Zalo

Cần biết lượng calo trong bột mì, ngũ cốc và nguyên liệu làm bánh để kiểm soát cân nặng

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Lúa mì là 1 trong các loại ngũ cốc phổ biến được sử dụng hàng ngày ở các nước phương Tây. Với các nước phương Đông, lúa mì thường xay thành bột và dùng làm nguyên liệu làm bánh. Vậy calo trong bột mì bao nhiêu, calo trong nguyên liệu làm bánh có cao không? Hãy tìm hiểu về calo trong ngũ cốc, đặc biệt là bột mì để hiểu rõ hơn và kiểm soát năng lượng phù hợp với cân nặng.

1. Tổng quan về lúa mì

Lúa mì là 1 trong những loại ngũ cốc được sử dụng phổ biến trên thế giới. Với các nước phương Tây, lúa mì được sử dụng nhiều trong các bữa ăn và là nguyên liệu cho các món bánh. Nguồn gốc của lúa mì được tìm thấy từ khá lâu cách đây hàng ngàn năm và cũng là một trong những lương thực chính của người nguyên thủy.

Theo đánh giá về nguồn gốc, tổ tiên của lúa mì xuất phát từ một loại cỏ sau đó được nuôi trồng và hình thành nhiều loại khác nhau được gọi là ngũ cốc. Lúa mì có thể được giữ nguyên cám hoặc tách vỏ nên thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau khi sử dụng. 

2. Giá trị dinh dưỡng trong bột mì

Calo trong bột mì hay calo trong ngũ cốc thường khá cao. Với lúa mì, calo trong ngũ cốc này đến từ chất đạm và carb. Theo nghiên cứu thống kê dinh dưỡng của bột mì nguyên cám các chỉ số đo lường thường trung bình trong 100 gam khoảng:

  • Năng lượng 340 calo
  • Nước 11% trong lượng 
  • Carb 72 gam
  • Đường 0,4 gam
  • Chất xơ 10,7 gam
  • Chất béo 2,5 gam
  • Chất đạm 13,2 gam
  • …..

Carb tồn tại trong hầu hết các thực phẩm và là một 3 thành phần đánh giá calo của thực phẩm. Lúa mì có lượng carb khá lớn chiếm hầu hết trọng lượng nên calo trong bột mì hay calo trong ngũ cốc thường đến từ carb là chủ yếu. Theo nghiên cứu, tinh bột là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong carb thường chiếm 90% tỉ lệ. Do đó lúa mì giúp ổn định đường huyết và no lâu do bổ sung tinh bột và đường. 

Mặc dù lúa mì và ngũ cốc là thực phẩm chính sử dụng hàng ngày nhưng với bệnh nhân béo phì hay bệnh nhân tiểu đường thì lại cần hạn chế. Lương thực hay ngũ cốc chứa nhiều tinh bột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường và người béo phì do chúng làm cơ thể dư thừa năng lượng hoặc tăng đường huyết dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Chính vì thế, lúa mì nguyên cám được khuyến khích sử dụng vì chất xơ là thành phần chuyển hóa tinh bột giúp thúc đẩy tiêu hóa và trao đổi chất. Trong cám của lúa mì có chứa chất xơ giúp trung hòa đường trong máu và nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột.

Chất đạm trong lúa mì tuy không quá cao nhưng chỉ đứng sau carb. Với bột mì chất đạm đo được thường khoảng 7 - 22% trọng lượng. Tùy vào độ ẩm của bột mì. Chất đạm cũng là thành phần tạo ra liên kết khi dùng bột mì làm bánh nên bánh mì luôn có độ mềm đặc trưng. 

Một thành phần không mấy được chú ý nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây hại trong lúa mì chính là gluten. Gluten có thể xuất hiện gây ra dị ứng và ảnh hưởng chủ yếu đến đối tượng không dung nạp gluten.

