Zalo

Các yếu tố nguy cơ gây tăng cân nhiều sau sinh

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng cân nhiều sau sinh là vấn đề mà nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải. Đôi khi tăng cân sau sinh là bình thường nhưng đôi khi đó lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn. Vậy các yếu tố nguy cơ tăng cân sau sinh là gì và cần làm gì để khắc phục?

1. Không giảm cân sau sinh, bình thường hay không?

Trước khi tìm hiểu lý do vì sao tăng cân nhiều sau sinh con, chúng ta nên có những kiến thức cơ bản về cân nặng của mẹ bỉm sau khu em bé chào đời. Một số trường hợp sau sinh con vẫn duy trì cân nặng và có thể là hoàn toàn bình thường. Theo đó, tại thời điểm 6 tháng sau sinh, phụ nữ duy trì 5.4kg, nghĩa là nặng hơn gần 6kg so với trước khi mang thai. Trên thực tế, khoảng ½ mẹ bỉm vẫn giữ được hơn 4.5kg sau 6 tháng sinh em bé, trong khi ¼ trường hợp nặng hơn 9kg so với cân nặng trước khi mang thai.

Mặc dù một số bà mẹ nói rằng họ gặp khó khăn hơn trong việc giảm cân sau những lần sinh tiếp theo, nhưng các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định điều này là đúng. Một nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa việc giảm cân sau khi sinh con đầu lòng và con thứ hai khi thời gian mang thai cách nhau hơn 2 năm. Mặc dù một nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những phụ nữ tăng cân đáng kể giữa các lần mang thai có nhiều khả năng sinh mổ và sinh con to hơn ở lần mang thai sau đó.

Bạn không đơn độc nếu lo lắng về cân nặng của bản thân sau khi sinh em bé và điều quan trọng cần nhớ là quá trình giảm cân sau sinh cần có thời gian. Nếu nhận thấy thực sự tăng cân nhiều sau sinh, thay vì chỉ giữ nguyên, mẹ bỉm cần trao đổi với bác sĩ vì có thể có một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị. Vậy những yếu tố nguy cơ tăng cân sau sinh là gì?

tăng cân nhiều sau sinh
Nếu nhận thấy thực sự tăng cân nhiều sau sinh, thay vì chỉ giữ nguyên, mẹ bỉm cần trao đổi với bác sĩ 

2. Vì sao tăng cân nhiều sau sinh con?

Hiện tượng tăng cân nhiều sau sinh có thể là hậu quả của một bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt nếu kèm theo các triệu chứng khác. 

Một số bệnh lý sau sinh phổ biến có liên quan đến tăng cân bao gồm:

  • Viêm giáp sau sinh: Khoảng 3-8% mẹ bỉm bị viêm tuyến giáp sau sinh. Viêm tuyến giáp đưa đến tăng chức năng tuyến giáp, gọi là cường giáp, hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp, gọi là suy giáp. Nếu nhận thấy tăng cân nhiều sau sinh con, chứng suy giáp có thể là thủ phạm. Một số triệu chứng khác của suy giáp bao gồm mệt mỏi, táo bón, chu kỳ kinh nguyệt không đều, chuột rút cơ và không thể chịu được lạnh. Tuy nhiên các triệu chứng suy giáp có thể không xuất hiện ngay sau khi em bé chào đời cho đến vài tháng sau đó. Vì vậy mẹ bỉm tăng cân nhiều sau sinh nên nói chuyện với bác sĩ để thực hiện xét nghiệm chức năng tuyến giáp và cân nhắc dùng thuốc nếu cần thiết;
  • Trầm cảm sau sinh: Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, với tiền sử trước đó chưa bao giờ bị trầm cảm, có nhiều khả năng giữ được cân nặng trong thai kỳ kéo dài đến 1 năm sau khi sinh em bé. Những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể chán ăn hoặc thấy mình ăn nhiều hơn bình thường, đặc biệt những đối tượng bị trầm cảm hoặc lo âu trong thai kỳ và 6 tháng đầu sau sinh sẽ có nguy cơ giữ cân nặng cao hơn. Trầm cảm khiến tâm trạng mẹ bỉm chán nản, cáu kỉnh và tức giận dữ dội, kèm theo đó là mất ngủ và suy giảm khả năng suy nghĩ. Mẹ bỉm tăng cân nhiều sau sinh cần liên hệ với bác sĩ để kiểm tra trầm cảm và nhận được sự giúp đỡ;
  • Bệnh tiểu đường: Với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, nồng độ đường máu có thể sẽ trở lại bình thường sau khi sinh. Nhưng nếu được xác định mắc tiểu đường tuýp 2 sau sinh (phổ biến đối với một số phụ nữ) và điều trị bằng insulin hoặc thuốc uống, thì tăng cân là một tác dụng phụ có thể xảy ra. Mẹ bỉm gặp phải tình trạng này cần trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục thường xuyên và các lựa chọn điều trị tiềm năng khác;
  • PCOS hay hội chứng buồng trứng đa nang: Bệnh lý này ảnh hưởng đến 5-10 % phụ nữ. Nếu đã được chẩn đoán mắc PCOS, chị em có thể bị mất kinh mãn tính, mụn trứng cá, mọc lông trên vùng da bất thường, u nang buồng trứng, tăng cholesterol máu và kháng insulin, qua đó khiến bạn dễ tăng cân hơn so với những phụ nữ khác. Hoặc ngược lại khiến quá trình giảm cân sau sinh trở nên khó khăn hơn.
tăng cân nhiều sau sinh
Hiện tượng tăng cân nhiều sau sinh có thể là hậu quả của một bệnh lý tiềm ẩn

