Zalo

Bị đột quỵ có chữa được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Đột quỵ là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên thế giới hiện nay. Đây cũng là tình trạng bệnh lý khi mắc phải thì tỷ lệ cứu sống thấp hoặc để lại các di chứng thần kinh vĩnh viễn cho người bệnh. Vậy, đột quỵ có chữa được không và khả năng phục hồi sau đột quỵ phụ thuộc vào điều gì, hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Bị đột quỵ có chữa được không?

Với tình trạng gia tăng số ca đột quỵ ở nhiều nước trên thế giới hiện nay thì “bị đột quỵ có chữa được không?” là một trong số các thắc mắc được tìm kiếm nhiều trên các công cụ internet. 

1.1. Bị đột quỵ chữa được không? 

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu trong não hoặc trong mắt bị cục máu đông hoặc khi mạch máu bị vỡ và chảy máu vào mô não. Bất kể một người mắc loại đột quỵ nào - đột quỵ do cục máu đông hoặc đột quỵ do chảy máu đề sẽ dẫn đến tình trạng các tế bào não không được bơm oxy đầy đủ. Sau một thời gian, một số tế bào não chết ngay lập tức. 

Trong thời gian xảy ra đột quỵ, nhiều tế bào não khác vẫn có thể cứu được nhưng có nguy cơ tử vong cao. Thời gian càng trôi qua, số lượng tế bào não chết đi càng nhiều. Vì lý do đó, điều quan trọng là phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Theo Jens Witsch, MD, Trợ lý Giáo sư Thần kinh học tại Penn Medicine cho biết thời gian là yếu tố quan trọng để quyết định người bệnh đột quỵ có chữa được không. Triệu chứng của đột quỵ xuất hiện khá đột ngột và mỗi phút trôi qua khi không được cấp cứu kịp thời thì số lượng tế bào não chết đi nhiều hơn. Tuy nhiên, may mắn thay, có những phương pháp điều trị hiệu quả có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Đôi khi, chúng có thể thậm chí đảo ngược các triệu chứng của đột quỵ. Tuy nhiên, điều này chỉ có hiệu quả khi triệu chứng đã trở nên đáng chú ý và người bệnh được đưa đi cấp cứu kịp thời. 

đột quỵ có chữa được không
Đột quỵ có chữa được không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố 

Đột quỵ có chữa được không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo các chuyên gia sức khỏe thì việc phát hiện các triệu chứng đột quỵ sẽ giúp ích rất nhiều và làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh. Việc nắm rõ các triệu chứng đột quỵ sau có thể giúp bạn tiếp cận với y bác sĩ cấp cứu nhanh chóng để được can thiệp kịp thời. 

  • Cảm giác mệt mỏi đột ngột và cảm thấy không còn sức lực.
  • Tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, và nụ cười bị méo mó.
  • Khó khi cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể.
  • Không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc là dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất.
  • Khó phát âm, có thể nói không được, nói bị dính chữ, nói ngọng bất thường.
  • Dấu hiệu thử nghiệm: yêu cầu người bệnh nhắc lại những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được có thể đang gặp vấn đề đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột, và khó phối hợp các hoạt động.
  • Giảm thị lực, mắt mờ đi, không nhìn rõ.
  • Đau đầu dữ dội, đau đầu xuất hiện nhanh chóng, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

1.2. Mức độ chữa trị và phục hồi sau bệnh đột quỵ

Để làm rõ vấn đề bị đột quỵ có chữa được không và mức độ chữa khỏi, phục hồi là bao nhiêu thì điều này phụ thuộc vào chế độ chăm sóc và theo dõi sau đột quỵ. Sau quá trình điều trị cấp cứu, người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ trong ít nhất một ngày. Tiếp đó, quá trình chăm sóc sau đột quỵ sẽ tập trung vào việc hỗ trợ bạn phục hồi mức độ chức năng tối đa và trở về cuộc sống hàng ngày một cách bình thường. Như đã thông tin ở phần trên, đột quỵ có chữa được không phụ thuộc vào vị trí và phạm vi tổn thương trong não.

Nếu đột quỵ ảnh hưởng đến phần não bên phải, có thể gây ra ảnh hưởng đến chuyển động và cảm giác ở phần bên trái của cơ thể. Ngược lại, nếu tổn thương xảy ra ở phần não bên trái, có thể ảnh hưởng đến chuyển động và cảm giác ở phần bên phải của cơ thể. Tổn thương ở vùng não bên trái cũng có thể gây ra vấn đề về ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.

