Đinh lăng là 1 loài cây thường được trồng trong vườn nhà. Từ xa xưa, nó đã được ví như là nhân sâm của người nghèo bởi nhiều công dụng đối với sức khỏe, trong đó có tác dụng đinh lăng chữa mất ngủ. Vậy thực chất uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ và cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ như thế nào, nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
1. Tác dụng của cây đinh lăng đối với sức khỏe
Theo đại danh y Hải Thượng Lãn Ông thì cây đinh lăng được gọi là “sâm của người nghèo”. Nguyên nhân là do chất dinh dưỡng của đinh lăng gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc.
Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong Đông y với công dụng chữa mất ngủ, an thần, chữa đau nhức, cảm sốt và bồi bổ cơ thể. Theo Y học cổ truyền thì lá đinh lăng có tính mát, vị hơi đắng, có tác dụng trong việc giải độc, chống dị ứng, điều trị táo bón,... Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì lá đinh lăng có chứa những thành phần tốt cho sức khỏe. Một số công dụng chữa bệnh của đinh lăng phải kể đến bao gồm:
Điều trị mất ngủ: Lá đinh lăng chữa mất ngủ, an thần rất tốt và hiệu quả.
Chữa lành vết thương: Với các vết thương ở ngoài da bị chảy máu thì có thể lấy một ít lá đinh lăng rửa sạch, giã nát sau đó đắp trực tiếp lên vết thương tác dụng cầm máu và nhanh lành vết thương.
Lợi sữa: Lá đinh lăng là một bài thuốc cực hay có tác dụng giúp lợi sữa cho sản phụ và giảm tình trạng căng tức sữa. Cách để chuẩn bị vô cùng đơn giản, các sản phụ có thể lấy một nắm lá đinh lăng tươi rửa sạch và đun sôi rồi lấy nước uống. Chú ý chỉ nên uống nước lá đinh lăng khi còn ấm, không nên uống lạnh. Ngoài ra, các sản phụ cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng và hãm với nước sôi uống như nước chè uống hàng ngày tác dụng giúp lợi sữa.
Điều trị bệnh đường tiêu hóa: Lá đinh lăng sắc nước uống cũng có thể giúp điều trị các rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu. Một số người còn sử dụng lá đinh lăng để điều trị bệnh trĩ.
Điều trị bệnh thận: Đinh lăng có tác dụng lợi tiểu và hỗ trợ điều trị bệnh thận, trong đó phải kể đến là điều trị sỏi thận. Những người bị mắc bệnh sỏi thận có thể uống nước ép lá đinh lăng nhằm tăng tác dụng thanh lọc thận hiệu quả.
Điều trị chứng mồ hôi trộm ở trẻ em: Trẻ em nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi trộm thì có thể sử dụng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hoặc trải xuống giường để cho trẻ nằm. Tác dụng nhằm cải thiện chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ sau một thời gian.
Điều trị đau tử cung và rối loạn kinh nguyệt: Các hoạt chất trong loại lá đinh lăng giúp phụ nữ sau sinh tăng cường sức đề kháng qua đó giảm các cơn đau ở cổ tử cung. Ngoài ra, lá đinh lăng còn có tác dụng trong cải thiện tình trạng lưu thông khí huyết qua đó có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Điều trị sưng đau cơ khớp: Chuẩn bị một nắm lá đinh lăng tươi giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vị trí bị sưng đau và khi lá khô thì thay lá mới. Việc đắp lá đinh lăng liên tục sẽ giúp cho cảm giác sưng đau dịu đi.
Đối với bệnh đau lưng do thời tiết: Khi thời tiết thay đổi, một số người gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt là cột sống. Để giảm tình trạng này, bạn có thể nấu nước lá đinh lăng uống trong vài ngày sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.
2. Cây đinh lăng có khả năng chữa mất ngủ không? Vì sao?
Trong các bài thuốc chữa mất ngủ theo Y học cổ truyền thì uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ được nhiều người lựa chọn áp dụng và đạt được hiệu quả. Nguyên nhân là do trong thành phần của lá đinh lăng có những thành phần hoạt chất rất tốt đối với việc đả thông kinh lạc và cải thiện sức đề kháng. Những người thường xuyên bị đau đầu hay mất ngủ, việc uống nước lá đinh lăng sẽ giúp an thần để ngủ ngon giấc hơn, giảm đau hiệu quả.
Theo các tài liệu Y học cổ truyền thì lá đinh lăng có vị nhạt, hơi đắng và có tính bình, có tác dụng an thần và điều trị chứng mất ngủ.
Còn theo Y học hiện đại thì lá đinh lăng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, vitamin C và một số loại axit amin mà cơ thể người không có khả năng tự tổng hợp được.
Ngoài ra, trong thành phần của lá đinh lăng còn chứa hàm lượng cao các hoạt chất tanin, saponin triterpen, glycosid... Những hoạt chất này có khả năng tăng cường năng lượng, giảm cảm giác mệt mỏi, hỗ trợ chống oxy hóa, chống viêm, làm tăng mức độ dẫn truyền của thần kinh. Khi mức độ dẫn truyền thần kinh trong tăng cao sẽ gây cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Với thắc mắc “Uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ không?” thì câu trả lời là có thể.
