Zalo

Bị mỡ máu cao có uống được mật ong không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mật ong là sản phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng khuẩn với vai trò trong việc kiểm soát lượng đường trong máu như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Ngoài ra, mật ong còn là chất làm ngọt có thể sử dụng cho những người bị mỡ máu cao với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy mỡ máu cao có uống được mật ong không?

1. Lợi ích tích cực của mật ong với sức khỏe

1.1. Cung cấp nguồn chất chống oxy hóa tốt

Mật ong nguyên chất có chứa thành phần nhiều hóa chất thực vật hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa. Công dụng của các chất chống oxy hóa là dụng bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương tế bào nguyên nhân do các gốc tự do.

Các gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa và quá trình phát triển của các bệnh mạn tính như bệnh lý về tim mạch hay bệnh ung thư. Các hợp chất chống oxy hóa trong thành phần của mật ong nguyên chất được gọi là polyphenol tác dụng chống viêm cũng như bảo vệ cơ thể chống lại một số tình trạng liên quan đến quá trình stress oxy hóa.

Trong thành phần của mật ong cũng có thể chứa phấn ong và keo ong, công dụng nhằm bảo vệ hệ thống đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa và thần kinh.

1.2. Mật ong nguyên chất giúp trị ho hiệu quả

Mật ong nguyên chất được coi là nguồn kháng sinh tự nhiên với công dụng điều trị trị ho giúp hạn chế việc phải sử dụng thuốc kháng sinh thường được sử dụng rộng rãi đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ.

Một số bài thuốc kết hợp mật ong với các loại thảo dược với công dụng trị ho đơn giản, dễ làm như:

  • Mật ong chưng quất xanh: Cách thực hiện là chuẩn bị 2- 3 quả quất xanh, rửa sạch, bổ đôi. Sau đó, bạn cho mật ong vào quất vừa chuẩn bị thêm khoảng 3 thìa mật ong nguyên chất. Cho quất và mật ong vào bát nhỏ rồi chưng cách thủy trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút. Sau đó, để cho nguội là có thể sử dụng được ngay.
  • Mật ong chanh đào: Mật ong cùng với chanh đào là bài thuốc quý với tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp. Chuẩn bị chanh rửa sạch, bổ làm đôi rồi ngâm với mật ong và đường phèn. Pha một cốc nước ấm với mật ong vào thời điểm buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy rất hiệu quả trong việc phòng và điều trị ho.
  • Mật ong gừng: Chuẩn bị một cốc nước nóng thêm 1 thìa gừng thái lát và 1 thìa mật ong sau đó khuấy đều lên và uống từng ngụm nhỏ. Sử dụng mật ong gừng liên tục ngày 3 đến 4 lần tác dụng giảm cảm giác đau rát, ngứa cổ và giảm bớt ho hiệu quả.

1.3. Kháng khuẩn và kháng nấm

Trong thành phần của mật ong có chứa hoạt tính kháng khuẩn glucose oxidase, hydrogen peroxide và có độ pH thấp nên mật ong được xem là một loại kháng sinh tự nhiên. Ngoài ra, vì thành phần hóa học độc đáo của mật ong mà nấm men hoặc vi khuẩn không sinh sôi và phát triển được trong môi trường này.

Mật ong có thể được sử dụng với công dụng làm sạch những vết thương cũng như tiêu diệt các mầm bệnh thường gặp bao gồm:

  • Staphylococcus aureus hoặc S. aureus là một loại vi khuẩn gây ra trùng nhiễm trùng.
  • Escherichia coli hoặc E. coli là một loại vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.
  • Helicobacter pylori hoặc H. pylori, một loại vi khuẩn gây ra các bệnh liên quan đến niêm mạc dạ dày mạn tính và bệnh lý về dạ dày. Sử dụng kết hợp mật ong và các loại thuốc kháng sinh cho kết quả tốt trong làm lành các ổ loét niêm mạc dạ dày tá tràng nhanh hơn so với việc chỉ sử dụng các kháng sinh đơn thuần.

1.4. Hỗ trợ tiêu hóa

Mật ong có tác dụng bảo vệ đường ruột và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nhiễm khuẩn. Mật ong nguyên chất chứa thành phần nhiều prebiotics có lợi, có nghĩa là mật ong nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi sống trong ruột. Điều này rất quan trọng đối với tiêu hóa và sức khỏe tổng thể nói chung.

Mật ong có công dụng trong ngăn chặn sự bám dính của vi khuẩn gây bệnh vào tế bào ruột, qua đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng và giúp cơ thể hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng ở đường tiêu hóa.

Đồng thời, các thuộc tính chống vi khuẩn của mật ong cũng có tác dụng giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng sau khi bị tiêu chảy nguyên nhân do nhiễm khuẩn.

