Thiếu hụt calo là một chiến lược giảm cân, trong đó bạn đốt cháy nhiều calo hơn mức tiêu thụ. Điều này khiến cơ thể sử dụng hết năng lượng dự trữ (mỡ và cơ) và khiến bạn giảm cân theo thời gian. Bạn nên tiêu thụ bao nhiêu calo tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng, giới tính và các tình trạng sức khỏe khác của bạn. Thiếu hụt calo không đồng nghĩa với việc ăn quá ít, gây thiếu hụt dưỡng chất hoặc đói. Nó chỉ đơn giản là việc tiêu thụ ít calo hơn so với lượng calo cần thiết để duy trì cân nặng hiện tại hoặc đạt được mục tiêu giảm cân. Nhiều người nhắm đến mức thâm hụt 500 kcal, điều này sẽ giúp bạn giảm 0.5kg mỗi tuần. Tuy nhiên, việc thiếu hụt calo cần được thực hiện một cách cân nhắc và hợp lý, đảm bảo cơ thể vẫn nhận đủ chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe.
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình giảm cân là hoạt động thể chất. Dù bạn có thâm hụt calo, nhưng nếu không có đủ hoạt động thể chất, cơ thể sẽ khó có thể đốt cháy đủ calo giúp giảm cân, giảm mỡ. Để thúc đẩy quá trình giảm cân, hãy tích cực tham gia vào các hoạt động vận động hàng ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tham gia các lớp học thể dục và tăng cường hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
“Bạn ăn ít vẫn không giảm cân” nguyên nhân có thể là do bạn đang ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường, đồ nướng, bột mì tinh chế cao, rượu và thịt chế biến sẵn dù bạn ăn ít calo nhưng vẫn vô tình nạp rất nhiều chất béo có hại cho cơ thể. Điều này có thể làm giảm sự đốt cháy calo và gây trở ngại cho quá trình giảm cân. Hãy tập trung vào việc tiêu thụ các thực phẩm tươi, giàu chất xơ, chất đạm và vitamin như các loại rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, cá biển và trứng….
Nếu bạn không có giấc ngủ đủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém thì nó chính là một trong những nguyên nhân vì sao bạn gặp phải tình trạng ăn ít vẫn béo. Thiếu ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn và làm suy giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, dẫn đến việc ăn quá nhiều. Hãy tạo ra một không gian yên tĩnh để bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và tuân thủ thói quen ngủ đúng giờ.
Thêm một nguyên nhân gây ra tình trạng ăn ít vẫn không giảm cân đó là bạn đang quá căng thẳng và lo âu. Khi bạn căng thẳng, tuyến thượng thận của bạn giải phóng adrenaline và cortisol được gọi là hormone gây căng thẳng. Điều này làm tăng cảm giác thèm đường, đồng thời làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn . Không phải lúc nào bạn cũng có thể kiểm soát được sự xuất hiện của căng thẳng trong cuộc sống, nhưng bạn có thể áp dụng các chiến lược quản lý căng thẳng để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu sức khỏe của bạn. Hãy thử tập thể dục, thiền, yoga và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
Nếu bạn kết hợp việc tập tạ vào kế hoạch giảm cân của mình, bạn có thể đốt cháy chất béo và tăng cơ. Việc xây dựng cơ bắp sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, khiến bạn đốt cháy nhiều calo hơn ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi. Điều này cũng giải thích tại sao đôi khi bạn có thể cảm thấy thân hình mình thon gọn hơn mà cân nặng không hề giảm đi.
Một nguyên nhân khác dẫn tới việc ăn ít vẫn béo là ước lượng sai lượng calo bạn tiêu thụ hoặc không ghi chép chính xác mọi thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ. Việc ước lượng calo sai hoặc không ghi chép đầy đủ có thể khiến bạn vẫn tiêu thụ lượng calo cao hơn so với lượng calo cần thiết cho việc giảm cân. Để đạt được mục tiêu giảm cân, hãy chú trọng đến việc theo dõi calo tiêu thụ của bạn và tạo ra một sự cân bằng giữa lượng calo ăn và lượng calo tiêu thụ
Khi bạn bắt đầu thực hiện thiếu hụt calo, bạn sẽ bị giảm cân đột ngột và sau đó mọi thứ sẽ trở nên chậm hơn hoặc trì trệ. Nó có thể dễ dàng trở nên thất vọng. Bạn mất bao lâu để giảm cân thay đổi tùy theo cân nặng ban đầu, tuổi tác, giới tính và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn. Hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên đợi 3-4 tuần để thấy được kết quả của việc giảm cân.
