Zalo

Các rủi ro liên quan đến việc ăn quá nhiều protein

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Chế độ ăn dư thừa protein đang có xu hướng phổ biến hơn. Đặc biệt là những đối tượng không ăn thuần chay họ có nhu cầu nạp dinh dưỡng từ protein khá cao. Theo đánh giá khi cơ thể dư thừa protein có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, thậm chí là bệnh mãn tính nếu không kịp thời ngăn chặn. Vậy có những rủi ro gì liên quan khi cơ thể thừa protein?

1. Lợi ích của protein với cơ thể 

Protein là một trong ba thành phần dinh dưỡng đa lượng giúp cơ thể có năng lượng hoạt động. Có thể nói protein có vai trò quan trọng với sự phát triển và sửa chữa tế bào. Trong cơ thể protein được phân bố khắp nơi và có nhiều loại khác biệt. Chúng mang nhiệm vụ vận chuyển oxy, tăng cường miễn dịch, dẫn truyền thần kinh và hỗ trợ tăng trưởng. 

Theo nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một trong những lợi ích phổ biến được biết đến rộng rãi của protein chính là giảm cân. Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, protein hỗ trợ tăng cơ giúp thúc đẩy chuyển hóa mỡ thừa. Các vận động viên thể dục cũng sử dụng sản phẩm bổ sung protein từ đạm whey để giúp tăng cường cơ bắp và sức bền để có cơ thể săn chắc. 

Với đối tượng đang trong độ tuổi phát triển và người cao tuổi ảnh hưởng của protein với xương khớp được xác định rõ rệt. Phần lớn họ đang ở giai đoạn xương biến đổi và cần được bổ sung dinh dưỡng để giúp xương chắc khỏe. Với độ tuổi phát triển, protein giúp thúc đẩy phát triển tế bào xương và chiều cao. Người cao tuổi thì được hỗ trợ giảm mỡ máu và tăng cường mật độ xương để tránh thoái hóa và loãng xương.

Lợi ích của protein với cơ thể khá tích cực. Có nhiều quan điểm không rõ ràng đã khiến người dùng sử dụng protein không thích hợp. Từ đó cơ thể thừa protein và gây và nhiều biến đổi khó lường ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt.

2. Nhu cầu protein của cơ thể

Mỗi cơ thể có nhu cầu protein riêng, không có lượng protein cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây ra dư thừa protein. Hơn thế lứa tuổi phát triển ăn quá nhiều protein do cơ thể đang cần một lượng lớn để tổng hợp nhưng nếu không kiểm soát sẽ dẫn đến dư thừa protein mà không hay biết.

Mặc dù không có con số chính xác nhưng các nghiên cứu đã tiến hành phân loại và đánh giá theo từng nhóm yếu tố như tuổi, trọng lượng cơ thể, nhu cầu hoạt động, giới tính. Mỗi yếu tố sẽ là một phần quyết định nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Theo chế độ bình thường, cơ thể nên dung nạp khoảng 0,8 gam protein cho mỗi kilogam trọng lượng. Tuy nhiên đây là mức cho người khỏe mạnh và không vận động nhiều. Có thể coi đó là nhu cầu tối thiểu để đáp ứng axit amin và duy trì cân bằng nitro tránh mất cơ cũng như ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Các vận động viên sẽ dựa theo cường độ vận động để đánh giá nhu cầu protein. Họ có thể dùng 1,2 - 2 gam protein cho mỗi kilogam hoặc cao hơn. Phụ nữ mang thai đôi khi cần bổ sung 1,1 gam protein cho mỗi kilogam mà không lo dư thừa protein. Nhu cầu của họ sẽ tiếp tục tăng và có thể đạt đến 1,77 gam protein cho mỗi kilogam ở giai đoạn cuối của thai kỳ. 

Nhu cầu bổ sung protein luôn thay đổi linh hoạt ở mỗi đối tượng. Khả năng sử dụng và hấp thụ protein ở từng đối tượng là không tương đồng. Do vậy các chuyên gia luôn khuyên rằng mức 0,8 gam protein/ kg là định lượng tối thiểu có thể dùng cho hầu hết các đối tượng không hay vận động. Trong trường hợp cụ thể cần có sự hỗ trợ của bác sĩ để xác định đúng nhu cầu protein cơ thể cần.

