Zalo

Bà mẹ sau sinh ăn mít có béo và mít bao nhiêu calo?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Mít là loại quả quen thuộc, đặc biệt rất thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thành phần dinh dưỡng của mít, đặc biệt là lượng calo bên trong. Vậy mít có bao nhiêu calo và liệu tiêu thụ mít có gây tăng cân không?

1. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của mít đến sức khỏe

Theo nghiên cứu, phần thịt mít có hàm lượng chất xơ cao cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin C, vitamin D, một số khoáng chất và đặc biệt không chứa chất béo và cholesterol xấu. Phần hạt mít lại có 70% là tinh bột, 5.2% protein, 0.62% lipid và 1.4% là chất khoáng và chất xơ.

Mít là loại quả rất quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những tác dụng của mít đối với sức khỏe:

  • Hỗ trợ tim mạch: Mít hoàn toàn không chứa chất béo bão hòa, ngược lại còn rất giàu chất xơ nên được đánh giá rất phù hợp với chế độ ăn khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Ngoài ra, lượng kali trong thịt mít còn hỗ trợ điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Thêm vào đó, lượng vitamin C tương đối cao trong thịt mít được cho là hỗ trợ ngăn ngừa sự mất ổn định của mảng xơ vữa trên thành động mạch;
  • Tăng cường miễn dịch: Vitamin C trong thịt mít có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, qua đó làm giảm tỷ lệ cảm lạnh thông thường lên đến 50%. Đặc biệt, hạt mít có chứa một loại protein, gọi là Jacalin, theo nghiên cứu có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch sự tấn công của virus HIV và cho thấy tiềm năng điều trị căn bệnh thế kỷ trong tương lai;
  • Cải thiện giấc ngủ: Chế độ ăn nhiều magie có thể giúp chất lượng giấc ngủ tăng lên và giảm tỷ lệ mất ngủ, đặc biệt với người lớn tuổi. Trong 100g mít chứa đến 29mg Magie, dù không đáp ứng lượng Magie khuyến nghị (300-350 mg) nhưng vẫn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ;
  • Tăng cường sức khỏe xương: Mít được khuyến khích với người có vấn đề với xương vì có khả năng bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe. Đồng thời, mít còn chứa Mangan, một vi chất cần thiết cho sự hình thành xương, tuy không nhiều nhưng vẫn tương đối đầy đủ cho nhu cầu của người trưởng thành;
  • Hạn chế nguy cơ đái tháo đường tuýp 2: Mít giúp bổ sung chất xơ và vi chất có lợi, đồng thời giảm calo và chất béo bão hòa đưa vào cơ thể nên có tác dụng cải thiện độ nhạy của insulin. Qua đó mang đến ý nghĩa tích cực trong vấn đề giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Ăn mít bao nhiêu calo là vấn đề nhiều mẹ sau sinh quan tâm 

2. Ăn mít bao nhiêu calo và có béo không?

Mít có bao nhiêu calo là câu hỏi được đặt ra thường xuyên. Theo chuyên gia dinh dưỡng, mít cung cấp lượng calo cụ thể như sau:

  • Một múi mít bao nhiêu calo? Tuỳ theo kích thước, giống mít và khối lượng mít mà lượng cao có được từ 1 múi mít sẽ khác nhau. Trung bình, 1 múi mít nặng khoảng 30g sẽ chứa khoảng 31.3 calo;
  • 100gr mít chứa khoảng 94 calo;
  • 1 quả mít nặng dao động 1.5-5kg, thậm chí 10-20kg tùy giống, do đó quả mít trung bình khoảng 3kg sẽ chứa khoảng 2820 calo;

Mít có bao nhiêu calo còn phụ thuộc vào từng giống mít, cụ thể như sau:

  • Mít thái có đặc trưng quả dài, múi dày, màu vàng nghệ hoặc vàng nhạt và mỗi 100g sẽ cung cấp khoảng 95 calo;
  • Mít mật là giống mít quen thuộc, phần múi thường mềm hơn, ngọt hơn các giống mít thông thường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100g mít mật cung cấp khoảng 124 calo;
  • Mít dai cũng giống như mít mật, múi dài, dày, màu đậm và rất thơm ngon với hàm lượng calo khoảng 96 cho mỗi 100gb
  • 100g mít sấy khô sẽ bao gồm khoảng 300g mít tươi, tương đương 282 calo.

Như đã phân tích, lượng calo trong mít không quá lớn nên mỗi ngày ăn khoảng 100g sẽ không lo gây tăng cân. Tuy nhiên, mít lại là loại quả rất ngon và hấp dẫn nên đôi khi khiến chúng ta ăn nhiều, ăn liên tục theo sở thích thì nguy cơ tăng cân có thể xảy ra, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình. Bên cạnh chú ý đến số lượng mít tiêu thụ, chúng ta cũng nên chú ý và thay đổi cách ăn mít, trong đó ưu tiên kết hợp với sữa chua không đường hoặc một số loại hoa quả/ thực phẩm hỗ trợ giảm cân để tránh tiêu thụ mít quá nhiều. Đối với mít sấy khô, lời khuyên của bác sĩ là không nên quá lạm dụng, đặc biệt là chị em đang giảm cân, vì có hàm lượng calo và đường quá cao.

