Zalo

Béo phì có chữa được không? Chữa béo phì như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân, bao gồm chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, lối sống ít vận động, di truyền, tình trạng sức khỏe hoặc việc sử dụng một số loại thuốc. May mắn thay, một số cách giảm béo phì bằng phương pháp y khoa có thể giúp mọi người đạt được và duy trì cân nặng phù hợp.

1. Béo phì có chữa được không?

Béo phì là một căn bệnh phức tạp liên quan đến lượng mỡ quá nhiều trong cơ thể. Không chỉ là vấn đề thẩm mỹ, béo phì còn là một vấn đề y tế làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp và ung thư. Có nhiều lý do tại sao một số người gặp khó khăn trong việc chữa béo phì. Thông thường, béo phì là kết quả của các yếu tố sinh lý, di truyền và môi trường, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất.

May mắn thay, điều trị béo phì có thể làm cải thiện hoặc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì. Một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường hoạt động thể chất và thay đổi hành vi có thể giúp bạn giảm cân. Thuốc giảm cân và phẫu thuật giảm cân là những lựa chọn bổ sung để chữa béo phì. 

Mục tiêu của chương trình điều trị béo phì là giúp người bệnh đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Mục tiêu điều trị ban đầu thường là giảm cân vừa phải từ 5% đến 10% tổng trọng lượng của bạn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn nặng 91kg, bạn chỉ cần giảm khoảng 10 đến 20 4,5 đến 9 kg để sức khỏe bắt đầu cải thiện. Tuy nhiên, giảm được càng nhiều cân thì bạn càng được hưởng nhiều lợi ích hơn.

Tất cả các chương trình chữa béo phì đều yêu cầu thay đổi thói quen ăn uống và tăng cường vận động thể chất. Các cách giảm béo phì bằng phương pháp y khoa phù hợp với bạn tùy thuộc vào mức độ béo phì, sức khỏe tổng thể và mức độ sẵn sàng tham gia vào chương trình giảm cân của bạn.

2. Các cách chữa béo phì 

2.1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng để điều trị béo phì

Giảm lượng calo và thực hành thói quen ăn uống lành mạnh là những yếu tố quan trọng trong kế hoạch điều trị béo phì. Mặc dù ban đầu bạn có thể giảm cân nhanh chóng, nhưng giảm cân đều đặn trong thời gian dài được coi là cách giảm cân an toàn nhất và là cách tốt nhất để giữ cân lâu dài. Thay đổi chế độ dinh dưỡng để điều trị béo phì bao gồm:

  • Cắt giảm calo: Bước đầu tiên là xem lại thói quen ăn uống điển hình của bạn để xem bạn thường tiêu thụ bao nhiêu calo và bạn có thể cắt giảm ở đâu. Bạn và bác sĩ của bạn có thể quyết định bạn cần nạp bao nhiêu calo mỗi ngày để giảm cân, nhưng lượng thông thường là 1,200 – 1,500 kcalo đối với phụ nữ và 1,500 – 1,800 kcal đối với nam giới.
  • Tiêu thụ thực phẩm giúp bạn no lâu hơn: Làm thế nào để chữa béo phì? Một số thực phẩm như món tráng miệng, kẹo, chất béo và thực phẩm chế biến chứa rất nhiều calo cho một khẩu phần ăn nhỏ. Ngược lại, tiêu thụ trái cây và rau quả cung cấp ít calo hơn. Bằng cách ăn nhiều thức ăn có ít calo hơn, bạn sẽ giảm cảm giác đói, hấp thụ ít calo hơn và cảm thấy ngon miệng hơn về bữa ăn.
  • Lựa chọn lành mạnh hơn: Để hình thành chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn, hãy thêm nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau củ và ngũ cốc vào thực đơn của bạn. Tập trung vào các nguồn protein nạc - chẳng hạn như đậu, đậu lăng và đậu nành - và thịt nạc. Nếu bạn thích cá, hãy cố gắng ăn cá 2 lần/ tuần. Hạn chế muối và thêm đường. Ăn một lượng nhỏ chất béo và đảm bảo rằng chúng đến từ các nguồn có lợi cho tim, ví dụ như dầu ô liu, hạt cải và dầu hạt.
  • Một số loại thực phẩm nên hạn chế: Một số chế độ ăn kiêng yêu cầu bạn phải hạn chế số lượng của một nhóm thực phẩm cụ thể, ví dụ như thực phẩm giàu carbohydrate hoặc chất béo. Hãy hỏi bác sĩ kế hoạch ăn kiêng nào hiệu quả và kế hoạch nào có thể hữu ích để điều trị béo phì với bạn. Uống đồ uống có đường là một cách chắc chắn sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn bạn dự định. Vì vậy, hãy hạn chế những đồ uống này hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn là một cách tốt để bắt đầu cắt giảm lượng calo.

