Zalo

Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mệt mỏi thường được định nghĩa là cảm giác cơ thể thiếu năng lượng và động lực có thể là về thể chất, tinh thần hoặc cả 2. Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng bao gồm mệt mỏi, buồn ngủ kết hợp với đau đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế.

1. Mệt mỏi không có năng lượng là gì?

Mệt mỏi thường được định nghĩa là cảm giác thiếu năng lượng và động lực có thể là về thể chất, tinh thần hoặc cả hai. Mệt mỏi khác với cảm giác buồn ngủ, nhưng ham muốn ngủ có thể đi kèm với sự mệt mỏi. Sự thờ ơ là cảm giác thờ ơ có thể đi kèm với sự mệt mỏi hoặc tồn tại độc lập. 

Cơ thể không có năng lượng, mệt mỏi có thể là một phản ứng bình thường đối với hoạt động thể chất, căng thẳng cảm xúc, buồn chán hoặc thiếu ngủ. Mệt mỏi là 1 triệu chứng phổ biến và thường không phải do bệnh nghiêm trọng. Nhưng biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng có thể là dấu hiệu của một tình trạng thể chất hoặc tinh thần nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng không thuyên giảm khi ngủ đủ giấc, dinh dưỡng tốt hoặc môi trường ít căng thẳng, thì bạn cần đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, trái ngược với biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng xảy ra với một số bệnh và hội chứng, sự mệt mỏi bình thường ở những người khỏe mạnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vài giờ đến khoảng một ngày khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần bị giảm sút. Ngoài ra, một số người còn có thể gặp dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng sau khi ăn gặp trong chứng trầm cảm sau ăn, đây có thể là một phản ứng bình thường đối với thức ăn, đặc biệt là sau những bữa ăn thịnh soạn và tình trạng này có thể kéo dài khoảng 30 phút đến vài giờ.

Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng là một phản ứng bình thường
Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng là một phản ứng bình thường

2. Nguyên nhân khiến cơ thể không có năng lượng

Một loạt các nguyên nhân có thể gây ra biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng bao gồm:

2.1. Nguyên nhân do các bệnh lý

Cơ thể không có năng lượng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn như cúm, hội chứng mệt mỏi mãn tính, rối loạn tuyến giáp, bệnh lý liên quan đến tim mạch hoặc đái tháo đường.

Cơ thể không có năng lượng có thể do hội chứng mệt mỏi mãn tính
Cơ thể không có năng lượng có thể do hội chứng mệt mỏi mãn tính

2.2. Nguyên nhân liên quan đến lối sống thiếu lành mạnh

Các yếu tố lối sống phổ biến có thể gây ra biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng bao gồm:

  • Thiếu ngủ: Thông thường một người trưởng thành cần ngủ khoảng 8 tiếng mỗi đêm. Việc không ngủ đủ 8 tiếng hay mất ngủ có thể dẫn đến tình trạng cơ thể không có năng lượng. 
  • Ngủ quá nhiều: Một người trưởng thành ngủ hơn 11 giờ đồng hồ mỗi đêm có thể dẫn đến buồn ngủ ban ngày quá mức.
  • Rượu và ma túy: Rượu là một loại thuốc trầm cảm làm chậm hệ thống thần kinh và làm rối loạn giấc ngủ bình thường. Các loại chất kích thích khác như thuốc lá và cafein gây ra kích thích hệ thần kinh và có thể gây mất ngủ và biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng.
  • Rối loạn giấc ngủ: Trường hợp giấc ngủ bị xáo trộn có thể xảy ra vì một số lý do. Cụ thể như những người hàng xóm ồn ào, trẻ nhỏ hay thức dậy vào ban đêm, bạn tình ngủ ngáy hoặc môi trường ngủ không thoải mái cũng là nguyên nhân khiến cơ thể không có năng lượng.
  • Ít vận động, tập thể dục: Việc thường xuyên hoạt động thể chất có tác dụng cải thiện thể lực, sức khỏe và phúc lợi, giảm căng thẳng và tăng mức năng lượng.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày chưa hợp lý: Thực hiện một chế độ ăn ít calo, chế độ ăn ít carbohydrate hoặc thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng không cung cấp cho cơ thể đủ nhiên liệu hoặc chất dinh dưỡng để hoạt động tốt nhất. Thức ăn nhanh như bánh kẹo, đồ uống có chứa caffeine chỉ cung cấp năng lượng tạm thời, nhanh chóng cạn kiệt và làm tình trạng mệt mỏi trở nên trầm trọng hơn dẫn đến cơ thể không có năng lượng.

