Nghiện thực phẩm là một hành vi liên quan đến những rối loạn ăn uống thường gặp. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên cân nặng nói riêng và sức khỏe nói chung. Vậy nghiện thực phẩm là gì, các dấu hiệu cùng những phương pháp điều trị tình trạng này như thế nào?
1. Nghiện thực phẩm là gì?
Nghiện thực phẩm là một loại hành vi liên quan đến việc tăng ham muốn dẫn đến tiêu thụ quá nhiều thực phẩm vượt quá nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng chất béo, đường và muối cao. Một cá nhân có thể trở nên nghiện thực phẩm, do các phản ứng hóa học do não tạo ra sau khi ăn những loại đồ ăn hay thức uống này. Cụ thể hơn, thức ăn ngon miệng (thường giàu chất béo, đường và/ hoặc muối) sẽ kích hoạt các phản ứng hóa học trong não tạo ra cảm giác vui vẻ và hài lòng.
Tâm lý phụ thuộc vào thức ăn hay chứng nghiện thức ăn này có thể được ví như những gì người nghiện ma túy trải qua khi những người này bị cuốn hút vào tâm trạng hưng phấn do lạm dụng các chất kích thích nào đó. Những người nghiện thức ăn trở nên phụ thuộc vào cảm giác “tốt” có được từ việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định, điều này thường kéo dài tình trạng ăn quá nhiều, tăng nhu cầu ăn liên tục, ngay cả khi không đói, bất chấp những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do ăn quá nhiều. Những hành vi này có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Chứng nghiện thực phẩm có thể dẫn đến một số hậu quả về thể chất, cảm xúc và xã hội, chẳng hạn như các vấn đề về tiêu hóa, bệnh tim mạch, béo phì, trầm cảm và tạo ra sự cô lập vô hình trong các mối quan hệ xã hội.
Những nguyên nhân gây nghiện thực phẩm được liệt kê dưới đây:
Yếu tố sinh học: Các yếu tố sinh học góp phần vào sự phát triển của chứng nghiện thực phẩm bao gồm di truyền, mất cân bằng nội tiết tố, bất thường về cấu trúc não và việc sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và thay đổi các thông tin mà não tiếp nhận. Những loại thuốc này bao gồm thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần.
Vấn đề tâm lý: Nghiện thức ăn cũng có thể là kết quả của các vấn đề tâm lý. Các yếu tố có thể bao gồm trải qua một sự kiện đau thương trong cuộc sống, bị lạm dụng tình dục hoặc tình cảm hoặc có lòng tự trọng thấp. Trong những trường hợp này, một người tìm đến thức ăn như một phương tiện để đối phó với các vấn đề về cảm xúc.
Lý do xã hội: Các yếu tố rủi ro xã hội đối với chứng nghiện thực phẩm bao gồm áp lực từ bạn bè, gia đình hoặc xã hội. Ngoài ra, sự cô lập và thiếu sự hỗ trợ từ những người xung quanh cũng góp phần làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này.
Rối loạn đồng diễn: Nghiện thực phẩm cũng liên quan đến các chứng rối loạn đồng diễn, xảy ra khi một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần tiềm ẩn xuất hiện cùng với chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện. Nghiện thực phẩm được coi là một vấn đề sức khỏe tâm thần phức tạp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.
Ảnh hưởng của tình trạng nghiện thực phẩm có thể khác nhau ở mỗi người. Các ảnh hưởng của chứng nghiện thực phẩm phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:
Ảnh hưởng về thể chất: Nghiện ăn có thể gây ra những tác động bất lợi về thể chất đối với một người, do lượng thức ăn được tiêu thụ quá nhiều. Những người mắc chứng rối loạn này có thể gặp các tác động về thể chất như tăng cân không lành mạnh, đau đầu, béo phì và các vấn đề về tiêu hóa.
Ảnh hưởng tâm lý: Tình trạng nghiện những thực phẩm không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của một người. Một số tác động tâm lý mà người nghiện thực phẩm có thể gặp phải bao gồm lo lắng, dễ cáu kỉnh, lòng tự trọng thấp, trầm cảm và trong những trường hợp nghiêm trọng, sẽ dễ sinh các ý định tự tử.
Hiệu ứng ngắn hạn: Ăn quá nhiều và liên tục cũng có thể có những tác động ngắn hạn thường gặp về thể chất. Chúng bao gồm chứng ợ nóng, thiếu năng lượng, buồn nôn, nôn và đau bụng.