Hầu hết những người bị đột quỵ đều sẽ được hướng dẫn tham gia chương trình phục hồi chức năng, được đề xuất bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Điều này phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ thương tổn sau đột quỵ. Yếu tố như lối sống, sở thích, ưu tiên và sự hỗ trợ từ gia đình cũng được xem xét. Quá trình phục hồi có thể bắt đầu trước khi xuất viện và được thực hiện tại bệnh viện, đơn vị phục hồi chức năng khác, cơ sở điều dưỡng lành nghề hoặc tại nhà.

2. Các phương pháp chữa đột quỵ hiện nay là gì? 

Bệnh đột quỵ có chữa được không, nếu chữa được bằng các phương pháp nào? Tại các bệnh viện hiện nay đa phần đều đã cập nhật về phương pháp chữa đột quỵ để đảm bảo tỷ lệ cứu sống và chữa khỏi cao nhất. Vậy, các phương pháp chữa đột quỵ hiện nay là gì? 

đột quỵ có chữa được không
Bệnh đột quỵ có chữa được không, nếu chữa được bằng các phương pháp nào? 

2.1. Phương pháp chữa đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu bởi huyết khối

Có khoảng 87% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ xảy ra khi cục máu đông gây tắc nghẽn trong mạch máu của não. Có hai phương pháp chính để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ: tiêm thuốc rTPA vào tĩnh mạch và phẫu thuật loại bỏ cục máu đông bên trong mạch máu.

  • Tiêm thuốc rTPA: rTPA là một loại thuốc được viết tắt từ "recombinant tissue plasminogen activator," là một chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp để làm tan cục máu đông. Thuốc này có thể được sử dụng trong khoảng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng của đột quỵ, và có khả năng làm tan cục máu đông. Mặc dù rTPA có thể được sử dụng trong thời gian này, nhưng hiệu quả và khả năng hỗ trợ bệnh nhân sẽ cao hơn nếu sử dụng sớm hơn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ huyết khối nội mạch: Phẫu thuật cắt bỏ huyết khối nội mạch là một phương pháp điều trị cho đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Bác sĩ sử dụng một dây dẫn nhỏ để loại bỏ cục máu đông khỏi mạch máu bị tắc. Thủ tục này chỉ được thực hiện tại Trung tâm Đột quỵ Toàn diện và hiệu quả nhất khi được thực hiện sớm sau khi xuất hiện triệu chứng. Trong một số trường hợp, thủ thuật này có thể được thực hiện tối đa 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, nhưng để có hiệu quả tốt nhất, việc loại bỏ cục máu đông càng sớm càng tốt.

2.2. Phương pháp chữa đột quỵ do xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết não là tình trạng nguồn máu cung cấp cho não bị tràn ra ngoài và chảy vào khoảng trống giữa não và hộp sọ gọi là xuất huyết dưới nhện. Ngoài ra, tình trạng xuất huyết não dẫn tới đột quỵ đa phần nguyên nhân do phình động mạch não gây ra. 

Bệnh nhân mắc xuất huyết nội sọ hoặc dưới nhện thường gặp tình trạng huyết áp cao, có thể làm nặng thêm tổn thương não. Người bệnh có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp cao bằng chế độ sống lành mạnh. 

Trong một số trường hợp xuất huyết nội sọ, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông có thể được xem xét. Đối với xuất huyết dưới nhện, việc điều trị phình động mạch, nếu là nguyên nhân gây chảy máu, bằng cách đặt kẹp kim loại lên mạch máu để cầm máu có thể được thực hiện. Các thủ tục nội mạch khác cũng có thể cần thiết như là những phương pháp ít xâm lấn được thực hiện trong mạch máu bằng ống thông hoặc các thiết bị khác.

3. Phục hồi sau đột quỵ: các yếu tố giúp người bệnh phục hồi tốt hơn

Ở phần trên của bài viết, các thông tin về đột quỵ có chữa được không đã được làm rõ. Nhưng một trong số các vấn đề được quan tâm đó chính là sau khi bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân khỏi cơn đột quỵ thì phục hồi sau đột quỵ có khả quan hay không phụ thuộc vào yếu tố nào? 