Tương tự như vậy, bạn có thể giảm cân bằng chế độ ăn kiêng giảm cân, nhưng bạn có khả năng tăng cân trở lại khi ngừng chế độ ăn kiêng. Để giảm cân và duy trì cân nặng, bạn phải áp dụng các thói quen ăn uống lành mạnh mà bạn có thể duy trì theo thời gian.

chữa béo phì
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong điều trị béo phì

2.2. Chữa béo phì bằng cách nào? Tăng cường tập thể dục và hoạt động thể chất 

Tăng cường vận động thể chất hoặc tập thể dục là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị béo phì, cụ thể:

  • Bài tập: Tập thể dục để chữa béo phì như thế nào? Những người mắc bệnh béo phì cần hoạt động thể chất với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần để ngăn ngừa tăng cân thêm hoặc để duy trì việc giảm một lượng cân nặng vừa phải. Bạn có thể sẽ cần tăng dần số lượng bài tập khi sức bền và thể lực của bạn được cải thiện.
  • Liên tục di chuyển: Tập aerobic thường xuyên là cách hiệu quả nhất để đốt cháy mỡ thừa và giảm trọng lượng dư thừa, nhưng bất kỳ chuyển động bổ sung nào cũng hữu ích để chữa béo phì. Đậu xe xa lối vào cửa hàng và đi cầu thang bộ thay vì thang máy. Máy đếm bước chân có thể theo dõi số bước bạn đi trong một ngày. Nhiều người cố gắng đạt mục tiêu 10,000 bước mỗi ngày. Tăng dần số bước bạn thực hiện hàng ngày để đạt được mục tiêu đó.
chữa béo phì
Tăng cường vận động thể chất và tập thể dục để chữa béo phì

2.3. Thay đổi hành vi trong điều trị béo phì

Một phần tất yếu của chương trình điều trị béo phì toàn diện là thay đổi hành vi giúp thay đổi lối sống, giảm cân và duy trì cân nặng. Các bước cần thực hiện bao gồm việc kiểm tra thói quen hiện tại để tìm ra những yếu hoặc tình trạng nào có thể đóng góp khiến bạn béo phì.

  • Tư vấn: Trao đổi với chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp giải quyết các vấn đề về cảm xúc và hành vi liên quan đến ăn uống. Liệu pháp có thể giúp bạn hiểu được nguyên nhân tại sao bạn ăn quá nhiều và học những thói quen lành mạnh để đối phó với căng thẳng. Bạn cũng có thể học cách theo dõi chế độ ăn uống và hoạt động của mình, hiểu tác nhân kích thích ăn uống và đối phó với cảm giác thèm ăn. 
  • Các nhóm hỗ trợ: Bạn có thể tìm thấy tình bạn và sự đồng hành trong các nhóm hỗ trợ, nơi những người khác chia sẻ những cách chữa béo phì với nhau. Kiểm tra với bác sĩ, bệnh viện địa phương hoặc các chương trình giảm cân để biết các nhóm hỗ trợ trong khu vực bạn sinh sống.

2.4. Thuốc giảm cân: Cách giảm béo phì bằng phương pháp y khoa

Thuốc giảm cân được sử dụng trong chương trình điều trị béo phì tương tự như chế độ ăn kiêng, tập thể dục và thay đổi hành vi chứ không phải thay thế chúng. Trước khi chọn một loại thuốc chữa béo phì cho bạn, bác sĩ sẽ xem xét tiền sử sức khỏe cũng như các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Các loại thuốc giảm cân phổ biến biến nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị béo phì bao gồm:

  • Bupropion-naltrexone 
  • Liraglutide (Saxenda)
  • Orlistat (Alli, Xenical)
  • Phentermine-topiramate (Qsymia)

Thuốc giảm cân không thể có hiệu quả với tất cả mọi người và tác dụng có thể giảm dần theo thời gian. Khi ngưng sử dụng thuốc điều trị béo phì, bạn có thể lấy lại phần lớn hoặc toàn bộ số cân đã giảm.