Ảnh hưởng lâu dài: Nghiện thực phẩm làm tăng nguy cơ phát triển một loạt các vấn đề sức khỏe của một người. Một số ảnh hưởng lâu dài của nó bao gồm bệnh tiểu đường type 2, nồng độ cholesterol cao, đột quỵ, ngưng thở khi ngủ, giảm ham muốn tình dục và bệnh tim mạch.
2. Dấu hiệu của tình trạng nghiện thực phẩm
Nghiện thực phẩm có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ hành vi đến cảm xúc. Các triệu chứng nghiện thực phẩm phổ biến nhất được liệt kê dưới đây:
Thèm ăn dữ dội: Thèm ăn là cảm giác thôi thúc mãnh liệt muốn ăn một thứ gì đó mặc dù đã cảm thấy no. Thèm ăn là triệu chứng phổ biến ở hầu hết mọi người, do đó, cảm giác thèm ăn không nhất thiết có nghĩa là một cá nhân đang mắc chứng nghiện ăn. Tuy nhiên, nếu cảm giác thèm ăn trở nên dai dẳng hoặc ngày càng khó bỏ qua, những cảm giác thèm ăn này có thể là dấu hiệu của chứng nghiện thực phẩm.
Ăn quá no: Một người mắc chứng nghiện ăn có thể không ngừng ăn khi đã quá no. Đôi khi, những người ăn vô độ cũng có thể tiếp tục ăn ngay cả khi cảm thấy khó chịu trong bụng.
Ăn uống trong bí mật: Một người mắc chứng nghiện thức ăn có thể bắt đầu ăn uống trong bí mật do cảm giác xấu hổ. Điều này phổ biến ở những người liên tục thất bại trong việc kiểm soát lượng thực phẩm tiêu thụ.
Không đặt ra các quy tắc về tiêu thụ thực phẩm: Đặt ra các quy tắc xung quanh việc ăn uống là điều khó khăn đối với những người nghiện thực phẩm. Những cá nhân này hầu như luôn thất bại trong việc tuân theo các quy tắc liên quan đến tiêu thụ thực phẩm.
Đưa ra những lời bào chữa: Liên quan đến việc tạo ra các quy tắc trong việc tiêu thụ thực phẩm, một người mắc chứng nghiện thức ăn có thể đưa ra những lý do để lý luận về những lần sai phạm của mình. Những cá nhân này có thể viện lý do tại sao dẫn đến đầu hàng trước sự thèm muốn.
Sử dụng thực phẩm như một cơ chế đối phó: Việc sử dụng quá nhiều thực phẩm để đối phó với các tình huống khác nhau trong cuộc sống là một dấu hiệu của chứng nghiện thực phẩm. Ăn quá nhiều để đối phó với cảm giác lo lắng, bất lực và trầm cảm là điều phổ biến ở những người mắc bệnh này.
Cảm thấy tội lỗi sau khi ăn uống nhưng lặp đi lặp lại tình trạng này: Nhận thức được thói quen ăn uống không lành mạnh sẽ khiến người mắc bệnh muốn làm điều gì đó để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, con đường cai nghiện thực phẩm thường đi kèm với những thách thức, do vậy, mọi người thường nhượng bộ sự thèm muốn, dẫn đến cảm giác tội lỗi. Tuy nhiên, bất chấp những cảm giác tiêu cực này, một người nghiện thực phẩm sẽ lặp lại thói quen xấu này rất nhiều lần.
Chi một số tiền đáng kể cho thực phẩm: Phân bổ quá nhiều tiền cho thực phẩm, vì mục đích ăn uống vô độ có thể cho thấy chứng nghiện thực phẩm.
Tránh các tương tác xã hội: Những người nghiện thức ăn có thể tránh các tương tác xã hội.
Không thể ngừng ăn ngay cả khi đã xảy ra các biến chứng: Chế độ ăn uống không lành mạnh có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề sức khỏe này, việc vượt qua cơn nghiện thực phẩm đối với những “con nghiện” này vẫn có thể rất khó khăn.
Một số các triệu chứng khác của chứng nghiện thực phẩm có thể bao gồm:
Ăn quá nhiều vào giữa đêm
Dành một lượng thời gian đáng kể để trong ngày cho việc ăn uống.
