thể khiến cơ thể sẽ bị mất ngủ vào ban đêm. 
rối loạn giấc ngủ ở người trẻ
Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ tuổi có thể do nhiều nguyên 

3.2. Thư giãn tinh thần

Khi cơ thể căng thẳng và lo lắng sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người trẻ. Vì thế bạn nên đi nằm trước 30 phút so với thời gian ngủ và có thể suy nghĩ về một khung cảnh bình yên, tập trung vào hơi thở và thư giãn tâm trí giúp ngủ ngon hơn.

3.3. Thói quen lành mạnh

Trước khi ngủ có thể duy trì một số thói quen sau để giúp kiểm soát rối loạn giấc ngủ tốt hơn:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục. Hoạt động thể chất không chỉ giúp nâng cao sức khoẻ cơ thể, mà còn giúp ngủ ngon vào ban đêm. Tuy nhiên, không nên tập thể dục vào lúc gần đi ngủ. Tốt nhất nên tập trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng. 
  • Không sử dụng các thiết bị công nghệ trong khoảng từ 30 đến 60 phút trước khi đi ngủ
  • Không sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích hoặc có cồn trước giờ đi ngủ

3.4. Cải thiện và tối ưu phòng ngủ

Môi trường ngủ tốt giúp kiểm soát rối loạn giấc ngủ tốt hơn. 

  • Lựa chọn đệm và ga giường phù hợp. 
  • Để nhiệt độ phòng mát mẻ và thoáng khí.
  • Hạn chế ánh sáng có thể làm gián đoạn giấc ngủ
  • Sử dụng mùi hương dịu nhẹ để tạo cho cơ thể trạng thái thoải mái
  • Hạn chế tiếng ồn ở khu vực phòng ngủ. 

Ngoài những biện pháp đơn giản trên bạn cũng có thể áp dụng phương pháp bổ sung NAD (hay NAD+) chính là hợp chất nicotinamide adenine dinucleotide đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng NAD + có khả năng thiết lập lại ‘đồng hồ cơ thể’. Vì vậy, bổ sung NAD + thường được sử dụng cho những người muốn điều trị chứng mất ngủ và mệt mỏi.

Rối loạn giấc ngủ ở người trẻ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp cải thiện rối loạn giấc ngủ ở người trẻ như thiết lập thời gian ngủ cố định, quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, tạo môi trường ngủ thoải mái.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Bị mất ngủ liên quan đến bệnh gì?

Bị mất ngủ liên quan đến bệnh gì?

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Lời khuyên về giấc ngủ cho người lớn tuổi để làm chậm quá trình lão hóa

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Mất ngủ có bị sụt cân không?

Hướng dẫn cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ

Hướng dẫn cách sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ

Có thể chữa mất ngủ bằng mật ong được không?

Có thể chữa mất ngủ bằng mật ong được không?

25

Bài viết hữu ích?