Cổ là 1 bộ phận cơ thể bị đánh giá thấp dù nó giữ vai trò rất quan trọng là nâng đỡ trọng lượng phần đầu (não bộ) và cho phép bạn nghiêng, xoay, cúi gật đầu dễ dàng. Bạn có thể không quan tâm nhiều đến khu vực này trừ khi có những cơn đau bất thường vùng cổ vai gáy. Vậy đau vai gáy hậu quả như thế nào? Đau vai gáy kéo dài có nguy hiểm không? Đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
1. Tổng quan về bệnh đau vai gáy
Đau cổ vai gáy là 1 tình trạng khá phổ biến và thường xuất hiện do căng thẳng, tai nạn hay chấn thương ở vùng cổ và vai gáy. Người mắc chứng đau này thường cảm nhận một cảm giác đau, khó chịu hoặc căng thẳng ở vùng sau cổ và vai, có thể lan ra các vùng xung quanh như vai và cánh tay.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến đau cổ vai gáy, bao gồm:
Căng cơ do sai tư thế: Việc sử dụng sử dụng điện thoại hay máy tính bảng trong thời gian dài thường gây căng cơ. Ngay cả những hoạt động thông thường chẳng hạn như đọc sách trên giường, cũng có thể làm căng cơ cổ.
Mòn khớp: Cũng như các khớp khác trong cơ thể, khớp cổ có xu hướng bị mài mòn theo tuổi tác. Để đối phó với sự hao mòn này, cơ thể sẽ hình thành các gai xương và chúng có thể ảnh hưởng đến chuyển động của khớp và gây đau.
Chèn ép dây thần kinh: Thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương ở đốt sống cổ có thể đè lên dây thần kinh phân nhánh từ tủy sống.
Chấn thương: Các vụ tai nạn xe cộ có thể dẫn đến chấn thương do va chạm. Đầu nạn nhân có thể bị giật về phía sau rồi lại về phía trước, làm căng các mô mềm ở cổ.
Do một số bệnh lý: Một số bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não hoặc ung thư có thể gây đau cổ.
Vậy bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ tùy vào từng chẩn đoán và mức độ đau của người bệnh. Cùng tìm hiểu những trường hợp nguy hiểm liên quan đến chứng đau cổ vai gáy.
Vậy bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?
2. Bệnh đau vai gáy kéo dài có nguy hiểm không? Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Trong phần lớn trường hợp, đau cổ không dẫn đến 1 vấn đề y tế nào nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn vẫn nên tìm hiểu thêm về một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, đó là vết rách ở 1 trong các động mạch cổ (gọi là bóc tách động mạch - Cervical Artery Dissection). Mặc dù tình trạng này này chỉ xảy ra với khoảng 2/100.000 người mỗi năm nhưng chúng là 1 trong những nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở những người dưới 50 tuổi.
Vậy khi nào thì bóc tách động mạch xảy ra? Dưới đây là các nguyên nhân chính:
Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những người trẻ tuổi khi họ tham gia các bài tập cường độ cao liên quan đến cử động cổ. Các động tác như: Gồng cứng cổ khi tập tạ, nhảy với những động tác lắc đầu dứt khoát hay thậm chí là tập yoga… nếu không được thực hiện đúng cách có thể khiến cổ bị cứng hoặc gồng quá mức.
Chấn thương trong 1 vụ tai nạn xe cộ dĩ nhiên cũng có thể gây ra bóc tách động mạch cổ.
Mặc dù khá hiếm hoi nhưng bạn cũng có thể bị tổn thương cổ khi ngửa đầu ra sau gội đầu tại tiệm làm đẹp. Mặc dù chỉ có khoảng hơn chục trường hợp như vậy được mô tả trong tài liệu y học, nhưng vẫn có một cái tên cho hiện tượng này: "Hội chứng đột quỵ ở tiệm làm đầu" (Beauty Parlor Stroke Syndrome). Để an toàn, bạn hãy hỏi thợ làm tóc xem có đệm nâng gáy không? Đó là một chiếc đệm nhỏ nâng đầu bạn lên để bạn không cảm thấy căng ở cổ.
Biết được bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không giúp bạn điều trị đúng cách
Khi có tổn thương ở động mạch cổ, người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau cổ dai dẳng bất thường kèm theo đau đầu dữ dội. Cơn đau thường lan dọc theo 1 bên cổ và hướng lên góc ngoài của mắt. Vết rách động mạch có thể khiến bạn cảm thấy như có thứ gì đó sắc nhọn mắc kẹt trong hộp sọ. Nếu bạn bị đau như vậy đồng thời có các triệu chứng đột quỵ như: chóng mặt, song thị, đi không vững, nói lắp… thì hãy liên hệ cấp cứu ngay lập tức.
3. Làm sao để phòng ngừa đau cổ vai gáy?
Hầu hết các cơn đau cổ vai gáy đều liên quan đến tư thế làm việc sai kết hợp với sự hao mòn liên quan đến tuổi tác. Để giúp ngăn ngừa đau cổ, hãy giữ cho đầu của bạn thẳng hàng với cột sống. Bên cạnh đó, thực hiện một số điều chỉnh trong thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ hữu ích, chẳng hạn như:
Chú ý tư thế ngồi hoặc làm việc: Khi đứng hay ngồi, hãy đảm bảo cổ và lưng cùng ở trên một mặt phẳng, tai thẳng với vai. Khi sử dụng điện thoại, máy tính bảng hãy giữ thiết bị ngang với tầm mắt thay vì cúi cổ để nhìn xuống thiết bị.
Nghỉ giải lao thường xuyên: Nếu bạn phải làm việc nhiều giờ với máy tính, hãy đứng dậy đi lại xung quanh và thực hiện vươn vai, giãn cổ.
Điều chỉnh bàn ghế, máy tính sao cho màn hình ngang với tầm nhìn. Đầu gối nên để thấp hơn hông một chút và dùng ghế có tay vịn.
Bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển chứng đau cổ.
Tránh mang vác vật nặng, ví dụ như đeo túi nặng có dây đai qua vai. Đeo vật thể nặng có thể làm căng cổ của bạn.
Chú ý tư thế ngủ: Khi ngủ đầu và cổ của bạn nên thẳng hàng với cơ thể. Bạn có thể đặt 1 chiếc gối nhỏ dưới cổ và thử nằm ngửa với gối kê dưới chân. Tư thế này sẽ giúp làm thẳng các cơ cột sống của bạn.
Duy trì tập luyện: Nếu bạn không hay tập thể dục, hãy gia tăng mức độ hoạt động thông qua các hoạt động như: Leo cầu thang, tưới cây, làm việc nhà…để duy trì sự dẻo dai của cơ thể.
Để giảm bớt đau cổ vai gáy, người bệnh nên áp dụng các biện pháp tự chăm sóc như thực hiện các bài tập giãn cơ và tăng cường sức mạnh cổ và vai. Ngoài ra, cần điều chỉnh tư thế làm việc, sử dụng gối và đệm hỗ trợ, và tranh thủ thời gian nghỉ ngơi thích hợp… điều này sẽ giúp giảm bớt tình trạng đau và căng cơ vùng cổ.
Tuy nhiên, nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, việc tìm kiếm tư vấn và điều trị từ các chuyên gia y tế là rất cần thiết. Với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn, các bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu sẽ giúp bạn chẩn đoán và điều trị nguyên nhân gốc rễ của chứng đau cổ vai gáy, nhờ đó cải thiện thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số
094 164 8888