3. Muốn giảm cân sau sinh có nên ăn mít?

Bác sĩ khẳng định ăn mít với số lượng vừa đủ chắc chắn không gây tăng cân. Thế nhưng với những ai muốn giảm cân, như chị em sau sinh, việc ăn mít có hỗ trợ giảm cân hay không lại là vấn đề khác. Nếu lựa chọn mít là thực phẩm hỗ trợ giảm cân, chị em cần phải xem xét đến rất nhiều yếu tố như số lượng mít tiêu thụ mỗi ngày và các hoạt động giúp đốt cháy calo. Theo đó sẽ có 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Thay thế hoàn toàn các thực phẩm khác bằng mít
    • Mỗi bữa ăn cần tối đa 400g mít, tương đương 376 calo, ngoài ra không ăn kèm bất cứ thực phẩm nào khác. Khi đó, lượng calo cung cấp chắc chắn dưới 2000 calo (nhu cầu bình thường) và dĩ nhiên chị em sẽ giảm cân được nhờ mít;
    • Nếu mỗi bữa ăn tiêu thụ trên 400g mít sẽ khiến tổng lượng calo lớn hơn 2000, từ đó gây tăng cân dù không ăn kèm bất cứ thực phẩm nào khác;
  • Trường hợp 2: Ăn mít kết hợp các món ăn khác:
    • Ăn mít kèm các món ăn chứa calo khác như thịt, cá, trứng, sữa trong mỗi bữa ăn cần đảm bảo tổng lượng calo thấp hơn 667 calo thì cân nặng mới giảm;
    • Trường hợp ăn vượt quá 667 calo mỗi bữa bằng mít và các thực phẩm khác mà không kết hợp các giải pháp giảm cân khác thì chắc chắn cân nặng sẽ tăng đều. Với tình huống ăn mít quá nhiều và lượng calo nạp vào lớn hơn 2000 nhưng có các hoạt động đốt cháy calo thì lượng dư thừa do ăn mít sẽ mất đi và dĩ nhiên sẽ giảm được cân nặng.
Biết được mít bao nhiêu calo sẽ giúp bạn xây dựng chế độ giảm cân thích hợp

Tóm lại, mít có thể hỗ trợ giảm cân nếu chị em sau sinh tiêu thụ đúng cách. Đặc biệt do nhiều chất xơ nên phần nào giúp cải thiện khả năng tiêu hóa và trao đổi chất, qua đó góp phần tăng hiệu quả giảm cân.

Một số lưu ý không thể bỏ qua về vấn đề ăn mít giảm cân ở mẹ bỉm sau sinh:

  • Ăn đúng khẩu phần với từng món ăn cụ thể liên quan đến mít. Do những khẩu phần ăn này sẽ khác nhau nên chị em cần tìm hiểu kỹ để tránh tăng cân;
  • Không ăn mít liên tục trong nhiều ngày hay nhiều tuần vì nguy cơ nổi mụn;
  • Kết hợp mít cùng với các loại thực phẩm chứa protein hay chất béo để cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể;
  • Uống đủ nước nhằm kích thích quá trình giảm cân bằng mít diễn ra hiệu quả hơn;
  • Vận động thể lực mỗi ngày, kết hợp ăn mít điều độ, sẽ giúp cơ thể săn chắc, gọn gàng một cách nhanh chóng.

Khi đã tính toán được lượng calo trong mít cũng như có được lời khuyên phù hợp, chị em nên cân nhắc đến việc ăn mít sao cho phù hợp để tránh bị tăng cân. Cân nặng sau sinh luôn là vấn đề nhạy cảm đối với chị em và để có được vóc dáng thon gọn, cơ thể săn chắc, các bà mẹ sau sinh có thể tham khảo tới phương pháp giảm cân truyền tiêu hao năng lượng tới từ Hoa Kỳ.

Do là một phương pháp giảm cân hiện đại nên cách này sẽ chú trọng đến việc đưa vào cơ thể người thừa cân các loại vitamin, khoáng chất có tác dụng loại bỏ mỡ đồng thời chuyển hóa sang dạng năng lượng ATP để sử dụng trong hoạt động hàng ngày. Từ đó giúp cho quá trình đốt cháy mỡ thừa được diễn ra theo cách tự nhiên. Song song với vitamin truyền tĩnh mạch đó chính là việc lên kế hoạch ăn uống, tập luyện riêng biệt cho từng cá nhân để đảm bảo vẫn duy trì được các hoạt động thể chất hàng ngày. 

Các bước tiến hành với phương pháp giảm cân truyền tiêu hao năng lượng đều được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các bác sĩ có chuyên môn. Do đó, chị em hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn cũng như kết quả sau mỗi liệu trình thực hiện.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Dược sĩ Đỗ Mai Thảo xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Giảm cân sau sinh: Ăn quá ít calo có sao không?

Giảm cân sau sinh: Ăn quá ít calo có sao không?

Phụ nữ sau sinh nhảy dây có giảm cân không?

Phụ nữ sau sinh nhảy dây có giảm cân không?

Cách giảm cân an toàn tại nhà cho bà mẹ sau sinh

Cách giảm cân an toàn tại nhà cho bà mẹ sau sinh

Bóc mỡ bụng trong mổ sinh để giảm mỡ: Có nên không?

Bóc mỡ bụng trong mổ sinh để giảm mỡ: Có nên không?

Sau sinh: Tập mãi không giảm cân, vì sao?

Sau sinh: Tập mãi không giảm cân, vì sao?

47

Bài viết hữu ích?