Zalo

Ăn dứa có béo không? Muốn giảm cân có nên ăn dứa?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Dứa là một loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất có lợi như mangan, vitamin C và enzyme giúp hỗ trợ tiêu hóa. Bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện thời gian phục hồi sau phẫu thuật và giảm nguy cơ ung thư. Vậy ăn dứa có béo không? Muốn giảm cân có nên ăn dứa?

1. Thành phần dinh dưỡng của dứa là gì?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và nhiều hợp chất khác như enzyme có thể bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng viêm nhiễm và bệnh tật.

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 miếng dứa 165 gam, bao gồm:

  • 82.5 calo
  • 0.198 gam chất béo
  • 0.891 gam chất đạm
  • 21.6 gam carbohydrate
  • 2.31 gam chất xơ
  • 78.9 mg vitamin C
  • 0.185 mg vitamin B6
  • 0.13 mg thiamine
  • 29.7 mcg folate
  • 0.825 mg niacin
  • 0.351 mg axit pantothenic
  • 0.053 mg riboflavin
  • 1.53 mg đồng
  • 180 mg kali
  • 19.8 mg magie
  • 0.478 mg sắt
  • Dứa cũng chưa một lượng nhỏ photpho, kẽm, canxi, vitamin A và vitamin K.

Dứa cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:

  • Chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa: Dứa không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chứa các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể chống lại stress oxy hóa. Tình trạng stress oxy hóa là do cơ thể có quá nhiều gốc tự do, các phân tử không ổn định gây tổn thương tế bào, thường liên quan đến sức khỏe miễn dịch suy yếu, viêm mãn tính, bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh lý ung thư nguy hiểm. Chất chống oxy hóa trong dứa được gọi là flavonoid và các hợp chất phenolic. Một nghiên cứu tiến hành trên chuột chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa của dứa có thể có tác dụng bảo vệ tim. Hơn nữa, một số chất chống oxy hóa trong dứa được chứng minh là chất chống oxy hóa liên kết, tạo ra tác dụng lâu dài hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Dứa có chứa một nhóm enzyme tiêu hóa được gọi là bromelain có thể làm quá trình tiêu hóa thịt diễn ra dễ dàng hơn. Bromelain phá vỡ các phân tử protein, giúp ruột non của bạn có thể hấp thụ protein từ thức ăn dễ dàng hơn. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho những người bị suy tuyến tụy, một tình trạng mà tuyến tụy không thể tạo ra đủ enzyme tiêu hóa. Ngoài ra, dứa cũng cung cấp chất xơ tốt cho cơ thể giúp hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Giảm nguy cơ ung thư: Ung thư là một căn bệnh mãn tính nguy hiểm đặc trưng bởi sự tăng trưởng tế bào mà cơ thể không kiểm soát được. Sự tiến triển của ung thư được chứng minh có liên quan đến stress oxy hóa và tình trạng viêm mãn tính. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dứa và các hợp chất có trong dứa có thể làm giảm nguy cơ ung thư bằng cách giảm thiểu căng thẳng oxy hóa và giảm viêm. Một số nghiên cứu chứng minh rằng bromelain cũng có thể giúp điều trị những bệnh ung thư đã phát triển.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch và ức chế tình trạng viêm: Dứa đã được sử dụng trong y học cổ truyền trong nhiều thế kỷ. Dứa chứa hàm lượng cao vitamin, khoáng chất và nhiều enzyme khác nhau, chẳng hạn như bromelain, có khả năng cải thiện khả năng miễn dịch chung và giảm viêm. Trong một nghiên cứu kéo dài 9 ngày từ năm 2014, 98 trẻ khỏe mạnh ăn khoảng 140 gam dứa mỗi ngày cho thấy có nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, những đứa trẻ này có lượng tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật cao gấp gần 4 lần so với các nhóm khác.
  • Giảm triệu chứng viêm khớp: Viêm khớp ảnh hưởng đến hơn 54 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Đặc tính chống viêm của bromelain có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm khớp. Một nghiên cứu cho thấy, chất bổ sung bromelain có trong dứa hiệu quả trong việc giảm bớt tình trạng viêm xương khớp ở lưng dưới. Trong một nghiên cứu khác ở những người bị viêm xương khớp, bổ sung enzyme tiêu hóa có chứa bromelain giúp giảm đau hiệu quả như các loại thuốc trị viêm khớp thông thường.
  • Tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật: Ăn dứa có thể làm giảm thời gian hồi phục sau phẫu thuật hoặc tập thể dục. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, bromelain có thể làm giảm tình trạng sưng, viêm, bầm tím và đau thường xảy ra sau phẫu thuật, bao gồm cả các thủ thuật nha khoa và da. Bromelain cũng có thể làm giảm các dấu hiệu viêm nhiễm và giảm sự khó chịu, đau đớn hoặc sưng tấy sau phẫu thuật nha khoa. Bromelain cũng có khả năng tăng tốc độ phục hồi cơ sau khi tập luyện vất vả bằng cách giảm viêm xung quanh mô cơ bị tổn thương.
  • Ngăn ngừa tăng huyết áp: Dứa chứa lượng natri thấp và kali cao nên có thể giúp cơ thể duy trì mức huyết áp bình thường.
  • Giữ nướu răng khỏe mạnh: Dứa chứa hàm lượng cao vitamin C nên giúp làm giảm nguy cơ viêm nướu răng và bệnh nha chu. Bệnh nha chu không chỉ phá hủy các mô và xương hàm mà còn liên quan đến bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. Vitamin C trong dứa giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn xâm nhập, nhờ đó góp phần phòng chống viêm nướu và bệnh nha chu.
ăn dứa có béo không
Một miếng dứa 165 gam cung cấp cho cơ thể 82 calo

2. Ăn dứa có béo không?

