Zalo

Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Năng lượng thực chất là một phân tử gọi là adenosine triphosphate (ATP), được tạo ra bởi các cấu trúc tế bào cực nhỏ gọi là ti thể với nhiệm vụ cung cấp năng lượng. Nhiều nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể liên quan đến bệnh lý về tim mạch, hô hấp hay yếu tố tâm lý xã hội.

1. Suy giảm năng lượng cơ thể là gì?

Năng lượng cơ thể là gì? Năng lượng thực chất là một phân tử gọi là adenosine triphosphate (ATP), được tạo ra bởi các cấu trúc tế bào cực nhỏ gọi là ti thể. Công việc của ATP là lưu trữ năng lượng và sau đó cung cấp năng lượng đó cho các tế bào ở các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, theo độ tuổi khi cơ thể ngày càng già đi thì bạn bạn có ít ty thể hơn. Nếu bạn cảm thấy mình không có đủ năng lượng hay giảm năng lượng cơ thể đó có thể là do cơ thể bạn gặp vấn đề trong việc sản xuất đủ ATP và do đó cần cung cấp đủ năng lượng cho tế bào. Bạn có thể không khắc phục được tất cả các khía cạnh của việc mất năng lượng liên quan đến tuổi tác, nhưng có nhiều cách giúp cơ thể bạn sản xuất nhiều ATP hơn và bổ sung mức năng lượng đang suy giảm.  

Dấu hiệu lâm sàng của giảm năng lượng cơ thể được mô tả là tăng cảm giác mệt mỏi, uể oải, giảm động lực hoặc thờ ơ. Suy giảm năng lượng cơ thể có thể là phản ứng bình thường khi ngủ không đủ giấc, gắng sức, làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, lười vận động hoặc buồn chán. Khi là một phần của phản ứng bình thường, tình trạng giảm năng lượng cơ thể thường được giải quyết bằng cách nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và dinh dưỡng tốt. Trong một số trường hợp, giảm năng lượng cơ thể có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng cần được đánh giá ngay trong trường hợp khẩn cấp, bao gồm các:

  • Suy tim mất bù cấp tính với tình trạng suy giảm nhanh chóng khả năng bơm máu của tim;
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh hay chậm;
  • Mất cân bằng điện giải;
  • Xuất huyết hoặc chảy máu trong;
  • Trầm cảm nặng;
  • Nhiễm trùng nặng.

Giảm năng lượng cơ thể dai dẳng mà không có chẩn đoán rõ ràng có thể là kết quả của hội chứng mệt mỏi mãn tính, có thể bắt đầu giống như bệnh cúm và thường không thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng khác, chẳng hạn như khó khăn về nhận thức, kiệt sức kéo dài và bệnh tật sau khi hoạt độngđau nhức xương khớp, đau họng, nhức đầu và hạch bạch huyết mềm là phổ biến. Tình trạng giảm năng lượng cơ thể dai dẳng không giải quyết được bằng cách tự chăm sóc bản thân có thể là dấu hiệu của một chứng rối loạn tâm lý hoặc thể chất tiềm ẩn. 

Giảm năng lượng cơ thể dai dẳng có thể do hội chứng mệt mỏi mãn tính
Giảm năng lượng cơ thể dai dẳng có thể do hội chứng mệt mỏi mãn tính

2. Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể

Vì sao bị giảm năng lượng cơ thể?Giảm năng lượng cơ thể có thể là phản ứng bình thường khi một người ngủ không đủ giấc, làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài, cơ thể lười vận động hoặc buồn chán. Khi là một phần của phản ứng bình thường, tình trạng thiếu năng lượng thường được giải quyết bằng cách nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng và dinh dưỡng tốt. Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể kéo dài không giải quyết được có thể do nhiều loại bệnh, rối loạn hoặc tình trạng bệnh lý.

2.1. Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể liên quan đến tim và phổi

Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể có thể do các vấn đề về tim và phổi bao gồm:

  • Tình trạng bệnh hen suyễn;
  • Viêm phổi;
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD bao gồm cả những trường hợp bị khí thũng và viêm phế quản mãn tính);
  • Bệnh động mạch vành đặc trưng bởi tình trạng tích tụ mảng bám trong thành động mạch vành;
  • Suy tim sung huyết đặc trưng bởi suy giảm khả năng bơm máu của tim;
  • Bệnh lý liên quan đến van tim.
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim không đều;

2.2. Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể do tâm lý xã hội và thần kinh

Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể có thể do các tình trạng tâm lý xã hội hoặc thần kinh gây ra bao gồm:

  • Sử dụng các loại thức uống có chứa cồn như rượu trong thời gian dài;
  • Rối loạn lo âu;
  • Sa sút trí tuệ;
  • Trầm cảm;
  • Lạm dụng sử dụng thuốc điều trị;
  • Rối loạn ăn uống;
  • Làm việc quá sức kèm theo căng thẳng kéo dài;
  • Thay đổi ca làm việc.
Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể có thể do rối loạn lo âu
Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể có thể do rối loạn lo âu

2.3. Các nguyên nhân khác gây suy giảm năng lượng cơ thể 

Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể do bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bao gồm:

  • Thiếu máu với số lượng hồng cầu hoặc lượng hemoglobin thấp bất thường;
  • Mắc các bệnh liên quan đến ung thư;
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính;
  • Tình trạng đau mãn tính;
  • Bệnh tiểu đường (bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động);
  • Bệnh thận bao gồm sỏi thận, suy thận và dị tật thận hoặc bệnh gan như viêm gan, xơ gan và suy gan;
  • Bệnh lý nhiễm trùng;
  • Các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp;
  • Tình trạng suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể cũng có thể do tác dụng không mong muốn của các loại thuốc mà bạn sử dụng bao gồm: 

  • Các thuốc điều trị thấp khớp như viêm khớp dạng thấp (bệnh tự miễn mãn tính đặc trưng bởi viêm khớp), đau cơ xơ hóa (tình trạng mãn tính gây đau, cứng và đau) và bệnh lupus;
  • Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ.

