Zalo

Vai trò của chất béo trong cơ thể

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chất béo thường bị coi là kẻ thù của sức khỏe, gây ra tình trạng tăng cân và các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, thực tế chất béo đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong cơ thể con người, tham gia vào hàng loạt các chức năng quan trọng để duy trì sự hoạt động tối ưu của cơ thể. Qua bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu vai trò của chất béo trong cơ thể.

1. Chất béo là gì?

Chất béo, còn được gọi là mỡ, là 1 trong 3 nhóm chất cơ bản cung cấp năng lượng cho cơ thể, bên cạnh carbohydrate và protein. Chất béo thường tồn tại ở dạng các phân tử gọi là axit béo. Chúng là các hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ chuỗi các nguyên tử cacbon và hydro, kết hợp với 1 nhóm carboxyl (-COOH) ở một đầu và một nhóm hydro (–H) ở đầu còn lại của chuỗi cacbon.

Có 2 loại chất béo chính:

  • Chất béo bão hòa: Đây là loại chất béo mà các chuỗi axit béo không có liên kết đôi carbon không bị bão hòa bởi hydro. Chất béo bão hòa thường ở dạng rắn ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như trong dầu động vật (như dầu đậu nành) và trong mỡ động vật.
  • Chất béo không bão hòa: Các chuỗi axit béo trong loại chất béo này có ít nhất một liên kết đôi carbon chưa bị bão hòa bởi hydro. Chất béo không bão hòa thường ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, như dầu cây ôliu và dầu hướng dương. Chất béo không bão hòa thường được coi là tốt cho sức khỏe hơn so với chất béo bão hòa, vì chúng được cho là có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu và tăng mức cholesterol tốt.

2. Vai trò của chất béo đối với cơ thể

2.1. Xây dựng cấu trúc cơ thể

Vai trò của chất béo là tham gia vào cấu trúc cơ thể. Ở người trưởng thành, có khoảng 18-24% trọng lượng cơ thể là chất béo. Chất béo là chất thiết yếu, có mặt ở màng tế bào và các màng nội quan của tế bào như nhân và ti thể, vì vậy đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của tế bào.

vai trò của chất béo
Vai trò của chất béo là tham gia vào cấu trúc cơ thể 

2.2. Cung cấp năng lượng dự trữ

Một trong những vai trò dinh dưỡng của chất béo chất béo là cung cấp năng lượng dự trữ cho cơ thể. Khi chúng ta tiêu thụ nhiều calo hơn so với lượng calo cần thiết để duy trì hoạt động hàng ngày, cơ thể sẽ sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng dự phòng. Mỗi gram chất béo cung cấp lên đến 9 calo, gấp đôi lượng năng lượng mà carbohydrate hoặc protein mang lại.

2.3. Hấp thụ vitamin quan trọng

Thêm một vai trò của chất béo trong cơ thể đó là giúp hấp thụ và vận chuyển các loại vitamin quan trọng như vitamin A, D, E và K. Những vitamin này thuộc loại tan trong chất béo (fat-soluble vitamins) và chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình cơ bản của cơ thể, từ việc duy trì sức khỏe xương cho đến hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

2.4. Bảo vệ cơ quan nội tạng

Lớp mỡ dưới da không chỉ giữ cho cơ thể ấm áp, mà còn đóng vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi sự va chạm và tổn thương. Một lượng mỡ cơ thể cân đối sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương cho các cơ quan quan trọng như tim, gan và thận.

2.5. Hỗ trợ chức năng tế bào

Hỗ trợ chức năng tế bào cũng là một vai trò của chất béo đối với cơ thể.  Chất béo là thành phần không thể thiếu của màng tế bào, vốn giúp duy trì tính toàn vẹn cấu trúc tế bào. Nó cũng tham gia vào việc điều chỉnh việc thông qua màng tế bào và quá trình truyền tín hiệu giữa các tế bào.

vai trò của chất béo
Hỗ trợ chức năng tế bào cũng là một vai trò của chất béo đối với cơ thể. 