Calo trong bột mì hay calo trong ngũ cốc thường khá cao
Calo trong bột mì hay calo trong ngũ cốc thường khá cao

Bên cạnh các thành phần quyết định calo trong bột mì thì thành phần dinh dưỡng thiết yếu khác cũng đáng được chú ý. Vitamin và khoáng chất được xác định trong lúa mì khá đa dạng nhưng chúng có thể thay đổi về lượng do điều kiện phát triển, môi trường và loại đất sử dụng nuôi trồng.

  • Selen

Selen là một nguyên tố vi lượng thiết yếu với sức khỏe cơ thể. Khi lúa mì được nuôi trồng ở vùng đất tốt lượng selen sẽ tăng cao. Các nghiên cứu đã cho thấy lúa mì trồng ở Trung Quốc hay vùng đất có cùng điều kiện sẽ có lượng selen khi thu hoạch ở mức rất thấp.

  • Mangan

Hầu hết ngũ cốc nguyên hạt đều có chứa mangan trong thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên bột mì nguyên cám chứa axit phytic dẫn đến cơ thể khó hấp thụ mangan hơn.

  • Phốt pho

Phốt pho là một trong những khoáng chất tốt cho xương và sự phát triển của mô tế bào. Trong bột mì có chứa một lượng có thể cung cấp giúp cơ thể cải thiện chức năng các cơ quan.

  • Đồng 

Thông thường chế độ ăn phương Tây thường ít hấp thụ đồng. Do đó việc ăn lúa mì giúp cải thiện đồng trong cơ thể tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe tim mạch khi cơ thể thiếu khoáng chất đồng.

  • Folate

Folate là vitamin B9 đặc biệt tốt cho hệ thần kinh của thai nhi và trẻ nhỏ. Do đó khi mang thai sử dụng lúa mì có thể hạn chế dị tật ống thần kinh. Ngoài ra người dùng lúa mì được cung cấp folate sẽ hạn chế nguy cơ suy giảm trí nhớ.

Phần lớn khoáng chất được phát hiện ở lớp vỏ lúa mì nên các loại lúa mì không vỏ sẽ ít dinh dưỡng và chủ yếu là tinh bột. 

3. Lợi ích của lúa mì nguyên cám

Lúa mì nguyên cám tốt hơn cho người sử dụng nhưng hầu hết các sản phẩm bột mì thường là tách vỏ. Do đó, cần tích cực sử dụng lúa mì nguyên cám để mang lại lợi ích cho sức khỏe.

  • Hỗ trợ tiêu hóa

Lúa mì nguyên cám thường chứa nhiều chất xơ không hòa tan. Các phần tích đã cho thấy phần dinh dưỡng này chỉ tồn tại ở lớp vỏ nên nếu loại bỏ vỏ bên ngoài hay lớp cám thì lúa mì gần như không có chất xơ. 

Các nghiên cứu cũng đánh giá rằng, cám lúa mì hoạt động như men vi sinh đường ruột giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn. Tuy nhiên cám sẽ không bị biến đổi nhiều nên vẫn sẽ được đào thải. Trong trường hợp khó tiêu hay táo bón sử dụng lúa mì nguyên cám có thể cải thiện chức năng tiêu hóa đặc biệt là trẻ nhỏ.

Một số quan điểm đánh giá về lợi ích của lớp cám với tiêu hóa đã phản bác lại lợi ích này. Do đó nhiều tranh cãi về hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa của lúa mì vẫn chưa có kết quả. Mặc dù vậy một số trường hợp gây táo bón nhất định có thể cải thiện nhờ lớp cám của lúa mì.

Cần tích cực sử dụng lúa mì nguyên cám để mang lại lợi ích cho sức khỏe
Cần tích cực sử dụng lúa mì nguyên cám để mang lại lợi ích cho sức khỏe
  • Ngăn chặn ung thư ruột kết

Lúa mì cũng được thực hiện nghiên cứu ở bệnh nhân mắc chứng ung thư ruột kết. Các quan sát sau khi sử dụng đã cho ra kết quả là cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh nhờ cung cấp chất xơ. Do đó, nguồn chất xơ từ lúa mì khá được quan tâm và khuyến khích dùng để phòng bệnh.