Các mô hình và triệu chứng suy giảm năng lượng cơ thể có thể xác định nguyên nhân của nó. Nếu suy giảm năng lượng cơ thể bắt đầu vào buổi sáng và kéo dài cả ngày, đó có thể là do thiếu ngủ hoặc trầm cảm. Nếu suy giảm năng lượng cơ thể phát triển qua ngày và đi kèm với da khô, táo bón, nhạy cảm với lạnh và tăng cân thì đó có thể là do tuyến giáp hoạt động kém. Sự kết hợp giữa khó thở và suy giảm năng lượng cơ thể có thể là do các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch hoặc phổi. 

3. Phải làm gì khi bị suy giảm năng lượng cơ thể?

Một số phương pháp có thể thực hiện để cải thiện tình trạng suy giảm năng lượng cơ thể bao gồm:

  • Ăn kiêngTăng cường ATP với axit béo và protein từ thịt nạc như thịt gà - gà tây, cá béo như cá hồi, cá ngừ, và các loại hạt. Mặc dù ăn một lượng lớn có thể cung cấp cho cơ thể nhiều nguyên liệu hơn cho ATP, nhưng lại làm tăng cân, có thể làm giảm mức năng lượng. Số cân nặng dư thừa có nghĩa là cơ thể bạn phải làm việc nhiều hơn để di chuyển, vì vậy bạn sử dụng nhiều ATP hơn. Khi giảm năng lượng cơ thể tốt hơn là nên ăn nhiều bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ vài giờ một lần thay vì ba bữa lớn mỗi ngày. Ngoài ra, các bữa ăn lớn khiến nồng độ insulin tăng đột biến, sau đó làm giảm lượng đường trong máu một cách nhanh chóng, gây ra cảm giác mệt mỏi.
  • Uống đủ nước: Khi cơ thể bị thiếu chất lỏng, một trong những dấu hiệu đầu tiên là cảm giác mệt mỏi. Theo đó, bạn cũng có thể bổ sung chất lỏng từ các loại trái cây và rau quả chứa tới 90% nước như dưa chuột, bí xanh, bí, dâu tây, trái cây họ cam quýt và dưa hấu.
  • Ngủ đủ giấc: Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ lành mạnh có thể làm tăng mức ATP khắc phục tình trạng giảm năng lượng cơ thể. Mức ATP tăng trong những giờ đầu tiên của giấc ngủ, đặc biệt là ở những vùng não quan trọng hoạt động trong giờ thức dậy. 
  • Thiết lập và duy trì thói quen tập thể dục: Tập thể dục có thể tăng mức năng lượng bằng cách tăng cường các chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy năng lượng trong não, chẳng hạn như dopamin, norepinephrine và serotonin, đó là lý do tại sao bạn cảm thấy rất sảng khoái sau khi tập luyện. Tập thể dục cũng làm cho cơ khỏe hơn và hoạt động hiệu quả hơn, do đó chúng cần ít năng lượng hơn và do đó tiết kiệm được ATP. Theo một số nghiên cứu đã gợi ý rằng chỉ cần 20 phút hoạt động aerobic từ thấp đến trung bình, ba ngày một tuần, có thể giúp những người ít vận động cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.
Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng giảm năng lượng cơ thể
Uống đủ nước giúp cải thiện tình trạng giảm năng lượng cơ thể

Việc giảm năng lượng cơ thể hiếm khi là một trường hợp khẩn cấp; tuy nhiên, nếu nó phát triển đột ngột hoặc đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác thì có thể cần đánh giá ngay để hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng. Bạn cần đi khám ngay nếu mất năng lượng đột ngột, chóng mặt, đau tức ngực, lú lẫn, mất thị lực hoặc thay đổi thị lực, tăng cân đột ngột, khó thở, rối loạn nhịp tim hoặc thay đổi mức độ ý thức. Đồng thời, nếu tình trạng giảm năng lượng cơ thể kéo dài hoặc khiến bạn lo lắng thì cần đi khám sớm để được bác sĩ xác định nguyên nhân suy giảm năng lượng cơ thể và xây dựng phương pháp  điều trị phù hợp. Hiện nay, nhiều người trong đó có giới nghệ sĩ và kinh doanh đang áp dụng phương pháp truyền vi chất trực tiếp vào tĩnh mạch khi cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng. Để tạo nguồn năng lượng dồi dào bạn cần trải qua một quá trình lặp lại. Đối với những người có tính chất công việc bận rộn việc truyền vi chất sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng và tối ưu sức khỏe. Việc của bạn là xác định một địa chỉ uy tín, an toàn để thực hiện liệu trình này. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Cơ thể thường xuyên mệt mỏi là bị bệnh gì?

Những cách hàng đầu để giúp tăng cường năng lượng

Những cách hàng đầu để giúp tăng cường năng lượng

Cách lấy lại năng lượng cho cơ thể nhanh nhất

Cách lấy lại năng lượng cho cơ thể nhanh nhất

Cách nạp lại năng lượng cơ thể hoạt động tốt

Cách nạp lại năng lượng cơ thể hoạt động tốt

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

Các cách giảm mệt mỏi khi làm việc quá sức

40

Bài viết hữu ích?