Mỡ máu cao, đặc biệt là Cholesterol, là căn bệnh rất phổ biến hiện nay với nguy cơ hình thành biến chứng rất cao. Ngoài các phương pháp điều trị theo Tây y, một số mẹo dân gian với các loại thực phẩm quen thuộc vẫn có thể giảm mỡ máu, trong đó có tỏi. Vậy cơ chế giảm mỡ máu bằng tỏi là gì và áp dụng vào thực tế như thế nào?
1. Tác dụng của tỏi với sức khỏe
Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi ăn tỏi có giảm mỡ máu không của rất nhiều bệnh nhân, chúng ta cần hiểu về công dụng của loại gia vị quen thuộc này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng lẫn bác sĩ, tỏi mang đến nhiều tác dụng trong phòng và trị bệnh. Thành phần trong tỏi rất dồi dào iod và tinh dầu (chủ yếu là glycogen và các kháng sinh tự nhiên như aliin, fitonxit với khả năng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm). Ngoài ra, trong tỏi còn bao gồm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, Hydrat cacbon, Polisaccarit và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, phốt pho, magiê. Lưu ý, nhiều nghiên cứu cho biết khi được làm chín và mất đi mùi thì tỏi không còn tác dụng dược lý như khi còn ở dạng tươi.
Một số tác dụng của tỏi với sức khỏe như sau:
Ăn tỏi giảm mỡ máu và phòng ngừa bệnh tim mạch: Theo nghiên cứu, tỏi làm giảm nồng độ Triglyceride trong máu tương tự như nhóm thuốc fibrat. Đồng thời, tỏi còn có khả năng tăng nồng độ HDL-cholesterol và giảm LDL-cholesterol, do đó kiểm soát ổn định quá trình chuyển hóa lipid, chống xơ cứng động mạch (bao gồm mạch vành, mạch não và mạch ngoại vi). Các chuyên gia nghiên cứu và khẳng định, ăn càng nhiều tỏi thì nguy cơ bệnh tim mạch càng giảm do ức chế chuyển hóa chất béo tại gan, kích thích gan bài tiết dịch mật và đồng thời loại bỏ mỡ thừa bám trên thành động mạch;
Phòng và điều trị tăng huyết áp: Tỏi là vị thuốc hạ được cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương do có khả năng gây giãn các mạch máu bị tắc nghẽn hay co hẹp, qua đó giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm áp lực lên động mạch;
Chống đông máu: Các nghiên cứu Y học hiện đại cho thấy trong tỏi có chứa chất Ajoene với đặc tính tương tự aspirin là ức chế hình thành cục máu đông, đồng thời lại rất rẻ tiền và ít tác dụng phụ ngoài mong muốn;
Diệt khuẩn, phòng cảm cúm và tăng cường miễn dịch: Kháng sinh tự nhiên Allicin trong tỏi mạnh tương đương ⅕ của Penicilin và 1/10 của Tetracyclin. Tinh dầu tỏi giàu Glycogen, Aliin và Fitonxit, những hoạt chất này có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm rất tốt. Bên cạnh đó, thành phần trong tỏi còn bao gồm các chất chống oxy hóa với khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, ức chế quá trình lão hóa và hỗ trợ tái tạo các tế bào da (khi kết hợp vitamin B6).
2. Ăn tỏi giảm mỡ máu được không? Vì sao?
Giảm mỡ máu bằng tỏi được nhiều bệnh nhân truyền tai nhau với hiệu quả rất cao. Vậy thực sự ăn tỏi có giảm mỡ máu không và theo cơ chế nào? Theo các chuyên gia, tỏi có chứa Allicin, bản chất là chất chống oxy hóa mạnh, nên có đặc tính giảm mỡ máu là rất dễ hiểu. Cụ thể, trong tỏi tươi có chứa chất Alliin và khi được nghiền nát hoặc cắt nhỏ sẽ giải phóng ra enzyme Alliinase. Sự tương tác giữa Alliin và enzym Alliinase sẽ tạo thành Allicin với đặc tính ức chế hấp thụ cholesterol từ đường ruột vào máu.
Bên cạnh đó, tỏi còn ức chế Squalene Monooxygenase và HMG-CoA, những enzym này rất cần thiết cho quá trình sản xuất cholesterol. Tỏi còn có kích thích tế bào gan tăng tiết acid mật, qua đó gián tiếp phân hủy và tăng bài tiết cholesterol qua đường tiêu hóa.
Tóm lại, ăn tỏi giảm mỡ máu theo những cơ chế sau:
Làm giảm cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol và Triglycerid máu;
Làm tăng nồng độ HDL máu, một loại cholesterol tốt;
Ức chế quá trình chuyển hóa chất béo trong máu;
Loại bỏ lipid khỏi thành động mạch, từ đó chống xơ vữa một cách mạnh mẽ.
2. Người thừa cân, béo phì mỡ máu cao dùng tỏi an toàn không?
Theo các chuyên gia, tỏi là vị thuốc an toàn và thường dung nạp tốt với hầu hết đối tượng, trong đó bao gồm cả người thừa cân, béo phì. Do đó nhóm người này hoàn toàn có thể áp dụng các biện pháp giảm mỡ máu bằng tỏi. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho biết do tỏi gây cản trở tác dụng của một số loại thuốc như nhóm chống đông máu, chống virus hay kháng viêm giảm đau không steroid nên người thừa cân, béo phì đang uống bất kỳ loại thuốc nào nêu trên cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi ăn tỏi giảm mỡ máu.
