Zalo

Cảnh giác tắm đêm đột quỵ, nhất là vào mùa lạnh

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tắm giúp cơ thể được làm sạch, đồng thời làm thư giãn sau một ngày dài căng thẳng. Tuy nhiên, việc tắm đêm, nhất là vào mùa lạnh có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là đột quỵ. Vậy dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm là gì?

1. Vì sao tắm muộn/ tắm đêm có thể gây đột quỵ?

Đột quỵ có thể xảy ra với hai hình thức: xuất huyết não và tắc mạch máu não. Vậy có thực sự xảy ra tình huống đột quỵ do tắm đêm không? Thật ra tắm đêm không hẳn là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đột quỵ, mà còn do kết hợp và các tác động của yếu tố khác. Hơn nữa, tắm đêm đột quỵ có thể xảy ra trong những ngày thời tiết lạnh, tắm với nước lạnh, tắm lâu, tắm khuya…Đồng thời còn tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người khiến việc tắm đêm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Cụ thể: Thói quen tắm đêm có thể trở thành yếu tố thuận lợi cho khởi phát tình trạng đột quỵ ở những người có sẵn các bệnh lý như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp… Thêm vào đó, tắm đêm với nhiệt độ nước lạnh có thể khiến cơ thể phải điều chỉnh bằng cách co hoặc giãn mạch máu và dễ gây co thắt mạch máu đột ngột.

dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm
Thói quen tắm đêm có thể trở thành yếu tố thuận lợi cho khởi phát tình trạng đột quỵ ở những người có sẵn các bệnh lý nền 

Tắm đêm đột quỵ có thể được giải thích bởi các lý do: 

  • Bệnh lý nền: Khi cơ thể có sẵn bệnh lý nền như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường… thì khá nhạy cảm với sự thay đổi của quá trình tuần hoàn. Những đối tượng này nếu thường xuyên tắm đêm sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với những người khoẻ mạnh.
  • Thói quen không phù hợp khi tắm: Đi tiểu hoặc đại tiện trước khi tắm có thể gây tăng áp lực ổ bụng, kích thích các dây thần kinh phế vị từ đó làm tăng áp lực động mạch. Chính điều này sẽ làm cho hệ tuần hoàn bị căng thẳng. Thói quen dội nước lạnh khi bắt đầu tắm từ đầu xuống sẽ làm thay đổi nhiệt độ cơ thể nhanh có thể gây áp lực làm vỡ động mạch và mao mạch phần đầu. 
  • Nhiệt độ: Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở các nước khí hậu ôn đối như châu Âu thì vào mùa đông tỷ lệ người đột quỵ do tắm đêm cao hơn so với mùa hè. Khi tắm dù sử dụng nước ấm ở thời tiết quá lạnh có thể là nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột và tạo phản ứng mạnh với mạch máu từ đó dẫn tới tình trạng đột quỵ. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng vào mùa hè, do thời tiết nóng và nhiệt độ cao nhưng không nên tắm nước quá lạnh. Điều đó sẽ làm cho động mạch cơ thể co lại, cản trở quá trình lưu thông máu đến tim và não gây các tác động lớn đến động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ. 
  • Tắm sau khi uống bia rượu: Sau khi uống rượu bia thì nồng độ cồn trong máu khá cao, nhiệt độ cơ thể cũng tăng lên và hệ thống mạch máu ở trạng thái giãn nở. Nếu tắm ngay sau khi uống rượu bia có thể khiến mạch máu đang giãn nở có nguy cơ bị vỡ và đột quỵ có thể xảy ra.
  • Tắm lâu: Nhiều người có thói quen khi tắm ngâm mình trong nước lâu và điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do tắm. Thời gian cơ thể được ngâm trong nước quá lâu sẽ khiến cho da bị mất nước, hệ thống mạch máu co lại, nhịp tim trở nên không ổn định. Những yếu tố này sẽ tăng nguy cơ mắc đột quỵ cao. 
  • Một vài nguyên nhân khác. Hiện nay có khá nhiều trường hợp tắm đêm đột quỵ do cơ thể đang ở trong trạng thái no. Khi cơ thể đang no, thì các cơ quan trong cơ thể thực hiện hoạt động tiêu hoá để chuyển hoá lượng thức ăn đã được nạp vào. Còn khi cơ thể ở trạng thái đói thì đường huyết lại xuống quá thấp. Ở cả hai trạng thái này đều có thể tăng nguy cơ đột quỵ khi tắm đêm. 

2. Dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm đêm

Dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm đặc biệt tắm đêm thường gặp: 

  • Cơ thể đột ngột cảm thấy mệt mỏi, sức lực kiệt quệ, có thể gặp tình trạng tê cứng ở nửa bên mặt, hoặc miệng bị lệch khi nói hoặc cử động. 
  • Tay chân hoạt động trở nên khó khăn, có thể một bên người sẽ bị tê bì. Hai tay khi nâng qua khỏi đầu gặp khó khăn
  • Cơ thể rơi vào trạng thái hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng và có thể bị ngất xỉu
  • Mắt hoa và nhìn mờ nhoè dần 
  • Đầu đau dữ dội, thậm chí có thể buồn nôn. 
dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm
Đầu đau dữ dội, thậm chí có thể buồn nôn là dấu hiệu của đột quỵ do tắm đêm 

Ở một số đối tượng có tình trạng đột quỵ nhẹ thì thường cảm thấy choáng váng, chóng mặt, tay chân yếu, thậm chí có thể mất trí nhớ tạm thời, khó nói, miệng bị biến dạng… Các dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm ở thời điểm ban đầu có thể là thoáng qua nhưng vẫn cần được đưa đến bác sĩ để kiểm tra toàn bộ cơ thể, từ đó có biện pháp khắc phục tình trạng ảnh hưởng sức khoẻ kịp thời. 

3. Lưu ý thời gian tắm đặc biệt vào mùa lạnh

  • Không nên tắm thường xuyên, đặc biệt vào những ngày trời lạnh và buổi đêm. Bởi vì hoạt động này có thể gây tổn thương lớp biểu bì của làn da từ đó làm giảm sức đề kháng của da tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như các hoạt chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, gây nhiễm trùng da. Thêm vào đó, tắm nhiều trong màu đông đặc biệt vào buổi đêm có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, mạch máu co lại cản trở quá trình lưu thông máu, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. 
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Vào mùa đông nhiệt độ môi trường xuống thấp, nếu tắm bằng nước lạnh sẽ gây ra chênh lệch nhiệt độ đột ngột của cơ thể và môi trường. Từ đó làm cho huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ và tử vong. Ngược lại với nước quá nóng, thì nhiều người cho rằng có thể không ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nhưng nếu nước quá nóng sẽ kích thích hệ thần kinh gây ra giãn mạch máu trong cơ thể. Thậm chí có thể làm hạ huyết áp cơ thể gây nguy hiểm cho tim và các cơ quan trong cơ thể, có thể dẫn tới đột quỵ. Ngoài ra, do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn còn làm cho mạch máu trên da dầu giãn nở hết cỡ, gây tình trạng thiếu oxy cung cấp đến các cơ quan và tim. 
  • Làm ướt cơ thể đúng cách. Nếu tắm bằng vòi hoa sen và để đầu tiếp xúc với nước đầu tiên, khi đó máu trong não sẽ được đẩy nhanh hết mức để đáp ứng với sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột. Khi đó có thể làm tăng nguy cơ rách các mao mạch cũng như động mạch gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu tới các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng này diễn ra có thể khiến tim khó khăn hoạt động và gây tình trạng nhồi máu cơ tim. Khi tắm nên làm ướt cơ thể bắt đầu từ chân sau đó lên đến các chi trên cơ thể, rồi lên đến vai và cuối cùng mới lên tới đầu. 
  • Ngoài ra, cần đảm bảo các vấn đề sau: tắm ở phòng kín gió, sau đó người phải được làm khô ngay trước khi bước ra khỏi phòng tắm.
  • Uống một tách trà gừng sau khi tắm để làm nóng cơ thể. 
  • Không tắm lúc sáng sớm hoặc ban đêm hoặc thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp. 
  • Uống nước trước và sau khi tắm sẽ giúp cho cơ thể cân bằng lượng nước đồng thời đảm bảo ổn định được huyết áp. 
  • Nên sấy khô tóc sau khi tắm để tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh. 
  • Sử dụng khăn mềm lau khô người sau khi tắm. 

Tắm hàng ngày có thể mang lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể như làm dịu cơ thể, giúp giãn nở lỗ chân lông loại bỏ bụi và vi sinh vật có thể gây bệnh cho da. Hoặc tắm giúp cơ thể thư giãn giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài, giúp máu được lưu thông tốt… Tuy nhiên, tắm vào đêm và đặc biệt vào mùa đông hoặc những ngày có nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Đây là một trong những nguy cơ gây đột quỵ do tắm đêm. Vì vậy, bạn nên lựa chọn thời điểm tắm phù hợp và áp dụng một vài lưu ý khi tắm đã được nêu trên để phát huy tác dụng hiệu quả của việc tắm. 

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Vũ Thị Quỳnh Chi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Tăng huyết áp uống gì tại nhà để hạ nhanh?

Tăng huyết áp uống gì tại nhà để hạ nhanh?

Các biến chứng của tăng huyết áp là gì?

Các biến chứng của tăng huyết áp là gì?

Các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

Các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát

Những dấu hiệu sớm của đột quỵ khi trời lạnh

Những dấu hiệu sớm của đột quỵ khi trời lạnh

Bị đột quỵ có chữa được không?

Bị đột quỵ có chữa được không?

10

Bài viết hữu ích?