Zalo

Cách giảm chấn thương khi chơi golf

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Không giống như quan niệm của nhiều người về việc golf là một môn thể thao nhẹ nhàng, chơi golf cũng là một bộ môn sử dụng rất nhiều sức, đặc biệt là ở nửa thân trên. Vì thế, cũng giống như mọi môn thể thao khác, các chấn thương khi chơi golf vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt là với những người chơi mới. Vậy có những cách giảm chấn thương khi chơi golf nào hiệu quả?

1. Các chấn thương khi chơi golf thường gặp

Golf là một môn thể thao phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chơi golf thường xuyên có thể giúp cải thiện sức chịu đựng, sức khỏe tim mạch và sức bền cơ bắp. Mặc dù nguy cơ chấn thương khi chơi golf thấp so với các môn thể thao khác, nhưng các chấn thương phổ biến khi chơi golf bao gồm chấn thương ở lưng dưới, vai, khuỷu tay, cổ tay, đầu và mắt. Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chấn thương khi chơi golf bao gồm:

  • Thời gian chơi: Nhìn chung, bạn chơi càng thường xuyên, nguy cơ chấn thương của bạn càng cao. Những người chơi golf dành hơn 6 giờ mỗi tuần để thi đấu có nguy cơ cao bị chấn thương, do sử dụng các cơ trong cơ thể quá mức, giống như những người chơi golf chuyên nghiệp.
  • Trẻ em không được giám sát: Thương tích đối với trẻ em dưới 10 tuổi thường là kết quả của sự giám sát không đầy đủ của người lớn (ví dụ, trẻ em bị đánh vào mặt khi vung gậy).
  • Kỹ thuật không chính xác: Ví dụ bao gồm kiểu vung vợt kém và chạm đất thay vì bóng. Kỹ thuật không chính xác làm tăng đáng kể nguy cơ chấn thương. Những người chơi golf thực hiện đúng kỹ thuật sẽ ít bị chấn thương hơn.
  • Không làm nóng và giãn cơ: Khởi động, làm nóng cơ thể và giãn cơ là cực kỳ quan trọng để giảm chấn thương khi chơi golf.
  • Chấn thương trước đây: Chơi golf có thể làm trầm trọng thêm chấn thương hiện có.

Dưới đây là một số chấn thương thường gặp khi chơi golf:

  • Đau lưngÁp lực lặp đi lặp lại khi xoay người trong khi đánh golf có thể gây đau và căng cơ thắt lưng nghiêm trọng. Đối với những người chơi mang theo gậy trên lưng sân thay vì sử dụng xe, tình trạng đau lưng có thể thường xuyên xảy ra hơn.
  • Chóp xoay cánh tay: Chóp xoay cánh tay, cũng giống như lưng và thắt lưng, là một bộ phận chịu lực căng liên tục sau mỗi cú đánh golf. Việc này có thể gây ra các vết rách nhỏ hoặc đứt hoàn toàn các nhóm mô mềm, đôi khi là tình trạng viêm bao hoạt dịch ở khớp vai - cánh tay. Những người bị chấn thương này thường khó duỗi thẳng cánh tay.
  • Viêm gân khuỷu tay: Viêm gân khuỷu tay là tình trạng phổ biến nhất ảnh hưởng đến khuỷu tay thường gặp ở những người chơi golf hay còn gọi là bệnh “khuỷu tay của người chơi golf”. Nguy cơ bị viêm gân tăng cao hơn ở những đối tượng thường xuyên thực hiện các động tác lặp đi lặp lại giống như chơi golf.
  • Chấn thương đầu gối: Đầu gối của người chơi golf phải chịu rất nhiều áp lực vì phải luôn phải giữ cố định phần thân khi thực hiện chuyển động xoay của cú đánh golf. Lực cực lớn đặt lên đầu gối khi thực hiện cú swing có thể dẫn đến rách dây chằng ở gối. Chấn thương đầu gối cũng gặp ở những người già, tình trạng viêm khớp ở đầu gối và thoái hóa khớp gối có thể là nguyên nhân gây ra chấn thương đầu gối.
  • Chấn thương cổ tay: Các động tác lặp đi lặp lại khi chơi golf với tốc độ cao có thể khiến cổ tay có nguy cơ bị chấn thương cao. Chấn thương cổ tay liên quan đến chơi golf thường gặp nhất là viêm gân cổ tay, hoặc sưng dây chằng vận động cổ tay.
  • Chấn thương ở bàn chân và mắt cá chân: Mỗi mắt cá chân và bàn chân thường kết thúc ở một vị trí khác nhau khi thực hiện xong một cú đánh golf. Do đó, chấn thương mắt cá chân và bàn chân có thể xảy ra khi người chơi bị mất thăng bằng trong khi thực hiện các động tác xoay. Bong gân ở mắt cá chân, viêm gân xương bàn chân và ở mắt cá chân, phồng rộp là những chấn thương trong golf thường gặp.
  • Chấn thương hông: Khớp hông thường dễ bị chấn thương khi chơi golf, vì cú swing bao gồm rất nhiều chuyển động vặn và xoay với lực mạnh. Chính các lực xoay và vặn này gây ra các chấn thương như chấn thương lưng dưới hay căng cơ háng.
  • Chấn thương cổ: Chấn thương cổ thường gặp ở những người chơi mới, những người chưa quen với động tác vặn người nhiều. Sau một vài giờ vung gậy golf đánh bóng, các cơ ở vùng cổ có thể bị co thắt lại và khiến cổ bị tê cứng đau đớn.
Đau lưng là loại chấn thương khi chơi golf thường gặp
Đau lưng là loại chấn thương khi chơi golf thường gặp

