Zalo

Những điều cần biết khi thực hiện vật lý trị liệu cổ vai gáy

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Vật lý trị liệu là 1 trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho chứng đau cổ vai gáy mãn tính. Các chương trình vật lý trị liệu đau vai gáy thường tập trung vào việc áp dụng các kỹ thuật điều trị nhằm giảm đau và/ hoặc cải thiện sự cứng khớp trước khi tiến hành tăng cường sức mạnh và kéo giãn cổ. Các bài tập trị liệu cũng như thời gian điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người.

1. Các hình thức vật lý trị liệu đau cổ vai gáy phổ biến

Một số loại vật lý trị liệu cổ vai gáy phổ biến cho đau cổ bao gồm:

  • Các bài tập và duỗi cổ: Có nhiều bài tập và duỗi cổ có thể được chỉ định nhằm huấn luyện các cơ liên kết trực tiếp với xương cổ. Ví dụ phổ biến nhất là cúi cằm, trong đó người bệnh nhìn thẳng về phía trước (không nhìn lên hoặc nhìn xuống), sau đó nhẹ nhàng đưa cằm đẩy về phía sau.
  • Tăng cường cơ cốt và lưng: Khi tập vật lý trị liệu để cải thiện sức mạnh vùng cổ, thì vùng cơ lưng và cơ cốt xung quanh thân cũng sẽ được hưởng lợi từ những bài tập này. Những nhóm cơ này luôn hoạt động cùng nhau nhằm hỗ trợ cột sống và cải thiện tư thế.
  • Hoạt động thể dục nhịp độ cao: Loại bài tập này làm tăng lưu thông máu và nhịp thở khi tim và phổi luôn hoạt động mạnh hơn trong suốt quá trình tập luyện. Một số ví dụ phổ biến về hoạt động thể dục nhịp độ thấp, không gây sốc lên cột sống có thể kể đến: Đạp xe tại chỗ, bơi bằng ống thở (để hạn chế xoay cổ), đi bộ nhanh.
  • Bài tập dưới nước: Một số bài tập vật lý trị liệu có thể được thực hiện trong hồ bơi. Sự nổi của nước có thể làm giảm áp lực lên cột sống trong khi vẫn hỗ trợ các cơ hoạt động. Nếu đau cổ nghiêm trọng hoặc đi kèm với đau vai và/hoặc đau lưng, người bệnh có thể thực hiện bài tập trong nước.

Những loại vật lý trị liệu tích cực này, cũng như các loại khác, có thể được kết hợp hoặc sử dụng ở các giai đoạn khác nhau trong kế hoạch điều trị, tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của bệnh nhân.

2. Mục tiêu của vật lý trị liệu đau cổ vai gáy

Vật lý trị liệu cho chứng đau cổ thường bao gồm các mục tiêu sau:

  • Giảm đau và cứng khớp;
  • Cải thiện phạm vi chuyển động của đầu và cổ;
  • Phát triển sức mạnh năng động của cổ và cơ bắp hỗ trợ của nó;
  • Phát triển các chiến lược để ngăn ngừa cơn đau tái phát.

Ngay cả khi không thể loại bỏ hoàn toàn cơn đau, vật lý trị liệu có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế cổ và chức năng vận động hàng ngày.  

Trong trị liệu vai cổ gáy, mục tiêu hướng đến là cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt của cổ
Trong trị liệu vai cổ gáy, mục tiêu hướng đến là cải thiện sức mạnh và độ linh hoạt của cổ

3. Khi nào thì vật lý trị liệu cổ vai gáy được chỉ định?

Vật lý trị liệu cho cổ có thể được khuyến nghị trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như: 

  • Đau mãn tính không xác định nguyên nhân: Khi đau cổ kéo dài hoặc tái phát liên tục thì việc xác định nguồn gốc hoặc cơ chế gây đau có thể khó khăn. Ngay cả khi không có chẩn đoán cụ thể, việc tập luyện để tăng cường sức mạnh các cơ cổ có thể sẽ giúp hỗ trợ xương cổ có khả năng chống chịu tốt hơn. 
  • Phục hồi sau chấn thương: Một số chấn thương, chẳng hạn như chấn thương gãy cổ, có thể gây tổn thương cho mô mềm và các khớp cổ, làm đau và/hoặc cứng cổ kéo dài trong nhiều tuần (hoặc thậm chí lâu hơn). Chương trình vật lý trị liệu có thể giảm đau và giúp cổ phục hồi hoạt động bình thường. 
  • Phục hồi sau phẫu thuật: Một số phẫu thuật trên cổ có thể gây đau và cứng cổ trong tuần hoặc vài tháng sau đó. Ví dụ, phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm cổ mặt trước kết hợp với ghép xương (ACDF) liên quan đến sự ghép nối 2 hoặc nhiều xương cổ, điều này có thể thay đổi cách di chuyển của một số cơ cổ và cơ lưng trên. Trong các trường hợp như vậy, vật lý trị liệu có thể giúp làm giảm cứng cổ, tăng cường chức năng cổ và giảm (hoặc ngăn chặn) tình trạng co cơ đau nhức khi các cơ được phục hồi. 

Vật lý trị liệu cho cổ cũng có thể được chỉ định trong các trường hợp khác, chẳng hạn như là 1 phần của chương trình điều trị tổng thể cho các bệnh hoặc tình trạng mãn tính khác.

4. Phương pháp điều trị Vật lý trị liệu

Có 2 hình thức phổ biến của vật lý trị liệu:

  • Vật lý trị liệu bị động bao gồm việc áp dụng các liệu pháp mà không cần sự nỗ lực từ bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị có sẵn như: Đắp băng lạnh, điều trị nhiệt, xoa bóp, siêu âm, điện xông và những phương pháp khác. Mục tiêu của vật lý trị liệu không hoạt động là giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Vật lý trị liệu tích cực, bao gồm việc bệnh nhân tự di chuyển cơ thể thông qua các bài tập và duỗi cơ. Thông qua các bài tập cải thiện sức mạnh và linh hoạt của cổ, các cơ này có thể giảm đau và giữ được tư thế tốt hơn, từ đó giảm căng thẳng lên xương cổ.

Giai đoạn đầu của vật lý trị liệu cho đau cổ có thể bao gồm nhiều liệu pháp bị động hơn, nhưng theo thời gian, ngày càng có nhiều liệu pháp chủ động được kết hợp vào.

Cả vật lý trị liệu bị động và tích cực đều có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cổ vai gáy
Cả vật lý trị liệu bị động và tích cực đều có vai trò quan trọng trong việc phục hồi chức năng cổ vai gáy

5. Lợi ích và hạn chế của vật lý trị liệu

Nhiều nghiên cứu đã xem xét xem liệu vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau các vấn đề liên quan đến xương sống, chẳng hạn như đau lưng hoặc đau cổ hay không. Và kết quả chỉ ra rằng đã có những bằng chứng từ mức trung bình đến cao, ủng hộ vai trò của vật lý trị liệu trong giảm đau cổ và cải thiện phạm vi chuyển động.  Một số nghiên cứu khác cũng chứng minh rằng, khi kết hợp vật lý trị liệu với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như tập thể dục nhịp độ cao sẽ mang lại những kết quả khá khả quan. Một chương trình vật lý trị liệu tích cực dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu hay chuyên gia y tế có chuyên môn thường khá an toàn, nhưng không phải là không có rủi ro. Một số rủi ro và biến chứng tiềm ẩn mà người bệnh cần biết bao gồm:

  • Ban đầu, tình trạng đau hay cứng khớp có thể trầm trọng hơn. Cơ bắp bị đau nhức và sưng tấy sau khi bắt đầu tập luyện là điều rất bình thường. Do vậy bạn hãy bắt đầu 1 chương trình vật lý trị liệu một cách chậm rãi, sau đó mới tăng dần cường độ tập luyện trong các buổi tiếp theo.
  • Thực hiện kỹ thuật không phù hợp có thể làm vết thương nặng hơn hoặc gây ra vết thương mới. Thực hiện các bài tập sai cách có thể dẫn đến chấn thương do làm quá tải các khớp và/hoặc mô mềm. Do vậy bệnh nhân cần cẩn thận thực hiện các bài tập chính xác theo hướng dẫn.
  • Trở ngại trong việc duy trì điều trị. Mọi người thường bỏ vật lý trị liệu quá sớm. Ví dụ, một chương trình điều trị có thể được lên kế hoạch trong 2 tháng, nhưng nếu người đó nản lòng và bỏ cuộc sau 1 tháng, thì sức mạnh, sự linh hoạt và khả năng phục hồi sau đó có thể sẽ không như mong đợi. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đến trung tâm tập luyện, hãy trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu để tham khảo các mẫu bài tập có thể thực hiện tại nhà dễ dàng hơn.
  • Một vấn đề sức khỏe chưa được phát hiện có thể nghiêm trọng hơn. Nếu 1 tình trạng bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn (chẳng hạn như ung thư) gây đau cổ nhưng chưa được chẩn đoán, thì vật lý trị liệu không thể có tác dụng và dẫn đến sự chậm trễ nguy hiểm trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả.

Chương trình vật lý trị liệu cổ vai gáy giữ vai trò quan trọng trong việc điều trị và quản lý chứng đau cổ vai gáy mãn tính. Nhờ vào các phương pháp và kỹ thuật chuyên môn, các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân giảm đau, cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường sức mạnh cho khu vực này. Từ việc thực hiện các bài tập tập trung vào cổ và các cơ xung quanh, cho đến các liệu pháp thụ động như nhiệt liệu, xông siêu âm, massage, và điện xông… đa dạng và linh hoạt, được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân. Với tầm quan trọng của vùng cổ vai gáy trong cuộc sống hàng ngày và hoạt động thể chất, vật lý trị liệu cổ vai gáy đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện chất lượng sống và giảm bớt bất tiện do chứng đau cổ vai gáy gây ra.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Hồ Giáng My xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Các cách chữa đau cổ vai gáy hiệu quả

Các cách chữa đau cổ vai gáy hiệu quả

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Tổng quan các bài tập giảm đau cổ vai gáy hiệu quả

Tổng quan các bài tập giảm đau cổ vai gáy hiệu quả

Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy

Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy

Các nguyên nhân đau cổ vai gáy và đau đầu

Các nguyên nhân đau cổ vai gáy và đau đầu

64

Bài viết hữu ích?