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ tăng cân sau sinh khác bao gồm:

  • Tăng cân quá mức khi mang thai: Phụ nữ có cân nặng khi mang thai nhiều hơn mức khuyến nghị có khả năng duy trì cân nặng đó sau khi sinh cao gấp đôi;
  • Béo phì: Béo phì khiến mẹ bỉm có nguy cơ cao tăng cân nhiều sau sinh;
  • Cai thuốc lá: Những bà mẹ bỏ hút thuốc khi mang thai và không hút lại sau khi sinh có nguy cơ giữ cân cao hơn;
  • Thiếu ngủ: Những mẹ bỉm thường xuyên mệt mỏi do ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm trong 6 tháng sau sinh con có nhiều khả năng duy trì cân nặng khi mang thai cho đến 1 năm sau đó;
  • Đánh mất thói quen bản thân: Việc trở thành một bà mẹ bỉm sữa sẽ khiến chị em có ít thời gian hơn để chăm sóc bản thân. Những chị em có thói quen tập thể dục 1 giờ mỗi ngày, 6 ngày một tuần trước khi mang thai nhận thấy rằng bản thân không có nhiều thời gian trong ngày để duy trì thói quen tốt này. Nếu dành thời gian để tập thể dục sau sinh có thể đồng nghĩa với việc mẹ bỉm phải nhờ người khác giúp đỡ trong việc chăm sóc em bé.

3. Tăng cân nhiều sau sinh phải làm sao?

Một số nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao tăng cân nhiều sau sinh con kể trên cần được can thiệp điều trị. Bổ sung hormon giáp là điều cần thiết để cân bằng phục hồi chức năng tuyến giáp trong trường hợp bị viêm giáp sau sinh. Trầm cảm sau sinh cũng có thể điều trị được, bao gồm nhiều liệu pháp như thuốc chống trầm cảm, liệu pháp tâm lý và tập thể dục thường xuyên. Bệnh tiểu đường và PCOS có thể được quản lý thông qua các biện pháp can thiệp bằng thuốc và lối sống.

Nếu bác sĩ khuyến nghị giảm cân, chị em cần trao đổi với họ về một kế hoạch lành mạnh để thực hiện mục tiêu đó. Khi nói đến việc giảm cân sau sinh, mẹ bỉm hãy đặt ra những mục tiêu thực tế và thực hiện từ từ. Không bắt đầu chế độ ăn kiêng hoặc tập thể dục cho đến khi bác sĩ cho phép, đặc biệt nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ. Tiêu thụ thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là bộ môn đi bộ, chính là chìa khóa để giảm cân sau sinh.

Trong trường hợp đã áp dụng nhiều cách giảm cân nhưng đều thất bại thì bạn có thể tham khảo phương pháp giảm cân đa trị liệu mới hiện nay. Phương pháp này có tên là liệu pháp tiêu hao năng lượng, được thực hiện bằng cách truyền tĩnh mạch các vi hoạt chất có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa mỡ trong cơ thể. Kết hợp với đó là các bài tập giúp đốt cháy và đào thải mỡ thừa ra bên ngoài. Với liệu pháp tiêu hao năng lượng, bạn sẽ không cần ăn kiêng quá khắt khe mà chỉ cần ăn uống theo thực đơn dinh dưỡng được kê bởi bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thăm khám sức khỏe và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể trước khi bước vào liệu trình. Trong suốt quá trình sẽ có bác sĩ theo sát nên vô cùng an toàn. Chỉ sau 6 tuần đã giúp bạn giảm được cân nặng như mong muốn mà không gây kiệt sức hay mệt mỏi.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Uyên xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Giảm cân khi đang cho con bú có khó hơn không?

Giảm cân khi đang cho con bú có khó hơn không?

Đeo đai bụng sau sinh có thực sự cần thiết và hiệu quả không?

Đeo đai bụng sau sinh có thực sự cần thiết và hiệu quả không?

Bà mẹ sau sinh nên chạy bộ bao nhiêu km để giảm cân?

Bà mẹ sau sinh nên chạy bộ bao nhiêu km để giảm cân?

32

Bài viết hữu ích?