Không dừng lại ở đó, lúa mì chứa nhiều khoáng chất giúp chống oxy hóa cơ thể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sử dụng lúa mì giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư.

  • Phòng ngừa bệnh tim mạch

Vitamin B1 được tìm thấy trong bột mì nguyên cám giúp hỗ trợ tế bào phát triển. Theo nghiên cứu các bệnh nhân suy tim có thể do thiếu vitamin B1 do đso sử dụng lúa mì nguyên cám được tin là tốt cho sức khỏe tim mạch.

  • Ngăn ngừa suy giảm nhận thức

Folate tồn tại trong thành phần dinh dưỡng của lúa mì không chỉ tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ em. Hầu hết mọi đối tượng đều cần bổ sung folate để phòng tránh bệnh alzheimer và suy giảm trí nhớ.

  • Giảm tình trạng trầm cảm

Folate giúp cải thiện sức khỏe hệ thần kinh nên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Một số trường hợp bệnh nhân được xác định mắc bệnh trầm cảm là do thiếu vitamin chứ không hoàn toàn căng thẳng tâm lý có thể dùng phương pháp dinh dưỡng để cải thiện

  • Giảm tình trạng rối loạn sử dụng rượu

Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng lúa mì giúp cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ phân chia tế bào. Khi cung cấp lúa mì nguyên cám đủ nhu cầu hàng ngày cơ thể sẽ ổn định quá trình trao đổi chất giúp cải thiện tình trạng nghiện rượu mãn tính do thiếu folate.

4. Tác dụng phụ và nhược điểm của lúa mì

Lúa mì nguyên cám được sử dụng khá phổ biến để giảm cân. Đặc biệt calo trong nguyên liệu làm bánh sẽ hạn chế nếu sử dụng loại bột mì này. Tuy nhiên một số đối tượng có thể ảnh hưởng nếu sử dụng lúa mì nguyên cám.

  • Người nhạy cảm với bột mì nguyên cám

Một số trường hợp không dị ứng gluten khi sử dụng ít calo trong ngũ cốc làm từ lúa mì. Tuy nhiên nấp calo trong bột mì nguyên cám là thành phần chính của khẩu phần ăn thì có thể tăng nguy cơ mắc bệnh celiac do độ nhạy với lúa mì.  Trường hợp này thường ít xuất hiện phản ứng miễn dịch gây nguy hiểm nên dễ bị chủ quan. 

Đôi khi nhạy cảm lúa mì không nhất thiết phải là nhạy cảm gluten. Một số trường hợp nhạy cảm với chất xơ có trong lúa mì cũng có thể gây ra bệnh celiac. Thực tế có khoảng 30% bệnh nhân nhạy cảm với lúa mì là do mắc hội chứng ruột kích thích trước đó.

  • Đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn được gọi là IBS có thể gây ra đau bụng, đầy hơi, đại tiện không thường xuyên, rối loạn tiêu hóa. Theo phân tích nguyên nhân, hầu hết người căng thẳng chịu áp lực liên tục sẽ có nguy cơ mắc chứng ruột kích thích. Tuy nhiên hội chứng này khiến tình trạng nhạy cảm với chất xơ trong lúa mì năng hơn nhưng các nghiên cứu chưa thực sự tìm ra mối liên hệ của chúng.

Các nghiên cứu chỉ xác định rằng hội chứng ruột kích thích là ảnh hưởng của viêm cấp độ thấp xảy ra trên đường tiêu hóa. Do đó không nên tiêu thụ lúa mì khi được xác định đang mắc hội chứng ruột kích thích. 

  • Bệnh nhân mắc bệnh dị ứng

Bệnh nhân có thể xuất hiện dị ứng với lúa mì nên họ thay thế calo trong lúa mì bằng calo trong ngũ cốc khác. Các thống kê cho rằng 1% trẻ em có thể dị ứng gluten. Với người lớn, họ có thể dị ứng kể cả khi tiếp xúc bụi lúa mì trong không khí.