2.6. Tạo ra hormone quan trọng

Chất béo cần thiết để sản xuất các hormone steroid, những hợp chất quan trọng tham gia vào quá trình điều chỉnh nhiều chức năng cơ bản của cơ thể, bao gồm cả quá trình trao đổi chất, tình trạng cân bằng nước và áp lực máu.

3. Nhu cầu chất béo của cơ thể 

Chất béo là nguồn thiết yếu trong chế độ ăn, tuy nhiên nhu cầu chất béo là vừa phải, chỉ nên chiếm 20 - 25% nhu cầu năng lượng. Mỗi độ tuổi khác nhau có nhu cầu chất béo theo độ tuổi khác nhau.

3.1. Nhu cầu chất béo của trẻ

Theo Viện Dinh dưỡng Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về lượng tiêu thụ đối với chất béo trong bữa ăn hàng ngày ở người lớn trưởng thành chỉ nên từ 18 đến 25% năng lượng toàn khẩu phần. Trẻ em hay phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú đều là những đối tượng có nhu cầu tiêu thụ lượng nhiều chất béo hơn hết, trong đó:

  • Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoàn toàn, hơn một nửa thành phần năng lượng cung cấp cho cơ thể là chất béo từ sữa mẹ mang lại, vì thế nhóm đối tượng này đã được cung cấp đầy đủ chất béo. Nếu trẻ nhỏ chưa đủ 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa công thức cần được đảm bảo tỷ lệ năng lượng từ chất béo cung cấp tối thiểu 40% tổng toàn năng lượng.
  • Với trẻ nhỏ trên 6 tháng đến 1 tuổi, nhu cầu bổ sung chất béo ở trẻ cần là tới 40% tổng toàn bộ năng lượng khẩu phần ăn. Trẻ nhỏ trên 1 tuổi đến 3 tuổi sẽ cần tới 40% tổng năng lượng chất béo.
  • Mỗi ngày trẻ nhỏ từ 7 tháng tới 11 tháng sẽ cần nạp khoảng 35 gam, trẻ nhỏ 1 tuổi đến 3 tuổi cần nạp khoảng 55 gam và trẻ từ 4 tuổi đến 6 tuổi cần nạp khoảng 40 gam.

3.2. Nhu cầu chất béo của người lớn

Lượng chất béo nên ăn tùy thuộc vào lượng calo cơ thể cần cho việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Một phụ nữ trung bình cần ăn khoảng 1300 calo mỗi ngày để duy trì, và 1000 calo để giảm 0.5 kg mỗi tuần. Một người đàn ông trung bình cần 1650 calo để duy trì, và 1300 calo để giảm 0.5 kg mỗi tuần.

Lượng chất béo cần nạp mỗi ngày còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, mức chuyển hóa và một số yếu tố khác. Việc duy trì một cân bằng hợp lý về lượng chất béo là điều quan trọng. Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân và các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim mạch, đái tháo đường và tăng huyết áp. Chất béo nên được lựa chọn từ nguồn thực phẩm chất lượng như dầu ôliu, hạt chia, cá hồi, quả bơ và các loại hạt như: Hạt óc chó, hạt điều, hạt macca và hạt hạnh nhân…

Tóm lại, chất béo có những vai trò vô cùng cần thiết đối với cơ thể như cung cấp năng lượng, bảo vệ cơ quan, hấp thụ vitamin và tổng hợp hormone nhưng cần phải  tiêu thụ chất béo một cách hợp lý và cân đối. Sự thừa thải chất béo có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch và cao huyết áp. Do đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp tận dụng tốt nhất các lợi ích của chất béo mà không gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Tác hại khi ăn dầu mỡ nhiều

Tác hại khi ăn dầu mỡ nhiều

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Những khó khăn khi giảm cân phổ biến nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

Các bài tập giảm vòng bụng cho nam giới hiệu quả nhất

16

Bài viết hữu ích?