Vào mùa lạnh, nhiệt độ thường xuống thấp dễ gây ra các bệnh mạch máu và đột quỵ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí là tử vong. Nhận biết những dấu hiệu của đột quỵ sẽ giúp bạn biết cách phòng ngừa và sơ cứu kịp thời.
1. Những dấu hiệu sớm của đột quỵ khi trời lạnh
Mùa đông nhiệt độ không khí thấp, đôi khi nhiệt độ thay đổi đột ngột là yếu tố nguy cơ đối với tình trạng đột quỵ,đặc biệt ở người già và người có bệnh lý tim mạch. Lý do khi nhiệt độ môi trường quá lạnh thì cơ thể con người sẽ tự động điều chỉnh các hoạt động sinh lý nhất định để duy trì thân nhiệt của cơ thể. Tuy nhiên việc điều chỉnh sinh lý này lại trở thành một thách thức khá lớn với những người có bệnh lý tim mạch hoặc những người có nguy cơ đột quỵ cao.
Nhiệt độ thay đổi có thể khiến nhịp tim tăng, huyết áp tăng, khi đó cơ quan tim phải làm việc cật lực, dẫn đến tình trạng tăng khuynh hướng đông máu trong lòng mạch.
Còn với bệnh nhân có những vấn đề sức khỏe liên quan đến mạch vành thì nhiệt độ thấp có thể khiến thiếu máu cục bộ ở tim, làm cho triệu chứng của bệnh đang ở chế độ ổn định chuyển sang tiến triển xấu, tăng nguy cơ nhập viện, thậm chí có thể gây tình trạng tử vong cho người bệnh. Những người bệnh tăng huyết áp khi thời tiết lạnh thì huyết áp sẽ càng tăng cao, dễ gây ra các biến chứng liên quan đến tim mạch và dẫn tới đột quỵ.
Các biểu hiện sớm của đột quỵ:
Cơ thể mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của đột quỵ nhưng không rõ ràng khiến người bệnh hiểu lầm và có tâm thế chủ quan với sức khỏe. Những người bệnh cảm thấy mệt mỏi, không thể làm được việc nặng hoặc làm việc thì bị mất sức nhanh… Những điều này đều do tuần hoàn kém, máu không thể lưu thông lên não, khiến tim phải làm việc vất vả hơn.
Đau tức ngực thường là biểu hiện sớm của đột quỵ và biểu hiện này khá phổ biến. Có khoảng 70% trường hợp gặp tình trạng đột quỵ với dấu hiệu đau tức ngực. Cơn đau ngực có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, thậm chí kể cả lúc đang nghỉ ngơi.
Buồn ngủ, chân tay bị phù nề. Đây là một trong các dấu hiệu đột quỵ khá rõ ràng nhưng lại ít người để ý tới. Tình trạng này xảy ra khi lưu lượng máu được lưu thông kém, tim phải tăng cường hoạt động bơm máu tới các cơ quan của cơ thể và các chi. Lúc này tĩnh mạch có thể phình giãn do bị thiếu máu và dẫn tới hiện tượng phù nề. Nếu có triệu chứng này thì bạn cần phải đi khám ngay để được được trị kịp thời.
Khó thở hoặc hơi thở không đều là một trong những dấu hiệu của đột quỵ. Khi gặp tình trạng khó thở hoặc hơi thở bị ngắt quãng thì có thể là dấu hiệu cảnh báo tim đang hoạt động yếu dần, từ đó làm cho phổi không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết. Dấu hiệu này còn liên quan đến lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể, nhằm báo trước có thể đột quỵ sẽ xảy ra.
Đầu óc choáng váng, quay cuồng. Trước khi xảy ra đột quỵ, người bệnh thường có cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Đây cũng là dấu hiệu báo trước sự hoạt động kém của tim khiến cho lưu lượng máu lên não chậm.
2. Làm gì khi có những dấu hiệu này?
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính và có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, nếu phát hiện sớm các dấu hiệu đột quỵ như triệu chứng đau đầu, xây xẩm và chóng mặt, méo miệng, yếu tay chân… thì cần đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân của bệnh và có phương án điều trị kịp thời.
Tình trạng đột quỵ có thể xảy ra ở hai dạng là dạng nhồi máu não hay thiếu máu não do các cục máu đông gây bít tắc lòng mạch truyền máu đến não, và xuất huyết não do mạch máu não bị vỡ ra. Khi sơ cứu cho những trường hợp này cần để bệnh nhân nằm cao đầu và nghiêng sang một bên, nếu bệnh nhân có dấu hiệu buồn nôn và nôn. Lưu ý khi sơ cứu cho người bệnh tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống bất kỳ thức ăn nào để tránh tình trạng sặc thức ăn có thể xảy ra. Đồng thời gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Giờ vàng của tái thông mạch máu não ở những người bị nhồi máu não thường là dưới 6 giờ kể từ lúc bắt đầu khởi phát. Vì vậy, nếu đưa bệnh nhân đến muộn có thể để lại nhiều biến chứng nặng.