2. Cách giảm chấn thương khi chơi golf

Dưới đây là một số cách giảm chấn thương khi chơi golf

2.1. Trước khi bạn bắt đầu

  • Trang bị kiến thức: Để chơi golf an toàn và giảm chấn thương khi chơi golf, điều trước tiên là hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bộ môn này như cách cầm gậy, các tư thế đánh, các dụng cụ đi kèm, các động tác hay đơn giản là nên chọn loại giày nào… Bạn có thể tìm hiểu những điều này qua các sách hướng dẫn chơi golf hoặc tốt hơn hết hãy hỏi những huấn luyện viên chuyên nghiệp.
  • Tăng cường cơ bắp của bạn: Ở đây không nói về việc tăng số lượng lớn khối cơ bắp của bạn mà khuyên bạn nên tập trung vào các bài tập rèn luyện sức mạnh phù hợp và tránh các bài tập sai có thể làm cứng cơ bắp của bạn.
  • Xây dựng sức chịu đựng: Làm quen với việc 5 giờ đi bộ trong ngày cách tốt nhất để giúp bạn chơi golf an toàn. Nếu gần đây bạn không tập thể dục nhiều, hãy bắt đầu bằng cách đi dạo quanh khu phố của bạn. Sau đó thử chạy bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
  • Duy trì tư thế thích hợp: Tập duy trì tư thế thích hợp là cách giảm chấn thương khi chơi golf hiệu quả. Đứng hai chân rộng bằng vai và hơi xoay ra ngoài, đầu gối hơi cong. Giữ cột sống của bạn tương đối thẳng. Thân của bạn phải nghiêng về phía trước, nhưng phần lớn chuyển động đó phải đến từ hông của bạn. Tránh khom người trước quả bóng, điều này có thể dẫn đến căng cơ cổ và lưng.
  • Cẩn thận với cú swing quá đà: Hãy kiên nhẫn cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái với cú swing của mình. Đừng lắc lư quá mức và làm tổn thương lưng dưới bằng cách đặt quá nhiều áp lực lên các khớp của bạn. Hãy thư giãn và thực hiện một cú vung bóng đẹp mắt.
  • Chọn giày phù hợp: Đừng chơi golf trong đôi giày cũ. Nếu có thể, hãy mang giày chơi golf được thiết kế đặc biệt với đế giày ngắn, nhẹ và linh hoạt. Các loại giày có đế dài ăn sâu vào lớp cỏ có thể làm cho bàn chân của bạn bị cố định khi bạn chơi golf, điều này có thể gây thêm áp lực cho đầu gối của bạn.

2.2. Trong lúc chơi golf

Khởi động trước khi chơi golf 

Căng cơ và bong gân có nhiều khả năng xảy ra nếu bạn không khởi động kỹ trước khi chơi. Một nghiên cứu về những người chơi golf đã phát hiện ra rằng chưa đến 3% người chơi golf khởi động đúng cách, trong khi gần một nửa không khởi động chút nào. Các đề xuất bao gồm:

  • Đi bộ nhanh trong vài phút để tăng nhịp tim.
  • Làm nóng cổ và lưng trên bằng cách hạ cằm xuống ngực, nhẹ nhàng lăn đầu từ bên này sang bên kia theo nửa vòng tròn chậm rãi.
  • Làm nóng vai của bạn bằng cách giữ một cây gậy golf nằm ngang trên mặt đất, giữ hai bàn tay của bạn rộng bằng vai. Từ từ nâng gậy qua đầu, giữ một lúc rồi hạ xuống. Giữ túi chơi gôn theo cách tương tự, nhưng lần này ở phía sau lưng của bạn. Nâng cao hết mức có thể, giữ một lúc rồi hạ xuống.
  • Làm nóng thân mình với các động tác gập người sang một bên. Trượt tay xuống chân để hỗ trợ trọng lượng của thân.
  • Vặn thắt lưng nhẹ nhàng và từ từ xoay từ bên này sang bên kia.
  • Thực hiện các động tác vung gậy mà không thực sự đánh bóng. Bắt đầu với những cú xoay nửa người nhẹ nhàng và tăng dần đến những cú xoay người hoàn toàn trong vài phút.
  • Hạ nhiệt sau khi khởi động
Khởi động kĩ là cách giảm chấn thương khi chơi golf
Khởi động kĩ là cách giảm chấn thương khi chơi golf