Cũng vì sự tiếp xúc qua không khí mà lúa mì có thể gây ra nguy hiểm với bệnh nhân hen suyễn hay viêm mũi. Trường hợp dị ứng không qua ăn uống chỉ cần họ tiếp xúc gần hoặc ở gần nông trại có thể vô tình hít phải và gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

  • Sự tương tác hóa sinh gây ảnh hưởng sức khỏe

Đôi khi thành phần hóa sinh trong lúa mì gây cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện trong lúa mì nguyên cám có chứa axit phytic thành phần khiến cơ thể khó hấp thụ sắt và kẽm. Tuy nhiên ảnh hưởng này có thể cải thiện nếu không bổ sung sắt và kẽm cùng lúa mì. 

Một số nghiên cứu khác cũng thực hiện trên các loại đậu và ngũ cốc dinh dưỡng để tìm giải pháp. Hàm lượng axit phytic trong lúa mì sẽ giảm tới 90% nếu được ngâm và lên men

5. Calo trong ngũ cốc và nguyên liệu làm bánh được thống kê 

Calo trong nguyên liệu làm bánh khá đa dạng, do có nhiều loại bột được sử dụng không riêng bột mì. Calo trong ngũ cốc cũng vậy, các giống lúa mì liên tục được lai tạo nên calo trong bột mì không phải là một loại bột mà là rất nhiều loại bột mì khác nhau. 

  • Calo trong bột mì 
    • Bột mì đa dụng 336 calo/ 100 gam
    • Bột lúa mạch 340,8 calo/ 100 gam
    • Bột kiều mạch 325 calo/ 100 gam
    • Yến mạch nguyên cám 358 calo/ 100 gam
    • Bột khoai tây 336 calo/ 100 gam
    • Bột lúa mạch đen 334,2 calo/ 100 gam
  • Calo trong nguyên liệu làm bánh
    • Men nở làm bánh mì 95 calo/ 100 gam
    • Bột nở 100 calo/ 100 gam

Tóm lại, calo trong bột mì và bột ngũ cốc luôn có sự chênh lệch tuy nhiên chế độ giảm cân cần chú ý cả calo trong nguyên liệu làm bánh để kiểm soát năng lượng nạp vào. Với nhu cầu giảm cân mỗi bữa ăn không nên dùng quá 500 calo và nên hạn chế năng lượng vào bữa tối. Từ đó bạn có thể lựa chọn bột mì hay bột ngũ cốc chứa nhiều chất xơ và có hàm lượng calo thích hợp với kế hoạch ăn uống. Để giảm cân hay kiểm soát cân nặng nên cân nhắc lượng bột mì sử dụng. Nếu bạn không thể tự tạo cho mình thực đơn dinh dưỡng hãy tham khảo thêm tư vấn từ chuyên gia. Quá trình giảm cân cũng như cách sử dụng thực phẩm là lâu dài không thể tùy tiện để gây ra ảnh hưởng xấu. Hãy luôn tìm hiểu kỹ calo trong ngũ cốc và sự thay đổi sau chế biến để sử dụng phù hợp với nhu cầu.

Đặc biệt, nếu bạn đang thực hiện các chế độ ăn kiêng lành mạnh để giúp giảm cân thì có thể cân nhắc sử dụng liệu pháp tiêu hao năng lượng để đạt được hiệu quả nhanh và bền vững hơn. Đây là phương pháp giảm cân đa trị liệu, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Cùng với chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý, liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ giúp bạn đào thải mỡ tới cấp độ tế bào và giảm cân hiệu quả mà không gây mệt mỏi hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Quả sơ ri bao nhiêu calo? Ăn sơ ri có mập không?

Quả sơ ri bao nhiêu calo? Ăn sơ ri có mập không?

Củ sắn bao nhiêu calo? Ăn sắn có mập không?

Củ sắn bao nhiêu calo? Ăn sắn có mập không?

Rau cải thảo bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Rau cải thảo bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Ăn lê có giảm cân không?

Ăn lê có giảm cân không?

11

Bài viết hữu ích?