Zalo

Chỉ số Cholesterol và Triglyceride cao (Rối loạn Lipid)

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Rối loạn lipid bao gồm các tình trạng có thể gây ra mức lipid hoặc chất béo bất thường trong máu. Vậy nguyên nhân gì gây ra tình trạng cholesterol và triglyceride cao, triệu chứng, giải pháp là gì? Đọc bài viết để có thêm thông tin bạn nhé.

1. Rối loạn mỡ máu là gì?

Rối loạn lipid thường sẽ làm tăng mức độ cholesterol LDL, triglyceride (chất béo trung tính) hoặc cả hai.

Khi nồng độ triglyceride và cholesterol cao trong máu có thể dẫn đến sư tích tụ trong các mô của cơ thể, bao gồm cả trong động mạch. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hẹp động mạch, xơ vữa động mạch từ đó gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tim mạch và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề như bệnh tim.

Để hiểu rối loạn lipid có nghĩa là gì, bạn cần biết về cholesterol. Có 2 dạng cholesterol chính được tìm thấy trong cơ thể là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Trong đó:

triglyceride cao
Cần làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức mỡ máu trong cơ thể
  • Cholesterol LDL, đôi khi được gọi là “cholesterol xấu,” do cơ thể bạn tạo ra và cũng được cơ thể bạn hấp thụ từ các thực phẩm giàu cholesterol như thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Sự dư cholesterol LDL có thể dẫn đến sự kết hợp với các chất béo và chất khác trong máu của bạn, gây ra sự tắc nghẽn trong động mạch. Cholesterol HDL, đôi khi được gọi là “cholesterol tốt”, có tác dụng bảo vệ tim của bạn. HDL vận chuyển cholesterol có hại ra khỏi động mạch của bạn. Các bác sĩ thường khuyên bạn nên có mức cholesterol HDL cao hơn.
  • Chất béo trung tính hay còn gọi là triglycerid là 1 loại chất béo bạn nhận được chủ yếu từ thực phẩm bạn ăn. Cơ thể của bạn cũng tạo ra nó khi chuyển đổi lượng calo dư thừa thành chất béo để lưu trữ. Một số chất béo trung tính cần thiết cho một số chức năng của tế bào, nhưng nồng độ triglyceride cao trong máu cũng sẽ không tốt cho sức khỏe. Cũng như cholesterol LDL, mức triglyceride thấp hơn được coi là lành mạnh hơn.

2. Nguyên nhân Cholesterol và Triglyceride trong máu cao (Rối loạn Lipid)

2.1. Chế độ ăn thiếu lành mạnh

Trong thực phẩm có chứa nhiều dạng chất béo khác nhau, có tác dụng khác nhau, trong đó có 2 loại chất béo được biết là làm tăng mức cholesterol:

  • Chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol LDL của bạn. Một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như dầu cọ và dầu dừa, có chứa chất béo bão hòa. Tuy nhiên, chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm thực phẩm từ động vật như: phô mai, sữa, bơ, bít tết, thịt heo, …
  • Chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa hoặc axit béo chuyển hóa, tệ hơn chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng mức cholesterol LDL và giảm mức cholesterol HDL của bạn. Một số chất béo chuyển hóa được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm động vật. Một số khác được tìm thấy trong thực phẩm chế biến đã trải qua một quá trình gọi là hydro hóa, chẳng hạn như một số loại bơ thực vật và khoai tây chiên.

2.2. Bệnh lý

Một số loại bệnh lý mà bạn đang mắc phải có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol của bạn. Nồng độ triglyceride và cholesterol cao trong máu có thể do:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Suy giáp;
  • Hội chứng chuyển hóa;
  • Hội chứng Cushing;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS);
  • Bệnh thận.

2.3. Thiếu tập thể dục

Không tập thể dục đủ so với nhu cầu có thể làm tăng mức cholesterol LDL của bạn. Không chỉ vậy, việc thực hiện các bài tập thể dục điều độ đã được chứng minh là giúp làm tăng mức cholesterol HDL lành mạnh của bạn.

2.4. Hút thuốc lá

Hút thuốc lá cũng có thể làm tăng cholesterol xấu, khiến mảng bám tích tụ trong động mạch của bạn trở nên trầm trọng hơn.

2.5. Di truyền

 Nếu có sự di truyền liên quan đến cholesterol cao trong máu thì bạn sẽ có nguy cơ bị cholesterol cao.

2.6. Các thuốc đang sử dụng

Một số loại thuốc, chẳng hạn như một số loại thuốc lợi tiểu, có thể làm tăng mức cholesterol của bạn.

3. Các triệu chứng của cholesterol và triglyceride trong máu cao

Chỉ số triglyceride cao và cholesterol cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng chỉ có thể xuất hiện sau khi lượng cholesterol tăng lên đã gây ra thiệt hại đáng kể.