Bắt đầu từ từ 

Nếu bạn là người mới, hoặc đã chơi golf như sau khi không đánh một quả bóng golf nào trong nhiều tháng, bạn không nên bắt đầu bằng cách nhảy thẳng vào một vòng 18 lỗ. Trừ khi bạn là một vận động viên chơi golf  chuyên nghiệp (hoặc bạn tập luyện rất nhiều), bời vì cơ thể của bạn có thể không chịu được các động tác mạnh nếu bạn bắt đầu quá nhanh. Bắt đầu từ từ, đánh một vài quả bóng trên phạm vi gần trước khi thực hiện các cú đánh mạnh hơn. 

Tránh mang vác nặng 

Các cây gậy đánh golf thường có một độ nặng nhất định và trong một buổi chơi golf, người chơi thường phải mang rất nhiều loại gậy khác nhau bên mình. Đồng thời, sân golf thường có diện tích rất rộng cũng như khoảng cách giữa các lỗ cũng rất xa. Vì thế, cân nhắc sử dụng các loại xe chuyên chở để vận chuyển gậy của bạn hoặc mang gậy bằng nẹp hỗ trợ. Tránh mang vác nhiều gậy để di chuyển vì điều này có thể làm vùng lưng và hông của bạn bị mỏi và đau. Điều này là nguyên nhân gây ra những chấn thương khi chơi golf. 

Uống đủ nước 

Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước trước, trong và sau trận đấu nếu bạn đang tìm kiếm một mẹo chơi golf an toàn. Đồng thời, hạn chế uống rượu hoặc sử dụng chất kích thích trước khi chơi golf. Việc cung cấp đủ nước khiến cơ bắp của bạn được vận động linh hoạt hơn, cũng như hạn chế được tình trạng mất nước khi phải di chuyển liên tục dưới cái nắng. 

Bảo vệ làn da 

Các sân golf thường rất rộng, đồng thời rất ít cây che cũng như bóng mát, việc chơi golf cũng thường thực hiện vào những ngày nắng. Do vậy, hãy bảo vệ làn da của bạn bằng cách sử dụng kem chống nắng khi chơi golf. Đeo kính râm để lọc tia UVA và UVB, đồng thời đội mũ có tấm che để che mắt và mặt. 

Biết lắng nghe cơ thể 

Thời gian chơi golf thường có thể kéo dài khoảng 4 - 5 tiếng mỗi ngày, đồng thời việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại có thể dễ khiến bạn mất sức. Vì thế, hãy biết lắng nghe cơ thể để biết khi nào bạn cần nghỉ ngơi. Đừng vì một vài cú đánh ăn điểm mà đánh mất đi cả một buổi chơi thú vị. Bạn cũng nên tập nhận biết và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trong lúc chơi để có thể dừng lại kịp thời. Điều này giúp giảm chấn thương khi chơi golf một cách đáng kể. Golf là một một thể thao thú vị, đòi hỏi sự kết hợp nhuần nhuyễn ở cả trí óc lẫn sức mạnh. Và cũng giống như mọi môn thể thao khác, các chấn thương khi chơi golf cũng thường xuyên diễn ra. Vì thế, để chơi golf an toàn và thu lại nhiều lợi ích, bạn cần nắm rõ các kiến thức về bộ môn này, đặc biệt là những cách để giảm tối thiểu những chấn thương trong lúc chơi golf.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Đặng Phước Bảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Chơi golf trong nhà có dễ bị chấn thương không?

Chơi golf trong nhà có dễ bị chấn thương không?

Làm gì khi chơi golf bị đau ngón tay?

Làm gì khi chơi golf bị đau ngón tay?

Các động tác giãn cơ khi chơi golf để giảm chấn thương

Các động tác giãn cơ khi chơi golf để giảm chấn thương

Đánh golf bị đau sườn phải - trái: Cảnh giác gãy xương sườn khi chơi golf

Đánh golf bị đau sườn phải - trái: Cảnh giác gãy xương sườn khi chơi golf

Chỉ định siêu âm đứt dây chằng khớp gối

Chỉ định siêu âm đứt dây chằng khớp gối

16

Bài viết hữu ích?