Năm 1994 Leptin được phát hiện là một loại hormone được sản xuất trong các kho dự trữ chất béo trong cơ thể. Công việc của nó là báo hiệu cho não khi bạn đã no, khiến bạn ngừng ăn. Leptin cũng hỗ trợ quá trình trao đổi chất hiệu quả. Vai trò của leptin trong việc giảm cân, tăng cân và béo phì đã được thực hiện nghiên cứu ở động vật và con người.
Leptin đi qua máu, thông qua hệ thống tuần hoàn của cơ thể, đến trung tâm thèm ăn trong não. Tại đây, leptin liên kết với các thụ thể chịu trách nhiệm cảm giác đói của cơ thể. Điều này giúp giảm bớt sự thèm ăn, đồng thời kiềm chế ham muốn ăn uống. Leptin cũng đi qua hệ thống thần kinh của cơ thể, kích thích các mô mỡ đốt cháy chất béo và calo.
Nếu có quá nhiều leptin tích tụ trong máu, bạn có thể gặp tình trạng kháng leptin. Khi đó, leptin trong cơ thể có thể không hoạt động hiệu quả, dẫn đến tăng cân. Nguyên nhân chính xác của tình trạng kháng leptin vẫn chưa được nhận biết rõ ràng, nhưng béo phì và căng thẳng có thể liên quan đến hợp chất này. Cortisol - một loại hormone được giải phóng khi bạn bị căng thẳng, có thể khiến não của bạn ít tiếp nhận leptin hơn và khiến bạn ăn quá nhiều.
Kể từ khi được phát hiện, leptin đã trở thành tâm điểm của nhiều nghiên cứu trên động vật và con người. Các nhà nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của leptin đối với việc tăng cân, béo phì và thèm ăn. Như đã báo cáo trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng, kết quả của một số nghiên cứu trên chuột cho thấy chế độ ăn kiêng có thể có tác động xấu đến quá trình sản xuất leptin, từ đó khiến leptin giảm xuống. Khi nồng độ leptin giảm xuống, não cho rằng cơ thể đang có nguy cơ bị đói, từ đó sẽ khiến cơ thể tích trữ chất béo và giảm khả năng đốt cháy calo thông qua tập thể dục. Một nghiên cứu khác trên động vật, do các nhà nghiên cứu tại Viện chuyển hóa của Đại học Cincinnati thực hiện, đã xác định rằng mức độ leptin trong cơ thể chưa có ảnh hưởng hoặc gây béo phì ở chuột.
Chế độ ăn leptin xoay quanh năm quy tắc:
Để tuân theo chế độ này, bạn nên tìm hiểu về hàm lượng calo trong thực phẩm. Chế độ này cũng nhấn mạnh vào việc ăn thực phẩm tươi, hữu cơ và tránh các chất phụ gia hóa học. Nhu cầu về protein và chất xơ cũng được nhấn mạnh. Các chuyên gia khuyến nghị rằng mỗi bữa ăn chứa khoảng 400 đến 600 calo, theo tỷ lệ chung sau:
Chế độ leptin cho phép bạn ăn nhiều loại rau, trái cây và nguồn protein, bao gồm cá, thịt, gà và gà tây. Trái cây là lựa chọn món tráng miệng được đề xuất. Bạn cũng có thể ăn vừa phải một lượng bơ hạt, trứng và phô mai. Các loại ngũ cốc và đậu giàu protein, chẳng hạn như quinoa, bột yến mạch và đậu lăng, cũng là những lựa chọn tốt. Lượng carbohydrate thấp hơn có thể dẫn đến thay đổi vi khuẩn đường ruột và/hoặc táo bón, vì vậy hãy chọn thực phẩm nhiều chất xơ thường xuyên nhất có thể.
Do nhấn mạnh vào khẩu phần ăn nhỏ hơn và không ăn vặt nên một số người cảm thấy đói khi áp dụng chế độ ăn kiêng này. Uống nhiều nước hoặc bổ sung chất xơ có thể hữu ích.
Chế độ leptin yêu cầu bạn kiểm soát thời điểm ăn cũng như những loại thực phẩm được lựa chọn. Đồng thời tạo thói quen tập thể dục kết hợp với ăn uống và giảm cân thành công.
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân nặng cũng như sức khỏe của bạn, đặc biệt là thực phẩm có hàm lượng leptin đáng kể. Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục xem xét và tìm ra mối quan hệ sâu sắc của leptin và chất béo trung tính. Các kết quả ban đầu cho thấy, chất béo trung tính có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của leptin trong cơ thể. Vì vậy, để giảm hàm lượng chất béo trung tính cần lựa chọn các thực phẩm giàu leptin. Hơn nữa, các loại thực phẩm này còn giúp giảm mức triglyceride giúp leptin trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn.
Một số loại thực phẩm giàu leptin bạn có thể tham khảo như sau:
Chế độ leptin cho phép những người tuân thủ ăn nhiều lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Nhưng nếu bạn cảm thấy đói dai dẳng, bạn có thể khó duy trì chế độ ăn kiêng. Không thể ăn khi đói mâu thuẫn với việc ăn uống có chánh niệm và lắng nghe tín hiệu của cơ thể.
Béo phì là một vấn đề sức khỏe và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng có tính chất lâu dài. Vì thế, việc giảm béo luôn cần được ưu tiên, quan tâm đúng và thực hiện trong dài hạn. Do đó, bạn cần lưu ý khi lựa chọn một phương pháp giảm béo đảm bảo an toàn.
Liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng là phương pháp hiện đại, tiên tiến khi sử dụng một số loại vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể với tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ trong cơ thể người. Trước khi thực hiện liệu pháp bạn sẽ được đánh giá sức khỏe cá nhân và thực hiện những xét nghiệm máu cơ bản cũng như được đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Điểm đặc biệt của liệu pháp này là bác sĩ sẽ luôn đồng hành theo sát cả quá trình thực hiện và đặt ra liệu trình phù hợp với thể trạng của từng cá nhân để đảm bảo quá trình giảm cân diễn ra được an toàn và hiệu quả nhất.
88
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
88
Bài viết hữu ích?