Nhồi máu cơ tim cấp với những trường hợp đột quỵ có thể xảy ra các biểu hiện tức ngực trái, thường xuyên có cảm giác đau như bóp nghẹt, các cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng và mức độ đau dày đặc, người bệnh thở khó, vã mồ hồi… Cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tái thông động mạch vành, nếu để qua giờ vàng có thể bệnh nhân sẽ tiến triển nặng hơn.
3. Phòng ngừa tình trạng đột quỵ khi trời lạnh
Khi giao thời, đặc biệt vào mùa đông thì cần thực hiện một số biện pháp sau giúp phòng ngừa tình trạng đột quỵ có thể xảy ra:
Cơ thể luôn luôn được giữ ấm: Hạn chế đi ra ngoài trời lạnh nếu không có việc cần thiết. Nếu đi ra ngoài đường, cần mặc ấm với nhiều lớp áo, che đầu, tay và đi tất cùng giày ấm. Đặc biệt, vào những ngày thời tiết lạnh khi thức dậy nên làm nóng cơ thể sau đó mới bước ra khỏi giường. Điều này sẽ giúp cho nhiệt độ của cơ thể không bị thay đổi đột ngột, làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Không nên hoạt động gắng sức: Khi thực hiện các hoạt động quá sức trong thời tiết lạnh có thể khiến cơ thể bị kiệt sức và dễ nhiễm lạnh. Chẳng hạn nếu đi bộ nhanh hơn so với bình thường thì gió lạnh thổi vào mặt và cơ thể. Khi đó nhiệt độ cơ thể có thể giảm xuống và cơ thể lại phải gắng sức để điều chỉnh nhiệt độ cân bằng.
Không nên để cơ thể ở trạng thái quá nóng. Mặc quần áo ấm tham gia các hoạt động thể chấtcó thể làm cơ thể nóng, tiết nhiều mồ hôi và ngấm lạnh trở lại. Với thời tiết lạnh thì các mạch máu có thể co giãn đột ngột dẫn đến huyết áp thay đổi, tăng nguy cơ đột quỵ.
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích. Khi uống rượu bia sẽ khiến cơ thể nóng lên, làm nhiều người lầm tưởng vào mùa lạnh nên uống để giữ ấm cho cơ thể. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì các hợp chất cồn trong đồ uống có thể làm tăng huyết áp, gây ra các rối loạn nhịp tim, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu lên não và ngược lại.
Thực hiện tắm và vệ sinh đúng cách. Không nên tắm và gội cùng một lúc vào thời tiết lạnh. Khi đói hoặc vừa ăn no xong cũng không nên tắm ngay. Phải tắm ở nơi kín gió, ấm áp, đặc biệt không nên tắm đêm. Những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ ban đêm hạ xuống rất thấp, có thể làm cho mạch máu co lại, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể.
Thời gian tắm không nên để quá lâu, vì có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh, mệt mỏi dẫn tới rối loạn nhịp tim. Tốt nhất bạn nên tắm trong khoảng 10 phút, sau đó lau khô người và giữ ấm cơ thể.
Xây dựng chế độ ăn và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp chống rét tốt. Đồng thời bổ sung thêm cácvitamin và chất khoáng từ rau xanh, trái cây giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống chọi với các tác nhân gây bệnh trong ngày lạnh. Ngoài ra, bạn nên giảm lượng cholesterol trong cơ thể và tăng chất xơ để giúp bảo vệ tim mạch, đồng thời phòng tránh tai biến mạch máu não, và đột quỵ có thể diễn ra vào mùa lạnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phòng tránh các nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra trong mùa lạnh, đặc biệt là những người có tiền sử đột quỵ. Với những kết quả kiểm tra này bác sĩ có thể để xuất các kế hoạch điều trị tối ưu giúp kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.
Thời tiết lạnh sẽ làm ảnh hưởng khá lớn tới sức khỏe của mọi người, đặc biệt những người có bệnh lý nền, như tim mạch, huyết áp, … Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của đột quỵ khi giao thời hoặc vào mùa đông sẽ giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bất kỳ ai cũng nên trang bị cho mình kiến thức và thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe để hạn chế nguy cơ mắc đột quỵ có thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường hạ thấp.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888
hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu