Zalo

Béo phì ảnh hưởng đến tim mạch và phổi như thế nào?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Béo phì là tình trạng rối loạn chuyển hoá đang ngày càng phổ biến trên thế giới, làm gia tăng nguy cơ tim mạch và các bệnh lý hô hấp, đái tháo đường và hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do béo phì có liên hệ với tình trạng xơ vữa động mạch, thay đổi cấu trúc cơ tim, tạo áp lực lên đường thở. Vậy thực sự béo phì ảnh hưởng đến tim mạch và phổi như thế nào?

1. Béo phì ảnh hưởng đến tim mạch như thế nào?

Các nghiên cứu cho thấy, béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì các lý do sau:

  • Béo phì làm thay đổi mức cholesterol trong cơ thể, gia tăng mức cholesterol xấu và chất béo trung tính cũng như làm giảm lượng HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Vì vậy, tác hại của béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, mở rộng tâm nhĩ, tâm thất từ đó tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, đột quỵ và tắc mạch,…
  • Người béo phì cần nhiều máu hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể, điều này sẽ làm gia tăng huyết áp. Hơn nữa, cơ thể cũng cần 1 áp lực lớn hơn để di chuyển lượng máu tới các mô ngoại vi do đó béo phì ảnh hưởng đến tim mạch đặc biệt là tình trạng huyết áp cao thường xuyên xảy ra có thể dẫn tới các cơn đau tim.
  • Béo phì cũng làm gia tăng nguy cơ viêm hệ thống, tiến triển thành viêm mãn tính khi kết hợp với hiện tượng tích tụ mỡ cũng làm gia tăng mức độ nghiêm trọng và tiến triển của bệnh mạch vành.
  • Người béo phì ảnh hưởng đến tim mạch nhưng cũng dễ dẫn tới đái tháo đường, tức gia tăng nguy cơ biến cố tim mạch lên gấp 2-4 lần so với người bình thường. Việc kiểm soát đường huyết không tốt cũng ảnh hưởng đáng kể tới hệ tim mạch.
Béo phì ảnh hưởng đến tim mạch là tình trạng hay gặp
Béo phì ảnh hưởng đến tim mạch là tình trạng hay gặp

2. Béo phì ảnh hưởng đến phổi như thế nào?

2.1. Béo phì làm hạn chế hoạt động của phổi

  • Ở người béo phì, hệ suất đàn hồi của toàn hệ thống hô hấp giảm tới 1/3 so với người bình thường khiến cho khả năng giãn ra của phổi và thành ngực khi cần thiết bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, có thể nói béo phì ảnh hưởng đến phổi bằng cách giảm thông khí toàn bộ.
  • Béo phì khiến khối mỡ ở thành ngực và bụng tăng lên, từ đó hạn chế hoạt động của các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành. Tác hại của béo phì làm người bệnh có nguy cơ mắc hội chứng giảm thông khí khiến họ thường xuyên thở nhanh và nông.
  • Bên cạnh đó, sự phát triển của phổi và đường thở bị hạn chế, dẫn tới chức năng hô hấp cũng kém hơn so với người bình thường cũng chính là béo phì ảnh hưởng đến phổi.

2.2. Béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp

Các nghiên cứu cho thấy, béo phì có thể làm gia tăng nguy cơ hen phế quản cũng như giảm đáp ứng điều trị hen phế quản trên bệnh nhân béo phì. Nguyên nhân có thể là do gene, các yếu tố như giảm cung cấp vitamin D, chất chống oxy hoá và acid béo omega-3 hoặc thay đổi về estrogen và progesterone. Ngoài ra, người béo phì thường có bệnh kèm như trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn hormon, cơ địa dị ứng và tăng huyết áp cũng góp phần vào sự phát triển và làm xấu đi tình trạng hen phế quản. Béo phì còn làm tăng nặng tình trạng hen suyễn do việc dùng thuốc corticosteroid dạng hít ít hiệu quả hơn trong việc điều trị dự phòng hen suyễn ở người béo phì.

Một trong những tác hại của béo phì là gây trở ngại hoạt động hô hấp, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hô hấp
Một trong những tác hại của béo phì là gây trở ngại hoạt động hô hấp, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hô hấp

3. Làm thế nào để giảm nguy cơ tim mạch và bệnh lý hô hấp do béo phì?

Điều đầu tiên để có thể giảm sự ảnh hưởng tới hệ tim mạch và hô hấp của người béo phì chắc chắn cần phải giảm cân thông qua thay đổi lối sống, chế độ ăn và tập luyện:

  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đủ các nhóm chất nhưng kiểm soát lượng calo.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm nhiều năng lượng, nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt.
  • Tập thể dục thường xuyên, có kế hoạch tập luyện và ăn kiêng cụ thể mỗi tuần.
  • Ngủ đủ giấc.

Một số người béo phì quá mức thì chế độ ăn kiêng và tập thể dục đơn thuần có thể không còn đủ hiệu quả trong việc đạt được cân nặng khoẻ mạnh. Vì vậy, nếu có chỉ số BMI trên 35 có thể cân nhắc phẫu thuật giảm béo đã được chứng minh giúp cải thiện hoặc giải quyết tình trạng cholesterol cao, huyết áp và đái tháo đường ở người béo phì. Nếu đang cân nhắc phẫu thuật giảm cân, trước tiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ tim mạch để cải thiện tình trạng bệnh lý nền như tăng huyết áp, cholesterol cao hoặc các vấn đề tim mạch khác để hạn chế biến chứng trong khi phẫu thuật. Sau phẫu thuật vẫn cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục. Bệnh nhân béo phì có thể cần nhiều protein hơn kết hợp với tập thể dục để đảm bảo việc giảm mỡ chứ không giảm cơ hoặc xương. Chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý sau phẫu thuật sẽ giúp đảm bảo duy trì một trái tim, hệ hô hấp khỏe mạnh và giảm nguy cơ gặp biến cố tim mạch hay bệnh lý hô hấp. Ngày nay, nếu muốn giảm cân hiệu quả, bạn có thể tham khảo liệu pháp tiêu hao năng lượng. Phương pháp này sử dụng vitamin & khoáng chất để thúc đẩy sự chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi thực hiện, bạn sẽ được đánh giá sức khỏe tổng thể và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ giảm cân phù hợp với từng người dựa trên kết quả xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, chỉ số khối cơ thể (BMI). Trong suốt quá trình thực hiện liệu trình sẽ luôn có bác sĩ theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng của từng người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888 hoặc đăng ký tư vấn theo mẫu
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Hải Minh xem thêm bài viết cùng tác giả
xem thêm
Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Vai trò của Carbohydrate, những lợi ích sức khỏe, dinh dưỡng và rủi ro

Các cách giảm cân cấp tốc không dùng thuốc

Các cách giảm cân cấp tốc không dùng thuốc

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Danh sách các thực đơn giảm cân hiệu quả nhất

Quả việt quất bao nhiêu calo? Ăn việt quất có béo không?

Quả việt quất bao nhiêu calo? Ăn việt quất có béo không?

Nước gạo hàn quốc bao nhiêu calo? Uống vào có béo không?

Nước gạo hàn quốc bao nhiêu calo? Uống vào có béo không?

64

Bài viết hữu ích?