Một nguyên nhân khác dẫn tới việc ăn ít vẫn béo đó là bạn không theo dõi quá trình giảm cân một cách sát sao. Cân nặng của bạn có thể dao động lên đến 1-2 kg mỗi ngày. Đảm bảo theo dõi cân nặng của bạn vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Những gì bạn ăn, khi bạn ăn và chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều có thể gây ra sự dao động về cân nặng. Để biết rõ hơn liệu bạn có đang giảm cân hay không, hãy theo dõi cân nặng mỗi ngày và sau đó tạo số liệu trung bình hàng tuần. Hoặc sử dụng một ứng dụng để theo dõi các mục tiêu sức khỏe của bạn.
Một số vấn đề sức khỏe như rối loạn chuyển hoá, tiền sử bệnh lý, tình trạng hormone không cân bằng hoặc sử dụng thuốc có thể là nguyên nhân của việc ăn thiếu calo vẫn béo. Nếu bạn gặp những vấn đề sức khỏe này, việc giảm cân có thể trở nên khó khăn hơn. Hãy tham khảo ý kiến của một chuyên gia y tế để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cá nhân của bạn.
Nếu bạn duy trì tình trạng thiếu hụt calo quá lâu, bạn có gặp phải tình trạng chững cân. Điều này là do quá trình trao đổi chất chậm lại, khiến lượng calo thâm hụt của bạn giảm đi. Thâm hụt calo không phải là một chiến lược lâu dài và hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên lập kế hoạch giảm calo trong vài tháng tại một thời điểm. Một số tác động phụ của việc thực hiện chế độ thiếu hụt calo tác động đến cơ thể:
Khi lượng calo tiêu thụ không đủ, cơ thể không nhận được đủ năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày. Điều này có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, giảm khả năng tập trung.
Thiếu hụt calo kéo dài có thể gây rối loạn chuyển hoá, làm chậm quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến giảm cường độ hoạt động vật lý và khả năng đốt cháy calo.
Thiếu hụt calo đáng kể có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch và rối loạn tiêu hóa.
Thiếu hụt calo kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, gây ra rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, suy giảm sự sinh sản ở cả nam và nữ.
Thiếu hụt calo dài hạn có thể làm tăng nguy cơ loãng xương và gây suy giảm mật độ xương. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ chấn thương và bệnh xương như gãy xương và bệnh loãng xương.
Chế độ thiếu hụt calo có thể gây ra các vấn đề tâm lý như lo lắng, căng thẳng và áp lực. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong việc giảm cân, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ chế độ ăn thiếu hụt calo nào. Tóm lại, dù bạn đang trong chế độ thiếu hụt calo, việc giảm cân không phải lúc nào cũng diễn ra như mong đợi. Tuy nhiên, việc tăng cường hoạt động thể chất, kiểm soát lượng calo ăn thực tế, ngủ đủ giấc và cải thiện sức khỏe tổng thể sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn và đạt được mục tiêu giảm cân. Hãy nhớ rằng việc giảm cân là một quá trình dài hơi và cần sự kiên nhẫn, quyết tâm tuyệt đối.
Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp giảm cân an toàn nhưng mang đến hiệu quả tối ưu và đảm bảo được cơ thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất thì có thể lựa chọn liệu pháp tiêu hao năng lượng với công thức độc quyền từ Mỹ. Liệu pháp này được thực hiện thông qua sử dụng một số loại vitamin và các loại khoáng chất cần thiết với công dụng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa mỡ theo cơ chế tự nhiên mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng. Bác sĩ điều trị sẽ thực hiện những đánh giá sức khỏe tổng thể của từng cá nhân cụ thể trước khi thực hiện liệu pháp. Sau đó, sẽ đưa ra cho bạn phác đồ giảm cân phù hợp với từng đối tượng cụ thể dựa trên kết quả các xét nghiệm cơ bản đã thực hiện như xét nghiệm máu và đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI). Khi bạn đăng ký thực hiện liệu pháp tiêu hao năng lượng trong cả quá trình bạn sẽ luôn được các bác sĩ điều trị theo sát, lên kế hoạch dinh dưỡng chi tiết kết hợp với chế độ luyện tập sao cho phù hợp với thể trạng của mỗi người cụ thể.
Nguồn tham khảo: healthnews.com, health.com, webmd.com
334
Bài viết hữu ích?
Bài viết hữu ích?
334
Bài viết hữu ích?