Triglyceride là một loại chất béo, được gọi là lipid, lưu thông trong máu của bạn và là loại chất béo phổ biến nhất trong cơ thể bạn. Triglyceride đến từ thực phẩm, đặc biệt là bơ, dầu và các chất béo khác mà bạn ăn. Chúng cũng đến từ lượng calo dư thừa mà cơ thể bạn không cần ngay lập tức. Lượng calo không sử dụng được lưu trữ dưới dạng triglyceride trong các tế bào mỡ. Khi cơ thể bạn cần năng lượng, nó sẽ giải phóng triglyceride. Một lượng triglyceride vừa đủ rất quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ số triglyceride cao trong máu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Triglyceride khác với cholesterol. Cholesterol là một chất giống như sáp, chất béo được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Mức độ triglyceride và cholesterol trong máu được kiểm tra bằng xét nghiệm máu.
Các mức độ của chỉ số, dựa trên xét nghiệm máu lúc đói.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bất kỳ ai trên 20 tuổi đều cần đi xét nghiệm thường xuyên để theo dõi mức cholesterol và triglyceride.
Triglyceride trong máu cao là 1 loại rối loạn lipid. Tình trạng này có thể tự phát triển cùng với các rối loạn lipid khác như cholesterol trong máu cao hoặc cholesterol HDL thấp hoặc là 1 phần của hội chứng chuyển hóa. Mức triglyceride cao trong máu là rất phổ biến. Có đến một phần tư người lớn bị ảnh hưởng. Một số tình trạng sức khỏe, thuốc men, gen và thói quen sinh hoạt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao. Thay đổi lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm chỉ số triglyceride cao trong máu của bạn.
Mức triglyceride rất cao có liên quan đến các vấn đề về gan và tuyến tụy.
Nhưng các nghiên cứu cho thấy, kết quả trái ngược nhau về mối liên quan giữa triglyceride cao và nguy cơ mắc bệnh tim. Không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng triglyceride đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề về tim.
Triglyceride cao có xu hướng xuất hiện cùng với các vấn đề khác, như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, nồng độ cholesterol LDL "xấu" cao và nồng độ cholesterol HDL "tốt" thấp. Vì vậy, cho đến nay, vẫn thật khó để biết chắc chắn vấn đề nào chỉ do triglyceride cao gây ra.
Hoặc ví dụ, một số người có tình trạng di truyền dường như gây ra mức triglyceride cao nhưng họ lại không có nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy triglyceride cao tự nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng triglyceride cao có thể chỉ đóng một vai trò nhỏ khi tính đến các rủi ro bệnh tim khác.
Với các nghiên cứu đang được tiến hành, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra liệu các loại thuốc làm giảm triglyceride có làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay không. Nhìn chung, điều quan trọng cần nhớ là cải thiện chế độ ăn uống và lối sống sẽ làm giảm triglyceride và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu.
Triglyceride trong máu cao thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu mức triglyceride trong máu cao của bạn không được điều trị hoặc kiểm soát, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Chỉ số triglyceride cao và cao ở mức giới hạn duy trì ở mức cao hơn 175 mg/dL trong một thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ biến chứng tim. Trong khi đó, triglyceride trong máu rất cao, hơn 500 mg/dL, có thể làm tăng nguy cơ viêm tụy cấp. Mức độ rất cao cũng có thể dẫn đến những thay đổi trong mạch máu của mắt khiến mạch máu trông khác hơn bình thường. Tình trạng này được gọi là bệnh mỡ máu võng mạc. Cuối cùng, những người có lượng triglyceride trong máu rất cao cũng có thể bị tổn thương da ở lưng, ngực, cánh tay và chân.
Mức triglyceride trong máu quá cao, lớn hơn 1.500 mg/dL, có thể khiến cơ thể ngừng phân hủy chất béo, được gọi là hội chứng chylomicronemia đa yếu tố. Các triệu chứng bao gồm mất trí nhớ ngắn hạn, sưng gan và lách, đau dạ dày, đỏ da hoặc đỏ bừng khi sử dụng rượu.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc trong một kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để đo mức triglyceride trong máu của bạn. Bạn có thể được yêu cầu nhịn ăn hoặc không ăn trong vài giờ trước khi xét nghiệm máu.
Sơ đồ lipid nên được thực hiện 5 năm một lần đối với người lớn khỏe mạnh, trong đó bao gồm xét nghiệm triglyceride. Người lớn tuổi, người mắc bệnh tiểu đường và những người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao hoặc các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim khác có thể phải xét nghiệm thường xuyên hơn.
Apolipoprotein B là một loại xét nghiệm máu khác có thể được thực hiện nếu mức triglyceride của bạn ở mức cao.
Xét nghiệm các yếu tố di truyền cũng có thể cần thiết cho những người có các tình trạng bất thường về sức khỏe như:
Một số tình trạng sức khỏe có thể làm tăng mức triglyceride trong máu. Bao gồm các:
Ngoài ra, triglyceride trong máu có thể tăng cao hơn khi bạn:
Một số người có thể bị tăng triglyceride bởi các loại thuốc họ dùng, chẳng hạn như:
Một số người có thể có nguy cơ cao bị tăng triglyceride trong máu, ví dụ:
Mặc dù triglyceride cao có thể gây nhiều điều lo lắng cho bạn, tuy nhiên bạn có thể tự mình làm rất nhiều việc để giảm chúng. Thay đổi lối sống của bạn có thể mang lại lợi ích đáng kể. Bạn có thể áp dụng một số hướng dẫn sau để cải thiện chỉ số triglyceride cao:
Như vậy, triglyceride là 1 loại chất béo có nhiều vai trò trong cơ thể nếu được duy trì ở mức độ lành mạnh. Mặc dù chưa có sự khẳng định chắc chắn từ các nhà nghiên cứu, chỉ số triglyceride cao cũng vẫn cho thấy có mối liên quan đến nhiều vấn đề bệnh tật ở tim mạch, tụy, hệ thống chuyển hóa. Thay đổi lối sống và giảm cân là cách để bạn cải thiện tình trạng này cũng như mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
29
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
29
Bài viết hữu ích?