Zalo

Béo phì độ 3 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là một vấn đề sức khỏe vô cùng phổ biến trên toàn thế giới. Theo Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia, con số người mắc phải tình trạng béo phì đang tiếp tục tăng cao. Trong đó có rất nhiều người bị béo phì cấp độ 3, hay có thể hiểu là cấp độ đáng báo động nhất. Vậy béo phì độ 3 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

1. Béo phì cấp độ 3 là gì?

Thông qua chỉ số khối cơ thể BMI sẽ giúp xác định xem một người đang ở mức cân nặng cụ thể đã biết là khỏe mạnh hay đang ở trạng thái thừa cân/ thiếu cân. Chỉ số khối cơ thể BMI cao cho thấy cơ thể có quá nhiều mỡ thừa, ngược lại chỉ số BMI thấp sẽ cho biết cơ thể quá ít mỡ. Nếu BMI càng lớn thì cơ thể càng có nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Mặt khác chỉ số BMI quá thấp sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và gây thiếu máu. Theo đó, chỉ số BMI sẽ được tính theo công thức: BMI = Cân nặng/ (chiều cao)2. Trong đó cân nặng được tính bằng đơn vị kilogam và chiều cao tính bằng đơn vị mét.

Trên thực tế lượng mỡ thừa trong cơ thể có thể thay đổi theo thời gian, giới tính và béo phì cấp độ 3 được định nghĩa là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên (dấu hiệu của bệnh béo phì nặng). 

Béo phì cấp độ 3
Chỉ số BMI trên 40 cảnh báo béo phì độ 3 

Mặc dù BMI không trực tiếp đo được lượng mỡ trong cơ thể, nhưng chỉ số này có thể xác định xem bạn có thừa cân hay không, từ đó xác định được nguy cơ mắc các bệnh lý như huyết áp cao, bệnh tim và đái tháo đường. Một số hạn chế của chỉ số BMI là không phải lúc nào cũng chính xác ở các vận động viên có khối lượng cơ bắp cao, phụ nữ đang mang thai và người già. BMI cũng không tính đến kích thước xương và vị trí tập trung chất béo, trong khi điều này rất quan trọng, vì mỡ bụng thường có liên quan đến nguy cơ sức khỏe cao hơn so với mỡ đùi hoặc mông. 

2. Nguyên nhân nào dẫn đến béo phì cấp độ 3

Béo phì cấp độ 3 mắc phải là do sự kết hợp của nhiều yếu tố:

  • Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng nhưng không là yếu tố duy nhất. Nếu một người có số lượng calo nạp vào vượt quá năng lượng cơ thể sử dụng thì cân nặng sẽ tăng lên, lúc này lượng calo dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo trong cơ thể.
  • Di truyền và mất cân bằng nội tiết tố thường liên quan mật thiết đến béo phì;
  • Văn hóa, môi trường và kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến cân nặng, vì nếu chúng ta sinh sống trong một khu vực mà việc tiếp cận với các loại thực phẩm lành mạnh bị hạn chế hoặc tốn kém, chúng ta sẽ có xu hướng thường lựa chọn thức ăn nhanh có hàm lượng calo cao. 
  • Cảm xúc và hành vi chi phối: chúng ta có thể chuyển sang ăn nhiều thực phẩm để đối phó với căng thẳng, stress trong công việc và cuộc sống. Hoặc nếu chúng ta làm việc ở môi trường ít đòi hỏi thể chất, thường xuyên mua sắm trực tuyến, điều khiển từ xa, đi thang máy và chơi trò chơi điện tử sẽ dẫn đến việc cơ thể ít vận động hơn và đốt cháy ít calo hơn.
Béo phì cấp độ 3
Chế độ ăn không lành mạnh là nguyên nhân gây béo phì độ 3 

3. Béo phì độ 3 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?

Béo phì được phân loại theo mức độ, theo đó nguy cơ sức khỏe cũng tăng lên khi cân nặng tăng. Béo phì cấp độ 3 có ảnh hưởng đến gần như mọi hệ thống trong cơ thể, làm rút ​​ngắn tuổi thọ và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị suy tim, đột quỵ hoặc các bệnh về tim mạch khác. Danh sách các vấn đề y tế liên quan đến béo phì cấp độ 3 bao gồm những tình trạng sau:

