Gần đây, đã có một số nghiên cứu đang tập trung vào mối quan hệ giữa hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe của hệ thống chuyển hóa trong cơ thể. Các nhà khoa học đã quyết định tìm hiểu về cách hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến phát triển của hội chứng chuyển hóa, một tập hợp các yếu tố nguy cơ tim mạch, bao gồm huyết áp cao, thừa cân/béo phì, tăng triglyceride máu, lipoprotein-cholesterol mật độ cao (HDL-C) thấp và không dung nạp glucose.
Bệnh tim mạch vành đang trở thành 1 trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới, và người ta đã xác định rằng hội chứng chuyển hóa có mối liên quan mạnh mẽ đến nguy cơ mắc bệnh này. Một điều quan trọng mà các nhà khoa học đã chưa thể xác định chính xác là tần suất và mức độ hoạt động thể chất cần thiết để có tác dụng tích cực đối với hệ thống chuyển hóa và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa.
Các chuyên gia tin rằng, hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể duy trì sức khỏe tốt, bảo vệ sức kháng của cơ thể và duy trì trạng thái cân bằng chuyển hóa trong khoảng thời gian nghỉ ngơi. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, đặc biệt là đối với những người ít vận động.
Đi bộ là hoạt động thể chất phổ biến nhất ở người lớn vì nó được xem là bài tập nhẹ nhàng để tiêu hao năng lượng, giữ khối lượng cơ bắp tốt và điều hòa tim mạch. Trong nghiên cứu này, đi bộ tăng cường trao đổi chất chính là yếu tố chủ chốt và được đo lường, thống kê nghiêm ngặt. Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân tăng huyết áp, đi bộ và chạy có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong đáng kể.
Với nghiên cứu này, độ tuổi được thực hiện nằm trong khoảng từ 25 - 56, theo đó, kết quả nghiên cứu được các nhà khoa học kết luận như sau:
Đi bộ tăng cường trao đổi chất là 1 trong nhiều cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng việc đi bộ tăng sự trao đổi chất được hiệu quả, bạn nên áp dụng các cách tăng sự trao đổi chất trong cơ thể sau đây:
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy kết quả tích cực về tác động của việc đi bộ trên quãng đường có độ dốc đối với việc tăng sự trao đổi chất của cơ thể. Một đánh giá vào năm 2005 của "Y Học Thể Thao" cho biết rằng việc đi bộ lên đồi tăng cường quá trình chuyển hóa chất béo để duy trì mức đường glucose trong máu.
Đi bộ lên đồi cũng hiệu quả trong việc tăng cường quá trình chuyển hóa của bạn khi bạn đi bộ ở tốc độ thấp đến trung bình trong một khoảng thời gian kéo dài. Tuy nhiên, người cao tuổi và người có thể lực kém hơn có khả năng bị thương tổn và ảnh hưởng của thời tiết xấu. Một lựa chọn khác trong việc đi bộ tăng cường trao đổi chất chính là đi bộ trên máy chạy bộ có kết hợp điều chỉnh độ dốc. Điều này có thể mang lại nhiều lợi ích tương tự của việc đi bộ lên dốc cao mà bạn không cần phải tiếp xúc với thời tiết bất lợi.
Nếu như việc đi bộ leo dốc có thể khiến bạn gặp khó khăn, đặc biệt với người lớn tuổi thì đi bộ tăng sự trao đổi chất với quãng đường dài có thể là một cách tốt. Việc đi bộ đường dài lặp lại vài lần trong tuần có thể tăng cường sự trao đổi chất và chuyển hóa cơ thể, tăng cường tốc độ chuyển hóa, đốt hcays năng lượng trong trạng thái nghỉ ngơi. Theo "Tạp chí của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Mỹ" đã phát hiện rằng phụ nữ đi bộ trung bình chín giờ mỗi tuần có tỷ lệ chất béo trong cơ thể thấp hơn và tốc độ chuyển hóa cơ bản tăng cao.
Trong khi đó, với những người tham gia nghiên cứu có lối sống ít vận động - chỉ đi bộ 1 giờ mỗi tuần thì tốc độ trao đổi chất chậm hơn và tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa. Việc đi bộ nhanh trong 5 giờ mỗi tuần sẽ mang lại những lợi ích chuyển hóa tương tự trong thời gian ngắn hơn do tăng tốc độ và năng lượng.
Nhìn chung, đi bộ tăng cường trao đổi chất là 1 trong các phương pháp mà bạn có thể áp dụng lâu dài và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bên cạnh đó, đây cũng là thói quen tốt giúp giảm cân và phòng tránh bệnh cao huyết áp, tim mạch ở những người thừa cân, béo phì.
Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.
36
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
36
Bài viết hữu ích?