Ví dụ, các triệu chứng có thể xuất hiện dưới dạng triệu chứng bệnh tim , chẳng hạn như đau ngực (đau thắt ngực) hoặc buồn nôn và mệt mỏi. Một cơn đau tim hoặc đột quỵ có thể do cholesterol không được kiểm soát, trong số các nguyên nhân khác.

4. Chẩn đoán rối loạn lipid máu như thế nào?

Để kiểm tra mức cholesterol của bạn, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu được gọi là hồ sơ lipid hoặc bảng lipid. Xét nghiệm này đo cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, HDL và triglycerid. Trước khi làm xét nghiệm này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn tránh ăn và uống các chất lỏng khác ngoài nước trong ít nhất 8 đến 12 giờ. Kết quả xét nghiệm của bạn sẽ được bác sĩ đọc và đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

5. Điều trị cholesterol và triglyceride trong máu cao

Một sự kết hợp giữa thuốc và thay đổi lối sống là một kế hoạch điều trị phổ biến để điều chỉnh lượng triglyceride và cholesterol cao. Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị sao cho phù hợp với mỗi cá thể.

Sau đây có thể kể đến một số loại thuốc thông dụng được sử dụng để điều trị rối loạn lipid:

  • Statin: Hoạt chất này giúp ngăn chặn sản xuất một chất được tạo ra ở trong gan mà chất này dùng để tạo ra cholesterol. Gan của bạn sau đó tiến hành loại bỏ cholesterol từ trong máu. Ngoài ra, Statin cũng có thể hấp thụ cholesterol bị mắc kẹt trong động mạch. Statin thường được kê đơn bao gồm:Atorvastatin (Lipitor), rosuvastatin (Crestor), fluvastatin (Lescol), pravastatin, simvastatin (Zocor), …
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: Những loại thuốc này làm giảm mức cholesterol của bạn bằng cách hạn chế cơ thể bạn hấp thụ cholesterol trong chế độ ăn uống. Đôi khi chúng được sử dụng kết hợp với statin.
  • Fibrate: Những loại thuốc này giúp giảm chỉ số triglyceride cao trong máu của bạn.
  • Thực phẩm bổ sung: Axit béo omega-3 thường được sử dụng để giảm mức chất béo trung tính và LDL. Axit béo omega-3 là một chất béo không bão hòa đa được tìm thấy tự nhiên trong các loại cá béo như cá hồi, cá thu, .... Các loại dầu thực vật như: dầu ô liu , dầu hạt cải, dầu hướng dương, … cũng chứa axit béo omega-3.
  • Niacin: đây là loại thuốc có tác dụng giúp làm tăng mức sản xuất cholesterol HDL trong máu.

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thì thay đổi lối sống là điều không thể thiếu khi thực hiện mục tiêu giảm triglyceride và cholesterol cao trong máu.

  • Thay đổi lối sống: Bạn cần lựa chọn cho mình một hình thức tập luyện thể dục phù hợp và tiến hành thực hiện nó tối thiểu 30 phút một ngày và 5 ngày trong một tuần. Kết quả đem lại sẽ khiến bạn kinh ngạc.
  • Cải thiện chế độ ăn lành mạnh hơn: bạn nên tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau quả, những thực phẩm chứa chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn (dầu oliu, dầu hướng dương, dầu cá hồi, …). Theo các khuyến nghị về dinh dưỡng, khuyến nghị rằng năng lượng đến từ chất béo bão hòa hàng ngày không được quá 6% lượng calo tiêu thụ một ngày, tránh hoặc hạn chế đến mức cho thể việc sử dụng chất béo chuyển hóa.
  • Cần ngủ đủ giấc và luôn giữ cho tinh thần, tâm trạng thoải mái. Khi bạn quá căng thẳng cũng khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng.
triglyceride cao
Ngủ đủ và ngủ sâu cũng giúp cải thiện mức mỡ máu cao của bạn
  • Nếu bạn đang hút thuốc lá, cần thực hiện việc bỏ thuốc lá, không sử dụng rượu, bia và các thức uống có cồn khác.

Ngoài ra, nếu bạn thuộc trường hợp thừa cân, béo phì thì cũng cần thực hiện ngay các biện pháp giảm cân để giúp ngăn ngừa các biến chứng do Cholesterol và Triglyceride trong máu cao gây ra. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Hoàng Trần An Phương xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao cần tầm soát rối loạn lipid máu ở người béo phì?

Vì sao cần tầm soát rối loạn lipid máu ở người béo phì?

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Nên ăn bao nhiêu trứng để không tăng Cholesterol?

Nên ăn bao nhiêu trứng để không tăng Cholesterol?

Gợi ý thực đơn cho người cholesterol cao

Gợi ý thực đơn cho người cholesterol cao

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

17

Bài viết hữu ích?