3. Các rủi ro liên quan đến việc ăn quá nhiều protein

Ăn quá nhiều protein với chế độ dinh dưỡng giàu protein có thể bị nhầm lẫn. Dinh dưỡng giàu protein không nhất thiết là dư thừa. Tuy nhiên dư thừa protein thực sự tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe mà ai cũng nên quan tâm.

dư thừa protein
Ăn quá nhiều protein với chế độ dinh dưỡng giàu protein có thể bị nhầm lẫn 

3.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Khi ăn quá nhiều protein cơ thể sẽ phải hoạt động nhiều để hấp thụ dinh dưỡng. Đó là nguyên nhân thận chịu ảnh hưởng tiêu cực và dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe. Trên nghiên cứu cho hay, nếu cơ thể có cường độ vận động phù hợp kết hợp sức khỏe tốt sẽ không gặp cản trở nào nếu ăn 3,4 gam cho mỗi kilogam trong 1 ngày.

Với người khỏe mạnh sự ảnh hưởng khi ăn dư thừa protein không thể hiện rõ hoặc không ảnh hưởng. Tuy nhiên bệnh nhân suy giảm chức năng thận thì không nên chủ quan. Đặc biệt là trẻ nhỏ nếu cơ thể thừa protein sẽ gây ra suy giảm chức năng thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này.

Người mắc bệnh thận nên hạn chế sử dụng protein để tránh nhiễm độc. Các nghiên cứu và điều trị cũng cho hay khi cơ thể giảm dung nạp protein tốc độ suy giảm chức năng thận sẽ giảm theo.

3.2. Gây ra bệnh lý tim mạch

Các thực phẩm giàu protein có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Theo nghiên cứu, chế độ ăn bổ sung protein không gây hại cho tim mạch, tuy nhiên có thể gây ra tăng nguy cơ mắc bệnh tim khó lường.

Protein trong thực vật và protein trong động vật cũng khác nhau. Theo nghiên cứu protein trong động vật thường cao hơn và chứa nhiều cholesterol nên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một vài nghiên cứu đã tiến hành phân tích để làm rõ nguy cơ xơ vữa động mạch và xuất hiện mảng xơ ở động mạch do dư thừa protein. Do đó nên cân nhắc chế độ ăn protein phù hợp để tránh nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3.3. Gây bệnh ung thư

Chế độ ăn giàu protein đặc biệt là protein đến từ thịt đỏ có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo đánh giá, các thực phẩm thịt đỏ được chế biến sẵn có nguy cơ gây ra ung thư trực tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. 

Một nghiên cứu khác cũng đánh giá rằng protein không hoàn toàn là nguyên nhân gây ung thư. Theo đánh giá thực phẩm chứa protein tốt cho sức khỏe và phòng chống sự hình thành tế bào ung thư. Do đó, sử dụng protein gây ung thư là tùy vào cách chế biến và từng loại thực phẩm.

3.4. Ảnh hưởng đến xương

Ăn dư thừa protein có thể khiến mất canxi gây ra loãng xương và suy giảm sức khỏe của xương. Các nghiên cứu đánh giá đã tìm thấy mối liên hệ giữa dư thừa protein và suy yếu xương. Tuy nhiên ảnh hưởng thực tế lại không như nghiên cứu nên tình trạng ảnh hưởng này vẫn còn là ẩn số cần được tiếp tục phân tích đánh giá.

3.5. Tăng cân

Phần lớn chế độ ăn kiêng đều tăng cường bổ sung protein. Tuy nhiên ăn quá nhiều protein sẽ gây ra tăng cân. Cơ thể thừa protein sẽ được lưu trữ ở dạng chất béo gây béo phì, đồng thời lượng axit amin không dự trữ khiến nhu cầu nạp dư thừa protein tăng khó kiểm soát. 

dư thừa protein
Ăn quá nhiều protein sẽ gây ra tăng cân 

3.6. Hơi thở có mùi hôi

Một số nghiên cứu cũng phát hiện rằng mùi hôi miệng có nguy cơ xuất phát từ ăn quá nhiều protein. Có đến 40% đối tượng tham gia nghiên cứu là minh chứng cho phát hiện này. Một số ý kiến cho rằng đó là sự thay đổi chuyển sang trạng thái ketosis khi giảm cân.

3.7. Rối loạn tiêu hóa

Thực phẩm giàu protein đến từ động vật thường chứa ít carb và chất xơ. Đó là nguyên do khi ăn quá nhiều protein sẽ bị táo bón. Do đó cơ thể cần bổ sung chất xơ và nước để thúc đẩy tiêu hóa đồng thời tăng cường độ nhu động ruột.

Ngược lại với protein từ thịt động vật, protein từ sữa và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều lợi khuẩn đường ruột lại có nguy cơ gây tiêu chảy. Đặc biệt là người dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose tình trạng có thể kéo dài dẫn đến mất nước.