Cần ngày càng nhiều loại thực phẩm để đạt được hiệu quả mong muốn
Lo lắng về việc không thể ăn một số loại thực phẩm
3. Phương pháp điều trị tình trạng nghiện thực phẩm
Có một số cách để vượt qua cơn nghiện thực phẩm. Một số phương pháp điều trị nghiện thực phẩm hàng đầu bao gồm:
3.1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là việc sử dụng các phương pháp tâm lý để giúp đỡ những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và những khó khăn về cảm xúc. Một phương pháp tâm lý được sử dụng để đối phó với chứng nghiện thực phẩm là liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Trong CBT, một người nghiện ăn làm việc với một nhà trị liệu để giúp đối phó với các vấn đề có thể gây ra các đợt nghiện ăn uống.
Nhánh trị liệu tâm lý này nhằm xác định và thay đổi các kiểu suy nghĩ tiêu cực, cũng như tạo ra các cơ chế đối phó mới đối với các tác nhân gây nghiện thực phẩm. Mọi người có thể tham gia một khóa CBT cá nhân hoặc theo nhóm.
3.2. Liệu pháp tập trung vào giải pháp
Nhà trị liệu có thể giúp một cá nhân tìm ra giải pháp cho các vấn đề cụ thể, nguyên nhân và yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống của một người dẫn đến ăn quá nhiều.
3.3. Trị liệu chấn thương tâm lý
Một nhà trị liệu tâm lý giúp một người đối mặt với chấn thương trên tâm lý có thể liên quan đến việc kích hoạt chứng nghiện ăn.
3.4. Tư vấn dinh dưỡng và lập kế hoạch ăn kiêng
Các chuyên gia về dinh dưỡng có thể tư vấn dinh dưỡng và lập kế hoạch ăn kiêng dành riêng cho bạn. Liệu pháp này có thể giúp một người phát triển cách tiếp cận lành mạnh đối với việc lựa chọn thực phẩm và lập kế hoạch tốt hơn cho từng bữa ăn.
3.5. Thuốc
Cho đến hiện nay, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chưa phê duyệt bất kỳ loại thuốc nào để điều trị chứng nghiện thực phẩm. Điều đó nói rằng, bác sĩ chỉ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc hỗ trợ làm giảm các “cơn nghiện” này. Một loại thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) được FDA chấp thuận để điều trị chứng nghiện thức ăn từ trung bình đến nặng ở người lớn. Trong nhiều trường hợp, trầm cảm và lo lắng đóng một vai trò trong chứng rối loạn ăn uống. Dùng thuốc chống trầm cảm có thể giúp làm giảm các triệu chứng này.
3.6. Những lời khuyên về thay đổi lối sống
Một số thay đổi về lối sống cũng có thể giúp một người quản lý những thôi thúc không kiểm soát trong việc tiêu thụ thực phẩm, bao gồm:
Thay thế thực phẩm đã qua chế biến và chất làm ngọt, làm mặn bằng các thực phẩm bổ dưỡng hoặc ít calo hơn, chẳng hạn như thay đường ăn bằng cỏ ngọt hoặc khoai tây chiên bằng khoai tây chiên đậu lăng và bỏng ngô.
Cho phép một vài thời điểm được ăn uống để giảm bớt cảm giác thèm ăn, có thể là 1 - 2 ngày/ tuần. Thời gian còn lại vẫn phải tuân theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt.
Tránh sử dụng quá nhiều caffein
Chia khẩu phần ăn một ngày thành nhiều bữa khác nhau
Uống đủ nước
Ăn uống chánh niệm, bao gồm việc ngồi xuống dùng bữa, hạn chế phân tâm vì công việc hay các thiết bị công nghệ, tập trung vào hương vị và kết cấu của thức ăn, kết hợp ăn chậm nhai kỹ.
Luôn mang trong mình một danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe và những thực phẩm không lành mạnh cần phải tránh.
Hạn chế ăn ngoài, hãy tăng thời gian nấu ăn tại nhà.
Do sự luẩn quẩn của chứng nghiện thực phẩm và những hậu quả bất lợi liên quan đến hành vi này, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Nếu bạn hoặc người thân đang vật lộn với chứng nghiện ăn gây nên tình trạng thừa cân, béo phì thì hãy sớm tìm kiếm phương pháp giảm cân khoa học như tiêu hao năng lượng để giúp cải thiện tình trạng này một cách tốt nhất.
Khi cách giảm cân chuẩn y khoa này sẽ chú trọng đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu đồng thời các bác sĩ sẽ thiết kế riêng cho bạn một chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh để hỗ trợ quá trình giảm cân diễn ra được hiệu quả. Đảm bảo trong suốt quá trình thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng tới sức khỏe.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu