Zalo

Chỉ định siêu âm đứt dây chằng khớp gối

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Bệnh đứt dây chằng đầu gối là một trong các chấn thương phổ biến đối với người chơi thể thao hay tai nạn lao động nặng. Các biến chứng nghiêm trọng của việc bị đứt dây chằng khớp gối nếu không được phát hiện và chẩn đoán kịp thời sẽ để lại di chứng và hạn chế vận động của người bệnh. Theo đó, việc thực hiện siêu âm dây chằng đầu gối có thể giúp các bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và lên kế hoạch điều trị cho người bệnh. Vậy trong trường hợp nào người bệnh được chỉ định siêu âm đứt dây chằng khớp gối?
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Vũ Thế Khương - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh

1. Đứt dây chằng khớp gối là gì?

Trong các vận động như chơi thể thao, mang vác nặng, nguy cơ gặp phải bệnh đứt dây chằng đầu gối là một trong những nguy cơ mà ai cũng phải ái ngại. Đau đớn đương nhiên là điều khó tránh khỏi, tuy vậy, bệnh đứt dây chằng đầu gối là một trong các chấn thương cần thời gian phục hồi lâu, chi phí chữa trị tương đối nhiều. 

1.1. Đứt dây chằng khớp gối

Đứt hay rách dây chằng khớp gối là một trong chấn thương phổ biến do tác động lực lớn lên khớp gối làm dây chằng căng ra hết mức dẫn đến tình trạng bị đứt. Trong các chấn thương thể thao, ngã từ trên cao xuống, va chạm hay rướn cơ quá mức.

Đầu gối bao gồm khớp gối và các dây chằng, mô hoạt dịch để thực hiện các chuyển động, nói cách khác, đầu gối gồm 4 dây chằng và hoạt động như khớp bản lề. 4 dây chằng là dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong giúp giữ các xương lại với nhau và kiểm soát các cử động của khớp gối. Quan trọng nhất, dây chằng ổn định là một trong các yếu tố giúp đảm bảo khoảng cách để xương chày có thể trượt về phía trước so với xương đùi, tạo điều kiện cho người chơi thể thao di chuyển thuận lợi và an toàn. 

Bệnh đứt dây chằng đầu gối là một trong các chấn thương thường gặp 

1.2. Đứt dây chằng khớp gối có mấy loại

Với 4 loại dây chằng bao quanh khớp gối, người chơi thể thao, vận động viên hay người vận động nặng có nguy cơ gặp phải 4 chấn thương dưới đây: 

  • Đứt dây chằng chéo trước: Bệnh đứt dây chằng đầu gối chéo trước (ACL) là một trong những chấn thương phổ biến trong chơi thể thao. Dây chằng chéo trước nằm ở vị trí trung tâm của đầu gối, dây chằng này có chức năng kết nối xương đùi với xương ống chân và điều khiển nhiều chuyển động khi chạy. 
  • Đứt dây chằng chéo sau: Dây chằng chéo sau (PCL) đóng vai trò liên kết xương đùi với xương ống chân ở đầu gối, là một trong các dạng bệnh đứt dây chằng đầu gối tương đối ít gặp. Theo các bác sĩ, đa phần các chấn thương dây chằng chéo sau xuất phát từ các tai nạn hơn là chơi thể thao.
  • Đứt dây chằng bên ngoài : Bệnh đứt dây chằng dầu gối bên ngoài (LCL) hay gọi là dây chằng bên cạnh, đây là chấn thương tương đối phổ biến sau đứt dây chằng chéo trước. Dây chằng bên có chức năng nối xương đùi với xương mác, tạo thành góc hẹp và có chức năng giúp cho mặt ngoài của đầu gối ổn định. 
  • Đứt dây chằng bên trong: Bệnh đứt dây chằng đầu gối chéo bên trong là một trong các chấn thương ít gặp, thường do tình trạng căng cơ hoặc bị chèn ép với lực mạnh. Dây chằng chéo bên trong kéo dài từ bên trong của đầu dưới xương đùi đến mặt trong đầu trên của xương chày, có chức năng liên kết xương đùi với xương ống chân ở trong đầu gối. 

2. Nguyên nhân phổ biến đứt dây chằng khớp gối

Nếu bạn là một không chơi thể thao, không làm việc nặng thì gần như nguy cơ bị bệnh đứt dây chằng đầu gối là rất ít. Đối với các trường hợp thường xuyên chơi thể thao, gặp tai nạn giao thông hay lao động nặng, tạo áp lực nhiều lên đầu gối thì một số nguyên nhân gây ra bệnh đứt dây chằng đầu gối phổ biến là:

  • Đột ngột tăng tốc độ và thay đổi hướng di chuyển 
  • Tiếp đất không tốt, rơi đột ngột sau một cú bậc nhảy
  • Dừng đột ngột khi đang chạy nhanh 
  • Va chạm mạnh trực tiếp vào đầu gối (đạp gầm giày, bị tác động bởi lực mạnh vào 2 bên đầu gối) 
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đứt dây chằng khớp gối 

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác trong sinh hoạt hàng ngày có thể khiến bạn gặp bệnh đứt dây chằng đầu gối.

  • Do những đặc điểm về cơ thể, sức mạnh cơ bắp và tác động của các hormone, phụ nữ có nguy cơ chấn thương cao hơn nam giới. Điều này đặc biệt đúng đối với những người tham gia các môn thể thao có mức độ căng thẳng cao như bóng đá, bóng rổ, thể dục dụng cụ và trượt tuyết.
  • Nguy cơ chấn thương cũng tăng lên đối với những người thiếu dinh dưỡng và không có chế độ sinh hoạt hàng ngày khoa học. Hơn nữa, việc sử dụng giày không phù hợp với kích cỡ chân cũng góp phần làm tăng nguy cơ chấn thương.

Ngoài ra, những người chơi thể thao mà không đầu tư đúng các thiết bị bảo hộ cũng đang đối mặt với nguy cơ chấn thương. Một yếu tố khác là việc tập luyện trên các bề mặt không ổn định như sân cỏ nhân tạo cũng có thể làm tăng nguy cơ chấn thương cho người tập luyện.

3. Khi nào nên siêu âm đứt dây chằng khớp gối?

Dù chơi thể thao hay các hoạt động thường ngày, bạn vẫn có thể gặp phải bệnh đứt dây chằng đầu gối với một tỷ lệ nguy cơ nhất định. Tuy vậy, nếu nằm ở trong các trường hợp kể trên và có kết hợp thêm yếu tố khó khăn trong vận động, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và siêu âm đứt dây chằng khớp gối khi: 

  • Xảy ra va chạm và đầu gối tạo ra âm thanh ở khu vực bị thương, nghe giống tiếng lục cục 
  • Đầu gối đau dữ dội và không tiếp tục hoạt động được 
  • Sau khi xảy ra va chạm, chấn thương, vùng đầu gối nhanh bị sưng, đặc biệt sau khi bị tai nạn hoặc sau khi va chạm trong lúc chơi thể thao, tập thể dục, chạy bộ quá sức.
  • Di chuyển khó khăn, không đứng vững trên khớp gối. 

4. Các bước tiến hành siêu âm dây chằng đầu gối 

Trước khi siêu âm dây chằng đầu gối, người bệnh cần chuẩn bị những thứ như sau:

  • Thay áo choàng siêu âm chuyên dụng 
  • Bỏ các vậy dụng trang sức, ngồi trên bàn khám hoặc ghế xoay theo chỉ định bác sĩ 

Các bước thực hiện siêu âm đứt dây chằng khớp gối:

  • Thoa gel siêu âm: thoa gel siêu âm là bôi một loại gel lạnh giúp giảm ma sát và đầu dò có thể trượt êm ái trên vùng da để thực hiện siêu âm. Đây là loại gel gốc nước, an toàn và không gây kích ứng với da. Sau khi siêu âm bạn có thể rửa sạch với nước. 
  • Tiến hành siêu âm: Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm dây chằng đầu gối bằng cách đưa đầu dò vào các vị trí quanh đầu gối và tiến hành quan sát các bất thường trên màn hình siêu âm.
  • Siêu âm xong: Bác sĩ sẽ hướng dẫn vệ sinh lớp gel được thoa lên khớp gối của bạn. Sau khi được thực hiện siêu âm đứt dây chằng khớp gối, bạn nên thay trang phục ban đầu và chờ các bác sĩ trả kết quả siêu âm.

Nhìn chung, bệnh đứt dây chằng đầu gối là một trong các chấn thương điển hình trong thể thao hay với các hoạt động nặng nhọc hàng ngày. Để phát hiện bệnh đứt dây chằng đầu gối, cách tốt nhất là nên đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám đa khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và thực hiện các chỉ định cận lâm sàng như siêu âm đứt dây chằng khớp gối để phát hiện, điều trị kịp thời.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Điều dưỡng Trần Thanh Liêm xem thêm bài viết cùng tác giả
Bác sĩ Vũ Thế Khương

BS.Vũ Thế Khương

Drip Hydration Hồ Chí Minh - Cơ sở 200A Cao Thắng

Chi tiết Đăng ký tư vấn
xem thêm
Cách giảm chấn thương khi chơi golf

Cách giảm chấn thương khi chơi golf

Chơi golf trong nhà có dễ bị chấn thương không?

Chơi golf trong nhà có dễ bị chấn thương không?

Làm gì khi chơi golf bị đau ngón tay?

Làm gì khi chơi golf bị đau ngón tay?

Khi khám tổng quát có khám phụ khoa không? Khám phụ khoa tổng quát gồm những gì?

Khi khám tổng quát có khám phụ khoa không? Khám phụ khoa tổng quát gồm những gì?

Myer's Cocktail có thể ảnh hưởng quá trình sửa chữa mô không?

Myer's Cocktail có thể ảnh hưởng quá trình sửa chữa mô không?

245

Bài viết hữu ích?