2.5. Quy trình nội soi để chữa béo phì

Các thủ thuật nội soi điều trị béo phì không yêu cầu bất kỳ vết mổ nào trên da. Sau khi gây mê, các ống mềm và dụng cụ sẽ được phẫu thuật viên đưa qua miệng và xuống cổ họng vào dạ dày người bệnh. Các loại thủ thuật phổ biến là:

  • Phẫu thuật nội soi dạ dày ống tay áo: Quy trình này liên quan đến việc đặt các mũi khâu vào dạ dày để giảm lượng thức ăn và chất lỏng mà dạ dày có thể chứa cùng một lúc. Theo thời gian, ăn và uống ít hơn giúp người bình thường giảm cân.
  • Bong bóng nội khí quản để chữa béo phì. Trong thủ tục này, các bác sĩ đặt một quả bóng nhỏ vào dạ dày. Sau đó, quả bóng được đổ đầy nước để giảm khoảng trống trong dạ dày, vì vậy bạn sẽ cảm thấy no khi ăn ít thức ăn hơn.

2.6. Phẫu thuật chữa béo phì

Các phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì làm giới hạn lượng thức ăn có thể ăn vào hoặc giảm sự hấp thụ thức ăn và calo. Tuy nhiên, điều này cũng có thể dẫn đến thiếu hụt một số chất dinh dưỡng và vitamin.

chữa béo phì
Các phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì làm giới hạn lượng thức ăn có thể ăn vào hoặc giảm sự hấp thụ thức ăn và calo 

Các loại phẫu thuật điều trị béo phì phổ biến bao gồm:

  • Đai dạ dày có thể điều chỉnh kích thước: Trong thủ thuật chữa béo phì này, một dải bơm hơi tách dạ dày thành hai túi. Bác sĩ phẫu thuật kéo chặt dải băng, giống như một chiếc thắt lưng, để tạo ra một kênh nhỏ giữa hai túi. Dải giữ cho lỗ mở không bị mở rộng và thường được thiết kế để giữ nguyên vị trí.
  • Phẫu thuật cắt dạ dày để điều trị béo phì: Trong phẫu thuật cắt dạ dày, bác sĩ phẫu thuật tạo ra một túi nhỏ ở phía trên dạ dày. Ruột non sau đó được cắt một đoạn ngắn bên dưới dạ dày chính và nối với túi mới. Thức ăn và chất lỏng chảy trực tiếp từ túi vào phần này của ruột, bỏ qua phần lớn dạ dày.
  • Ống dạ dày: Trong thủ tục này, một phần của dạ dày được loại bỏ, tạo ra một kho dự trữ thức ăn nhỏ hơn. Đó là một cuộc phẫu thuật ít phức tạp hơn so với cắt dạ dày.

Thành công của phẫu thuật điều trị béo phì phụ thuộc vào việc thực hiện những thay đổi lâu dài trong thói quen dinh dưỡng và vận động của bạn. Giảm cân từ từ và liên tục thường tốt hơn là giảm nhanh chóng rất nhiều, vì có nhiều khả năng sẽ dừng lại khi một người đạt được cân nặng mục tiêu. Tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống là những công cụ điều trị béo phì hữu ích. 

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn và mang đến hiệu quả tối ưu thì có thể lựa chọn phương pháp tiêu hao năng lượng. Trước khi thực hiện phương pháp này, bạn sẽ được các bác sĩ và chuyên gia đánh giá sức khỏe tổng thể thông qua các xét nghiệm cơ bản như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm chỉ số mỡ, đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI)…. Căn cứ vào các kết quả thu được bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây dư thừa mỡ để từ đó đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp cho từng người. 

Liệu pháp tiêu hao năng lượng sẽ chú trọng việc truyền vào cơ thể các loại vitamin và khoáng chất giúp thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ của cơ thể theo cơ chế tự nhiên, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện với phương pháp giảm cân chuẩn y khoa này bạn hoàn toàn có thể yên tâm và sớm lấy lại được vóc dáng như ý mà không cần ăn kiêng khắt khe hay tập luyện quá sức.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Cúc xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Gợi ý thực đơn giảm cân trong 4 tuần

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Nên ăn gì để giảm mỡ trong cơ thể?

Làm sao để biết dấu hiệu cơ thể đang đốt mỡ?

Làm sao để biết dấu hiệu cơ thể đang đốt mỡ?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

17

Bài viết hữu ích?