  • Huyết áp cao: béo phì cấp độ 3 buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, từ đó làm tăng sức đề kháng trong động mạch, dẫn đến huyết áp cao. Nguy cơ này thậm chí còn cao hơn nếu người bệnh tập trung mỡ ở vùng bụng;
  • Viêm xương khớp (OA): thừa cân cũng làm tăng tốc độ thoái hóa sụn;
  • Đái tháo đường type 2: béo phì cấp độ 3 và lười vận động làm trầm trọng thêm tình trạng kháng insulin và nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2 tăng lên khi cân nặng tăng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người lớn có chỉ số BMI > 35 có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường loại 2 cao hơn 20 lần;
  • Bệnh tim: lượng chất béo tích tụ cao dẫn đến những thay đổi trong chức năng tim. Người béo phì cấp độ 3 có nguy cơ bị suy tim sung huyết, đột tử do tim và đau tim;
  • Đột quỵ: tỷ lệ đột quỵ cao hơn ở những người béo phì cấp độ 3. Cân nặng quá mức làm tăng khối lượng công việc cho hệ tuần hoàn, làm hỏng các mạch máu trong não khiến bệnh nhân béo phì cấp độ 3 có nguy cơ đột quỵ cao hơn;
Béo phì cấp độ 3
Người béo phì độ 3 dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ 
  • Ngưng thở lúc ngủ: béo phì cấp độ 3 gây áp lực lên đường hô hấp trên dẫn đến xẹp đường thở, giảm khả năng kiểm soát thần kinh cơ. Bên cạnh đó chất béo tích tụ cũng làm giảm thể tích phổi khiến bệnh nhân càng khó thở hơn;
  • Hội chứng chuyển hóa: béo phì cấp độ 3 làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa là sự kết hợp của ba hoặc nhiều tình trạng sau:
    • Bụng béo;
    • Huyết áp cao;
    • Lượng đường máu cao;
    • Mức chất béo trung tính > 150 mg/dL;
    • Mức LDL (cholesterol tốt) < 40mg / dL ở nam và < 50mg / dL ở nữ.
  • Gan nhiễm mỡ: Khi trọng lượng của gan có nhiều hơn 5 - 10% chất béo được gọi là gan nhiễm mỡ. Người có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ nếu có thừa cân, béo phì, cholesterol cao, chất béo trung tính cao hoặc bệnh đái tháo đường.
  • Bệnh túi mật: béo phì cấp độ 3 làm cho túi mật khó làm rỗng,mức độ cao của cholesterol và bilirubin có thể dẫn đến sỏi mật.
  • Ung thư: lượng mỡ trong cơ thể cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư sau:
    • Nội mạc tử cung;
    • Thực quản;
    • Dạ dày;
    • Gan;
    • Thận;
    • Bệnh đa u tủy;
    • U màng não;
    • Tuyến tụy;
    • Đại trực tràng;
    • Túi mật;
    • Nhũ hoa;
    • Buồng trứng;
    • Tuyến giáp.
  • Bệnh thận: béo phì cấp độ 3 làm tăng nguy cơ mắc các yếu tố gây bệnh thận mãn tính (CKD) gồm bệnh đái tháo đường loại 2 và huyết áp cao, ngoài ta béo phì cấp độ 3 cũng buộc thận phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất.
Béo phì cấp độ 3
Người béo phì độ 3 cần kiên trì thực hiện các biện pháp giảm béo khoa học đẩy lùi bệnh tật 

4. Thông tin về phương pháp giảm béo khoa học mới không tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe

Bệnh béo phì không chỉ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý mà còn khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp đời sống thường ngày. Thực tế, ai cũng muốn sở hữu một thân hình cân đối, nhưng không phải ai cũng có được may mắn đó. 

Nếu bạn đã mất một thời gian dài kiên trì tập luyện và sử dụng chế độ dinh dưỡng nhưng không mang lại kết quả như ý có thể tham khảo các phương pháp giảm béo tiên tiến chuẩn công nghệ Hoa Kỳ, giúp khắc phục được những hạn chế của phương pháp giảm cân truyền thống như dễ tái béo phì, ảnh hưởng đến sức khỏe, tốn kém thời gian, chi phí,...

Giải pháp truyền tiêu hao năng lượng không chỉ giúp bạn tìm ra gốc rễ nguyên nhân của bệnh béo phì để chọn lựa phương pháp giảm cân phù hợp mà bạn còn được thực hiện tầm soát sức khỏe, xét nghiệm vi chất chuyên sâu rất phù hợp với những người mắc bệnh béo phì lâu năm.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu về phương pháp giảm cân truyền tiêu hao năng lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp chi tiết.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám Drip Hydration, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
dịch vụ
Tiêu hao mỡ

Tiêu hao mỡ

xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Điều trị béo phì độ 3 như thế nào?

Điều trị béo phì độ 3 như thế nào?

Các nguyên tắc điều trị béo phì cần tuân thủ

Các nguyên tắc điều trị béo phì cần tuân thủ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Cách giảm mỡ vùng cổ

Ăn gì nhiều năng lượng mà không béo?

Ăn gì nhiều năng lượng mà không béo?

76

Bài viết hữu ích?