3.1. Triển vọng người bệnh đột quỵ có chữa được không phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của tình huống đột quỵ

Đột quỵ có thể dẫn đến tử vong trong trường hợp nghiêm trọng hoặc không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, triển vọng cứu sống và phục hồi của người bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm vị trí và mức độ nghiêm trọng của ca đột quỵ, tiền sử sức khỏe cá nhân và các yếu tố khác.

Việc tìm hiểu về triển vọng cụ thể của tình hình của bệnh nhân nên được thực hiện thông qua sự hỗ trợ từ các bác sĩ và phối hợp từ người thân của người bệnh để đạt được hiệu quả.

3.2. Chế độ chăm sóc người bệnh sau đột quỵ: Câu trả lời cho bệnh đột quỵ có chữa được không?

Sau khi trải qua cơn đột quỵ thì việc chăm sóc để phục hồi các chức năng cơ thể là rất quan trọng, bao gồm việc tập đi đứng, tập phản xạ và có thể là tập nói nếu tổn thương có liên quan đến vùng não trái. Dưới đây là các hình thức phục hồi chức năng cần thiết cho người bị đột quỵ. 

  • Trị liệu ngôn ngữ: Giúp phục hồi khả năng ngôn ngữ và nói, cùng cải thiện kiểm soát các chức năng như thở, ăn, uống và nuốt.
  • Vật lý trị liệu: Hỗ trợ khôi phục hoặc cải thiện việc sử dụng cơ bắp và cử động của tay, cánh tay, chân và bàn chân, đồng thời giải quyết vấn đề về thăng bằng và yếu cơ.
  • Trị liệu nghề nghiệp: Huấn luyện lại bộ não để thực hiện các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là cải thiện chuyển động và kiểm soát cơ của tay.
  • Liệu pháp nhận thức: Hỗ trợ khi gặp vấn đề về trí nhớ và khó khăn trong việc tập trung hoặc thực hiện các hoạt động cần sự tập trung.

3.3. Ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ lần nữa

Nếu bạn đang chăm sóc một người vừa trải qua đột quỵ, dĩ nhiên nguy cơ đột quỵ lần tiếp theo là hoàn toàn có, và điều này hoàn toàn có thể làm ngăn cản khả năng phục hồi sau đột quỵ lần đầu. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ lần nữa?

Điều trị liên tục các bệnh mãn tính bằng cách: 

  • Thuốc giảm huyết áp cao để kiểm soát áp lực máu.
  • Thuốc chống đông máu hoặc chống tiểu cầu nhằm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
  • Statin để giảm mức cholesterol trong máu.

Ngoài ra, cải thiện lối sống bằng cách ăn uống và sinh hoạt khoa học cũng là chìa khóa để làm giảm nguy cơ tái đột quỵ. 

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên, ưu tiên các bài tập phù hợp với thể trạng.
  • Ngừng hút thuốc lá vì nó có thể ảnh hưởng đến tim mạch của bạn
  • Hạn chế uống rượu, bỏ hẳn nếu bác sĩ đưa ra lời khuyên này

Có thể nói rằng với tỷ lệ tử vong do đột quỵ cao thì nhiều người hiện nay thắc mắc rằng đột quỵ có chữa được không và khá lo lắng khi đề cập đến tình trạng tai biến này. Dẫu vậy, đột quỵ là một tình trạng tai biến hoàn toàn có thể cứu sống và phục hồi được với điều kiện phải phát hiện các nguy cơ đột quỵ sớm. Cùng với đó, việc chăm sóc sau đột quỵ bằng các bài tập hỗ trợ phục hồi chức năng và thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp bạn phòng tránh được nguy cơ tái đột quỵ.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Tăng huyết áp uống gì tại nhà để hạ nhanh?

Tăng huyết áp uống gì tại nhà để hạ nhanh?

Các biến chứng của tăng huyết áp là gì?

Các biến chứng của tăng huyết áp là gì?

Các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

Các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

Những dấu hiệu sớm của đột quỵ khi trời lạnh

Những dấu hiệu sớm của đột quỵ khi trời lạnh

Cảnh giác tắm đêm đột quỵ, nhất là vào mùa lạnh

Cảnh giác tắm đêm đột quỵ, nhất là vào mùa lạnh

45

Bài viết hữu ích?