Một số cách giảm mỡ máu bằng tỏi có thể kể đến như sau:
Giảm mỡ máu bằng tỏi tươi: Hợp chất sulphide có trong tỏi tươi ngăn cản hấp thụ cholesterol qua màng ruột và đồng thời loại bỏ cholesterol dư thừa qua đường bài tiết. Để sử dụng tỏi tươi làm thuốc giảm mỡ máu, bệnh nhân tiến hành theo các bước như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 2-3 tép tỏi tươi, đem đi lột vỏ, có thể cắt hạt lựu hoặc để nguyên;
Cách dùng: Bệnh nhân mỡ máu cao ăn tỏi tươi trực tiếp hoặc ăn kèm với thức ăn;
Liều dùng: Mỗi ngày dùng 2-3 tép tỏi tươi, nếu dùng liên tục sẽ nhận được kết quả hạ mỡ máu tốt nhất;
Giảm mỡ máu bằng tỏi ngâm rượu: Nhiều bệnh nhân lựa chọn uống rượu tỏi thay vì ăn tươi. Rượu tỏi có tác dụng loại bỏ cholesterol bám trên mạch máu, đồng thời làm giãn các mạch máu và hạn chế nguy cơ hình thành huyết khối. Các bước thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 300g tỏi tươi, bóc vỏ và cho vào bình ngâm với 600ml rượu trắng;
Sau 2 tuần có thể sử dụng rượu tỏi giảm mỡ máu với liều dùng 10ml/lần và 2 lần/ngày;
Giấm tỏi giảm mỡ máu: Cách giảm mỡ máu bằng tỏi này không đòi hỏi chế biến quá nhiều. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 500gr tỏi tươi, đã bóc vỏ và đem đi rửa sạch. Sau đó cho tỏi đã chuẩn bị vào lọ thủy tinh ngâm với 200gr đường đỏ và 500ml giấm trắng. Với cách làm này bệnh nhân có thể sử dụng sau 1 tháng, mỗi lần ăn 4-5 tép tỏi tươi và uống một ít giấm tỏi pha loãng bữa ăn, liên tục 15 ngày sẽ thấy kết quả;
Ăn tỏi đen có giảm mỡ máu không? Tỏi đen là loại tỏi được lên men tự nhiên từ tỏi trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, và đòi hỏi quá trình chế biến cần được kiểm soát chặt chẽ trong thời gian dài. Tỏi đen có mùi tương tự như thuốc bắc, vị không gắt như tỏi tươi mà sẽ có vị ngọt ngào như trái cây. Tỏi đen được chứng minh làm giảm Cholesterol toàn phần, tăng HDL-cholesterol và loại bỏ LDL-cholesterol. Nếu dùng tỏi đen giảm mỡ máu, bệnh nhân cần tiến hành theo các bước như sau:
Chuẩn bị: 3-4 củ tỏi đen, không cần sơ chế vì không cần thiết. Tỏi đen gần như đã được làm sạch trước và sẵn sàng;
Tỏi đen đã chuẩn bị sử dụng để ăn ngay trong hoặc sau bữa ăn, hoặc ngâm tỏi đen với mật ong 4 tuần rồi ăn;
Liều dùng: Mỗi ngày ăn 3-4 tép tỏi đen, liên tục trong một thời gian sẽ nhận thấy lượng mỡ trong máu giảm đáng kể.
Tóm lại, tỏi là thực phẩm an toàn và ăn tỏi giảm mỡ máu rất hiệu quả, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng quá 5gr tỏi mỗi ngày vì có tính rất nóng nên đa phần không tốt cho dạ dày, tăng nguy cơ tổn thương gan, gây sưng tấy, tiêu chảy, tăng nguy cơ chảy máu và chóng mặt. Song song với việc tuân thủ điều trị mỡ máu cao theo chỉ định của bác sĩ thì người thừa cân béo phì cũng cần có kế hoạch để kiểm soát cân nặng của mình, giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Hiện nay, để giảm cân hiệu quả, an toàn và nhanh chóng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì người thừa cân béo phì có thể sử dụng phương pháp truyền tiêu hao năng lượng. Phương pháp này chỉ cần thời gian trị liệu là 8 giờ, trong đó 2 giờ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết, tiến hành truyền dịch và 6 giờ để tập các bài tập giúp tăng cơ. Dịch truyền được sử dụng trong liệu pháp này bao gồm các vitamin nhóm B, khoáng chất vàng Selen, vitamin C, được truyền theo đường tĩnh mạch, sẽ chuyển hóa năng lượng của các tế bào mỡ thành loại năng lượng ATP, giúp làm tăng hoạt động của tế bào, làm tiêu hao nhanh chóng mỡ thừa, dẫn đến kết quả là làm giảm khối lượng và kích thước tế bào toàn thân, bao gồm cả việc làm giảm lượng mỡ nội tạng trong cơ thể. Đặc biệt, trước thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ tiến hành thăm khám sức khỏe, tầm soát bệnh nền, đo chỉ số mỡ… để đánh giá tình trạng thừa cân. Từ đó tư vấn chế độ dinh dưỡng, tập luyện và có liệu trình truyền phù hợp.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888