Zalo

Mức cholesterol lành mạnh nên là bao nhiêu?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Việc duy trì mức cholesterol khỏe mạnh là điều cần thiết cho sức khỏe tim mạch. Cholesterol ngoài tầm kiểm soát là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất dẫn đến đau tim, các bệnh tim mạch và đột quỵ. Vậy mức cholesterol lành mạnh nên là bao nhiêu?

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol được đo bằng miligam trên mỗi decilit máu (mg/dL). Cơ thể chứa 2 loại cholesterol – cholesterol “tốt” (HDL) và cholesterol “xấu” (LDL). HDL giúp bảo vệ trái tim của bạn bằng cách loại bỏ LDL khỏi máu, do đó ngăn ngừa sự tích tụ LDL trong động mạch. Mức HDL trên 60 mg/dL là chỉ số của một trái tim khỏe mạnh và có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn.

Cholesterol là 1 loại chất béo rất quan trọng đối với sức khỏe của tế bào. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol – dù tốt hay xấu – đều có thể gây hại cho tim. Đôi khi chúng có thể dẫn đến viêm, tắc động mạch, xơ vữa động mạch. Điều này có thể khiến tim bạn không thể hoạt động một cách bình thường, thậm chí các mảng bám còn đi theo động mạch lên não, gây tắc động mạch máu não dẫn đến tình trạng đột quỵ.

Nhiều người thắc mắc mức cholesterol lành mạnh là bao nhiêu? 

Vậy cholesterol nên ở mức nào để tốt cho sức khỏe tim mạch?

Một người được coi là có nguy cơ cao có thể mắc bệnh tim nếu nồng độ cholesterol toàn phần trong máu cao hơn 240 mg/dL, nồng độ cholesterol LDL cao hơn 160 mg/dL (190 mg/dL thậm chí còn có nguy cơ cao hơn) và nếu nồng độ cholesterol HDL là dưới 40 mg/dL.

2. Mức cholesterol lành mạnh nên là bao nhiêu?

Bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm máu nếu cần thiết nhằm mục đích kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu nếu bạn có những yếu tố rủi ro sau:

  • Huyết áp cao;
  • Bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường;
  • Thừa cân hoặc béo phì;
  • Hút thuốc;
  • Thiếu tập thể dục;
  • Chế độ ăn không lành mạnh.

Kết quả xét nghiệm nồng độ cholesterol trong máu có thể khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, tiền sử sức khỏe và các loại phương pháp được sử dụng để xét nghiệm và những yếu tố khác. Kết quả kiểm tra nằm ngoài mức bình thường không có nghĩa là sức khỏe bạn có vấn đề, bác sĩ còn kết hợp với các yếu tố lâm sàng mới đưa ra được kết luận. Tuy nhiên, nếu bạn muốn biết mức cholesterol tốt nên có là bao nhiêu. Bạn có thể tham khảo các mức cholesterol sau:

Phạm vi Cholesterol toàn phần ở người lớn như sau:

  • Bình thường: < 200 mg/dL;
  • Giới hạn cao: từ 200 đến 239mg/dL;
  • Cao: 240 mg/dL.

Phạm vi Cholesterol LDL ở người lớn như sau:

  • Tối ưu: < 100 mg/dL (Đây được xem như là mục tiêu cho những đối tượng đang mắc bệnh tim hoặc bệnh đái tháo đường).
  • Gần tối ưu: Từ 100 đến 129 mg/dL.
  • Giới hạn cao: Từ 130 đến 159 mg/dL.
  • Cao: 160 đến 189 mg/dL.
  • Rất cao: 190 mg/dL và cao hơn.

Những con số trên là hướng dẫn chung, bởi vì các mục tiêu thực tế phụ thuộc vào số lượng các yếu tố rủi ro mà bạn có đối với bệnh tim.

Nồng độ cholesterol HDL của bạn tối thiểu phải đạt mức trên 40 mg/dL. Đây là 1 loại cholesterol thực sự tốt cho bạn vì nó làm giảm đi các nguy cơ mắc bệnh tim. Nếu chỉ số cholesterol HDL càng cao thì rủi ro của bạn càng thấp. Cholesterol HDL đạt mức 60 mg/dL trở lên được coi là mức bảo vệ bạn khỏi các bệnh tim mạch. Vậy để có mức cholesterol lành mạnh bạn cần duy trì mức Cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL, Cholesterol LDL dưới 129mg/dL và Cholesterol HDL  trên 60 mg/dL.

Ngoài ra, việc đạt được mức cholesterol khỏe mạnh có vẻ khó khăn, nhưng không phải là không thể. Cách tốt nhất để đạt được các mục tiêu về cholesterol này là thay đổi lối sống lành mạnh như:

  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, những thực phẩm chứa nhiều muối, đường. Tăng cường sử dụng các thực phẩm lành mạnh, chứa các chất béo không bão hòa đơn, chất béo không bão hòa đa, chế độ ăn nhiều rau xanh, quả chín.
  • Không sử dụng rượu, bia.
  • Tập thể dục hàng ngày với một cường độ phù hợp với bản thân (thậm chí chỉ trong 30 phút).
Tập thể dục thường xuyên để có được mức cholesterol lành mạnh hơn
  • Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hoặc béo phì, cần có một chế độ giảm cân lành mạnh, giảm đi yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian để đáp ứng đủ mức tập luyện và thực hiện chế độ ăn giảm cân thì có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng từ Hoa Kỳ. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người

Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết có mức cholesterol cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim, hãy khuyến khích họ đi khám bác sĩ để giúp bảo vệ trái tim của họ và bắt đầu thực hiện những thay đổi tích cực hướng tới lối sống lành mạnh hơn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Vì sao người béo phì bị bệnh tim mạch nhiều?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Thừa cân tuổi trung niên tiềm ẩn rủi ro nào về sức khỏe?

Thừa cân tuổi trung niên tiềm ẩn rủi ro nào về sức khỏe?

Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

Cholesterol cao - Triệu chứng và nguyên nhân

9

Bài viết hữu ích?