2.3. Nguyên nhân liên quan đến nơi làm việc

Các vấn đề phổ biến tại nơi làm việc có thể gây biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng bao gồm:

  • Thời gian làm việc theo ca: Cơ thể con người được thiết kế để ngủ vào ban đêm. Mô hình này được thiết lập bởi một phần nhỏ của não được gọi là đồng hồ sinh học. Một người thường xuyên làm việc theo ca làm nhầm lẫn đồng hồ sinh học với thời gian làm việc khi cơ thể đang được lập trình để ngủ.
  • Căng thẳng tại nơi làm việc: Nhiều yếu tố gây ra biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng bao gồm sự không hài lòng trong công việc, khối lượng công việc nặng nề, xung đột với sếp hoặc đồng nghiệp, thay đổi vị trí công việc liên tục.
  • Kiệt sức: Tình trạng này được định nghĩa là sự phấn đấu quá sức trong một lĩnh vực của cuộc sống trong khi bỏ bê mọi thứ khác. Ví dụ, những người “nghiện công việc” dồn toàn bộ sức lực vào sự nghiệp, điều này khiến cuộc sống gia đình, đời sống xã hội và sở thích cá nhân của họ mất cân bằng dẫn đến cơ thể không có năng lượng.
  • Thất nghiệp: Thất nghiệp dẫn đến áp lực tài chính, cảm giác thất bại và sự cạn kiệt cảm xúc khi tìm kiếm việc làm kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi.

2.4. Nguyên nhân tâm lý 

Các nghiên cứu cho thấy các yếu tố tâm lý có mặt trong ít nhất 50% các trường hợp cơ thể không có năng lượng. Chúng có thể bao gồm:

  • Trầm cảm: Bệnh này đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản và tuyệt vọng nghiêm trọng và kéo dài. Những người bị trầm cảm thường cảm thấy đầy đủ biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng và mệt mỏi mãn tính.
  • Lo lắng và căng thẳng: Một người thường xuyên lo lắng hoặc căng thẳng khiến cơ thể họ hoạt động quá mức. Lượng adrenaline tăng liên tục làm cơ thể kiệt sức và bắt đầu mệt mỏi.
  • Đau buồn quá mức: Cụ thể trong trường hợp một người bị mất người thân sẽ biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng bao gồm trầm cảm, tuyệt vọng và cô đơn.

3. Dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng

Các biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng về thể chất, tinh thần và cảm xúc và có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi mãn tính, buồn ngủ hoặc thiếu năng lượng;
  • Đau nhức đầu, chóng mặt khi thay đổi tư thế;
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi quá mức hoặc kiệt sức
  • Đau nhức mỏi hoặc yếu cơ;
  • Phản xạ và phản ứng chậm lại;
  • Suy giảm khả năng ra quyết định và phán đoán;
  • Khả năng phối hợp tay-mắt bị suy yếu;
  • Giảm chức năng hệ thống miễn dịch;
  • Cảm giác chán ăn;
  • Gặp các vấn đề liên quan đến bộ nhớ ngắn hạn, kém tập trung;
  • Giảm khả năng chú ý đến tình huống hiện tại;
  • Thiếu động lực.
Đau đầu, chóng mặt có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng
Đau đầu, chóng mặt có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu năng lượng

Các biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng khác như ngất xỉu hoặc mất ý thức rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, cũng có thể được mô tả là 1 phần của sự mệt mỏi mà người bị ảnh hưởng gặp phải. 

Để xác định rõ ràng vấn đề hoặc triệu chứng có thực sự là biểu hiện cơ thể thiếu năng lượng hay không, bạn cần đi khám bác sĩ để có thể xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể.

Hiện nay, liệu pháp tái tạo năng lượng được nhiều người tin tưởng, giúp bổ sung tức thì vitamin cho toàn bộ cơ thể, chống lại sự mệt mỏi, cải thiện tinh thần, trẻ hóa não bộ và tăng cường năng lượng nhanh chóng từ cấp độ tế bào. Phương pháp này được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch vi hoạt chất (bao gồm: Chất lỏng, chất điện giải, vitamin, chất chống oxy hóa và axit amin cùng dung dịch truyền độc quyền) giúp bổ sung toàn diện vitamin, axit amin và thúc đẩy glutathione để có sức khỏe cho toàn bộ cơ thể. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng tích cực và thoát khỏi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Nguyên nhân cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng

Nguyên nhân cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng

Cách nạp lại năng lượng cơ thể hoạt động tốt

Cách nạp lại năng lượng cơ thể hoạt động tốt

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Nên uống gì để hết mệt mỏi, căng thẳng kéo dài?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Làm việc quá sức có nguy hiểm không? Có thể gây ra bệnh gì?

Các cách phòng tránh rối loạn tâm thần

Các cách phòng tránh rối loạn tâm thần

116

Bài viết hữu ích?