3.8. Cơ thể mất nước

Dư thừa protein làm cho cơ thể thải ra nitơ để cân bằng nước và chất lỏng. Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước mà không cảm nhận được. Theo đánh giá nếu không bổ sung nước đều đặn đúng cách cơ thể sẽ giảm lượng nước nhanh chóng gây kiệt sức. Vì thế nếu sử dụng chất đạm thì cần uống nước chia đều các thời gian trong ngày để luôn đảm bảo duy trì lượng nước trong cơ thể.

3.9. Gây rối loạn chức năng trao đổi chất cơ thể

Protein có lợi nhưng ăn quá nhiều protein sẽ khiến các cơ quan bị quá tải hoạt động. Trong đó việc rối loạn nội tiết là khó tránh. Khi cơ thể dư thừa protein có thể rơi và trạng thái ketosis dẫn đến mất chu kỳ kinh nguyệt. Việc sử dụng hết chất béo dự trữ tuy có giúp giảm béo nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Như vậy cơ thể sẽ giảm khả năng sinh sản do cơ thể rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc mất kinh nguyệt đột ngột. Tình trạng này không tốt cho sức khỏe sinh sản và có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ. Do đó cần kiểm tra để cân bằng càng sớm càng tốt.

3.10. Tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Dư thừa protein gây đau nhức xương khớp và bệnh gout là điều phổ biến. Theo đánh giá thì protein dư thừa chứa purin tăng cường sản xuất axit uric gây ra gout. Do đó, cơ thể thừa protein càng nhiều thì tình trạng gout càng nghiêm trọng.

3.11. Mất kiểm soát tâm lý

Người ăn quá nhiều protein thường có xu hướng giảm hay cắt bỏ hoàn toàn carb. Chính thói quen này đã gây ảnh hưởng xấu đến tâm trạng gây ra nhiều bệnh tâm lý nguy hiểm. Theo các nghiên cứu hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng sẽ dẫn đến trầm cảm, lo âu, nóng nảy…

Điều đó cũng được công nhận vì cơ thể thừa protein thường dễ nóng nảy, uể oải. Nguyên nhân được xác định là do carb chứa chất dẫn truyền thần kinh tăng tiết ra hormone xoa dịu làm tâm trạng hạnh phúc hơn.

4. Lưu ý tránh dư thừa protein và nguồn dinh dưỡng thiết yếu

Dư thừa protein gây nguy hiểm cho sức khỏe và khó có thể lường trước những ảnh hưởng đó. Mỗi đối tượng sẽ có những ảnh hưởng khác nhau nên việc kiểm soát và cân đối dinh dưỡng cần được chú trọng hơn. Theo khuyến nghị nên bổ sung protein mỗi ngày để cơ thể đảm bảo dinh dưỡng thay vì ăn quá nhiều một lần.

Với thực phẩm bổ sung protein nên hướng đến nhóm thực phẩm lành mạnh ít gây tác động tiêu cực. Một số thực phẩm có thể tham khảo để bổ sung protein cho cơ thể như:

  • Thịt động vật ăn cỏ phần nạc
  • Thịt gia cầm ăn cỏ
  • Thịt cá tự nhiên
  • Trứng gà nuôi bộ
  • Sữa hữu cơ hay sữa từ động vật ăn cỏ
  • Các loại hạt họ đậu
  • Quả hạch
  • Các loại ngũ cốc

Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng tuy nhiên có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Một số sản phẩm chế biến sẵn từ động vật cũng tương tự. Những thực phẩm này nên cân nhắc khi dùng để tránh cơ thể thừa protein.

Ăn quá nhiều protein là một hành động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong trường hợp cơ thể cần protein để giảm cân bạn nên lên kế hoạch cụ thể tránh dư thừa protein. Ngoài ra có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ, hiện đây đang là phương pháp giảm cân mới, giúp tiêu hao mỡ cấp độ tế bào. Khác với các phương pháp giảm cân truyền thống, trước khi thực hiện liệu pháp này người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, tiếp đến là lên một kế hoạch cùng chế độ ăn uống khoa học đảm bảo phù hợp với thể trạng từng người. Phương pháp này thực hiện truyền tổ hợp vitamin, khoáng chất thiết yếu để thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các tế bào mỡ thừa một cách đồng đều. Nhờ vậy mà tất cả các vùng mỡ thừa trên cơ thể sẽ được loại bỏ hoàn toàn chỉ sau thời gian từ 6-8 tuần áp dụng. Hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng đang là cách giảm cân chuyên sâu nhận được những đánh giá tích cực của chuyên gia và cả những người đã thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn 1 ngày?

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Nước tương bao nhiêu calo và ăn vào có mập không?

Nước tương bao nhiêu calo và ăn vào có mập không?

Tại sao Protein là chìa khóa để giảm mỡ và tăng trưởng cơ bắp?

Tại sao Protein là chìa khóa để giảm mỡ và tăng trưởng cơ bắp?

11

Bài viết hữu ích?