3. Hướng dẫn cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ
Theo kinh nghiệm dân gian, cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ thường được sử dụng theo các cách sau:
3.1. Lá đinh lăng làm gối đinh lăng chữa mất ngủ
Chuẩn bị: Lá non cây đinh lăng.
Cách làm:
Đem lá đinh lăng rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá rồi để ráo nước và hong khô vừa tới. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời làm mùi thơm của lá bị giảm đi.
Đem lá đinh lăng sao vàng ở nhiệt độ thích hợp rồi mang đi hút ẩm ở nhiệt độ phù hợp.
Sử dụng lá đinh lăng với lượng vừa đủ và trộn với bông gòn để làm ruột gối đinh lăng. Một điểm cần lưu ý là ruột gối không quá nhiều đinh lăng bởi gây ra mùi hắc có thể sẽ gây ra tình trạng khó ngủ hơn.
3.2. Lá đinh lăng chữa mất ngủ do suy nhược cơ thể
Chuẩn bị: Lá đinh lăng, tam diệp, cỏ mực, lá vông, rau má mỗi vị 20g; hoàng bá, hoàng liên và bạch linh mỗi vị 10g và cây xấu hổ 16g.
Cách dùng: Cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ với các bước như sau:
Cho các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với 700ml nước cho đến khi cạn nước còn lại khoảng 300ml là được.
Chia nước thuốc làm hai phần bằng nhau và dùng vào thời điểm buổi sáng và chiều tối.
Uống liên tục trong thời gian 7 ngày đến khi không bị mất ngủ nữa thì ngưng.
Một cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ khác, bạn có thể tham khảo như sau:
Chuẩn bị 24g lá đinh lăng, cùng với lá vông và tam diệp mỗi vị 20g, 16g liên nhục và 12g tâm sen cho vào nồi sắc cùng 400ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 150ml. Sau đó, bạn chia nước thuốc vừa sắc được làm thành 2 lần uống trong ngày.
3.3. Lá đinh lăng làm món ăn trị mất ngủ
Bạn có thể dùng lá đinh lăng để chữa chứng mất ngủ với nhiều món ăn như trứng rán lá đinh lăng, nấu cá kho đinh lăng, cháo tim lợn nấu với đinh lăng... Những món ăn này vừa bổ dưỡng, vừa có tác dụng cải thiện chứng mất ngủ và giúp tăng cường sức khỏe tổng quát.
4. Các lưu ý cần biết khi sử dụng đinh lăng chữa mất ngủ
Từ chia sẻ về uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ và cách nấu nước lá đinh lăng chữa mất ngủ như thế nào? Bạn có thể thấy rất nhiều lợi ích từ loại dược liệu tự nhiên này đem lại. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ lá đinh lăng cũng cần chú ý:
Uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ tươi hoặc lá khô đều được. Tuy nhiên, lá khô dễ uống và bảo quản để sử dụng được lâu hơn.
Để có hiệu quả tốt thì nên uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ khi nước thuốc vẫn cònấm và có thể uống thay nước hàng ngày. Khi nước nguội thì có thể nấu nóng lên và nên uống nước hết trong ngày, không để sang ngày hôm sau.
Nước đinh lăng thường có màu vàng sẫm và có một ít váng dầu nổi lên trên là bình thường vì trong thành phần lá đinh lăng có chứa nhiều tinh dầu.
Sử dụng đinh lăng chữa mất ngủ với lượng vừa phải, vừa đủ, không lạm dụng quá nhiều có thể gây ra phản tác dụng. Dùng lá đinh lăng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột.
Trong thành phần của lá đinh lăng có chứa nhiều saponin nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng không mong muốn bao gồm hoa mắt, chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp và không được uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ kéo dài.
Đối tượng là trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ mà chỉ nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Việc uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng quát cũng như hệ tim mạch.
Đối tượng là thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Bên cạnh uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ thì khi bị mất ngủ bạn cũng cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý và khoa học, luôn giữ cho tâm trạng được vui vẻ và thoải mái...
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị sao cho hiệu quả.
Tuy nhiên, không thể chắc chắn được việc kết hợp giữa bài thuốc từ lá đinh lăng chữa mất ngủ với loại thuốc mà bạn đang sử dụng để điều trị bệnh có gây ra tương tác thuốc hay không. Vì thế, trước khi sử dụng loại dược liệu này bạn cần tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh việc uống nước lá đinh lăng chữa mất ngủ, hãy thiết lập thói quen vệ sinh giấc ngủ tốt để hỗ trợ nỗ lực giảm bớt chứng mất ngủ của bạn. Điều này bao gồm việc duy trì lịch trình ngủ đều đặn, tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh các hoạt động kích thích trước khi đi ngủ và thực hành thói quen đi ngủ thư giãn.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888