Thời điểm uống mật ong tác dụng hỗ trợ tiêu hóa là uống một cốc nước ấm pha mật ong vào mỗi buổi sáng sớm, khi vừa mới ngủ dậy.

1.5. Cải thiện khả năng ghi nhớ

Một trong những lợi ích của mật ong là cải thiện khả năng ghi nhớ, chống lại rối loạn căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hàng ngày. Canxi có trong thành phần của mật ong có khả năng làm chậm các quá trình oxy hóa của tế bào não bộ và cải thiện trí nhớ.

Ngoài ra, canxi cũng có công dụng giúp não hấp thụ một cách nhanh chóng, mang lại kết quả tốt cho quá trình vận động và chuyển hóa của não. Các polyphenol trong mật ong có thể có công dụng trong việc cải thiện khả năng ghi nhớ.

mỡ máu cao có uống được mật ong không
Mật ong có nhiều công dụng với sức khỏe

2. Bị mỡ máu cao có uống được mật ong không?

Nhiều người đặt ra câu hỏi máu nhiễm mỡ có uống được mật ong không? Người bị mỡ máu cao có thể sử dụng mật ong. Như vừa đề cập ở trên thì mật ong là một chất lỏng ngọt được tạo từ mật hoa có chứa thành phần chủ yếu là đường và hỗn hợp các axit amin, sắt, kẽm, vitamin, các loại khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Một nghiên cứu được tiến hành trên nhóm người tiêu thụ 70 gram mật ong trong thời gian kéo dài 30 ngày. Nhóm thử nghiệm cho thấy, người sử dụng mật ong đã giảm 3% cholesterol, một nghiên cứu khác cũng chứng minh những người sử dụng mật ong hàng ngày đã giảm 8% tổng lượng

Mỡ máu có uống được mật ong không? 

Nhiều nghiên cứu kết luận rằng, mật ong không chỉ có công dụng làm làm giảm cholesterol toàn phần, mà còn giảm được cả cholesterol xấu hay giảm chỉ số LDL-cholesterol trong máu. Theo nghiên cứu được thực hiện trên Tạp chí Thế giới Khoa học cho thấy, mức giảm chỉ số LDL- cholesterol là 5,8%. Ngoài ra, kết luận của nghiên cứu này cũng đã chứng minh rằng mật ong có tác dụng giúp tăng cholesterol tốt HDL-cholesterol với chỉ số cụ thể là tăng 3,3% của chỉ số HDL-cholesterol.

mỡ máu cao có uống được mật ong không
Người bị mỡ máu cao có thể sử dụng mật ong

3. Kết luận

Mật ong thường dễ dàng thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Để có được một lượng nhỏ chất chống oxy hóa từ mật ong, bạn có thể sử dụng nó theo bất kỳ cách nào mà bạn thường sử dụng đường. Đặc biệt, bạn có thể sử dụng mật ong để làm ngọt với sữa chua, cà phê hoặc trà. Bạn cũng có thể sử dụng nó trong nấu ăn và làm bánh.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng mật ong là một loại đường, vì vậy tiêu thụ mật ong sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Ăn một lượng lớn mật ong, đặc biệt là liên tục trong một thời gian dài, có thể góp phần giúp bạn giảm cân và tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường không phụ thuộc vào Insulin hoặc bệnh lý về tim mạch.

Mật ong mang lại một số lợi ích sức khỏe tiềm ẩn nhờ các hợp chất có lợi mà nó chứa, chẳng hạn như chất chống oxy hóa và keo ong. Đó là một sự thay thế tuyệt vời cho đường nhưng chỉ tiêu thụ ở mức độ vừa phải, vì nó vẫn hoạt động giống như đường trong cơ thể bạn.

Ngoài ra, đối với trẻ em dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong vì nó có liên quan đến nguy cơ ngộ độc.

Nếu bạn đang mong muốn tìm một phương pháp giảm cân cũng như giảm mỡ máu hiệu quả, có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng các loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với mục đích nhằm thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá sức khỏe tổng thể của từng cá nhân trước khi thực hiện liệu pháp. Sau đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể dựa trên kết quả các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người cụ thể.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền Xem thêm bài viết của Cử nhân điều dưỡng Ngô Thị Thảo Hiền
Đăng ký tư vấn
xem thêm
Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Bệnh mỡ máu cao có chữa khỏi được không?

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Chỉ số cholesterol ở nữ giới bao nhiêu là an toàn?

Nên ăn bao nhiêu trứng để không tăng Cholesterol?

Nên ăn bao nhiêu trứng để không tăng Cholesterol?

Gợi ý thực đơn cho người cholesterol cao

Gợi ý thực đơn cho người cholesterol cao

91

Bài viết hữu ích?