Dứa mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta nhờ hàm lượng cao các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Vậy ăn dứa có béo không hay ăn dứa có giảm cân không?

Dứa có vị ngon ngọt tự nhiên, không chỉ chứa ít calo mà còn rất giàu chất dinh dưỡng. Vì vậy, dứa là một loại thực phẩm hoàn hảo để bổ sung vào chế độ ăn uống giảm cân lành mạnh. 

Một số nguyên nhân khiến dứa trở thành một thực phẩm giảm cân an toàn và hiệu quả, bao gồm: 

  • Dứa chứa ít calo và carbohydrate: Dứa là một món tráng miệng tuyệt vời vì hương vị thơm ngon nhưng chứa rất ít calo. Một lát dứa chỉ chứa khoảng 42 calo, trong đó chỉ có 4% là carbohydrate.
  • Dứa chứa enzyme phân giải protein và đánh tan mỡ bụng: Dứa chứa hàm lượng cao bromelain, một loại enzyme phân giải protein giúp phá vỡ các phân tử protein trong cơ thể. Vì vậy, dứa giúp cơ thể tiêu hóa và sử dụng protein tốt hơn, nhờ đó giúp bạn tăng khối lượng cơ bắp. Ngoài ra, bromelain còn có tác dụng phân giải lipid, giúp đốt cháy mỡ toàn thân đặc biệt là vùng bụng khi bạn kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Bromelain trong dứa có vai trò thúc đẩy quá trình tiêu hóa bằng cách phá vỡ các phân tử protein và thúc đẩy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Tiêu hóa khỏe mạnh cũng làm tăng quá trình trao đổi chất, có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả. Hơn nữa, tiêu hóa tốt còn có thể giúp giảm đầy hơi.
  • Chứa nhiều chất xơ: Dứa chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan, giúp bạn giảm cân bằng cách giữ cho bạn no lâu và tạo cảm giác no.
  • Kiềm chế sự thèm ăn: Dứa chứa đầy chất chống oxy hóa, chất xơ và nước giúp bạn no lâu và cung cấp đủ nước. Khi cơ thể bạn được cung cấp đủ nước sẽ hạn chế sự thèm ăn.
  • Chứa nhiều mangan: Dứa chứa mangan giúp điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo và carbohydrate trong cơ thể bạn, từ đó thúc đẩy quá trình giảm cân toàn diện. Một nghiên cứu cũng cho thấy lượng mangan hấp thụ tỷ lệ nghịch với mỡ bụng.

Câu hỏi ăn dứa có béo không hay ăn dứa có giảm cân không đã có câu trả lời. Bạn có thể yên tâm bổ sung dứa vào chế độ ăn kiêng của mình, vì dứa không chỉ không gây tăng cân và còn hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả.

ăn dứa có béo không
Biết được ăn dứa có béo không giúp bạn xây dựng chế độ ăn hiệu quả 

3. Hướng dẫn cách ăn và chế biến dứa tốt cho người thừa cân

Bạn nên chọn quả dứa có thân chắc, căng mọng, không bị dập, không có đốm mềm và có lá xanh ở ngọn.

Dứa nguyên quả nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, còn dứa cắt miếng nên bảo quản trong tủ lạnh. 

Bạn có thể chế biến dứa theo một số cách sau đây để hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả, bao gồm:

  • Ăn dứa trực tiếp là một cách đơn giản để bổ sung dứa vào chế độ ăn kiêng giảm cân hiệu quả. Bạn chỉ cần gọt bỏ mắt, cắt thành từng miếng và thưởng thức. Bạn có thể ăn dứa trước hoặc sau khi ăn khoảng 30 phút. Dứa có hàm lượng calo và carbohydrate thấp, khi ăn dứa trước bữa ăn có thể giúp bạn cảm thấy no hơn và giảm lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa ăn. Trong khi ăn dứa sau bữa ăn có thể giúp bạn giảm cảm giác ngon miệng và không cảm thấy đói quá nhiều sau khi ăn.
  • Làm món salad trái cây tươi mát, giàu vitamin và khoáng chất với dứa, dâu tây, cam quýt và nho. Bạn có thể phủ thêm vụn dừa không đường lên trên để tăng thêm hương vị cho món ăn.
  • Nước ép dứa: Nhiều bạn thắc mắc uống nước ép dứa có béo không? Câu trả lời là không, không có gì giảm cân tuyệt vời hơn một ly nước ép dứa tươi vào buổi sáng. Khi bạn tự làm, bạn có thể chắc chắn rằng không có chất bảo quản hoặc chất làm ngọt bổ sung.
  • Sinh tố dứa và dưa chuột: Bạn có thể kết hợp dứa với dưa chuột để tăng hiệu quả giảm mỡ, thanh lọc cơ thể và giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.

Tóm lại, bài viết đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi ăn dứa có béo không hay ăn dứa có giảm cân không. Dứa không chỉ giúp giảm cân hiệu quả mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như cải thiện tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư và giảm viêm xương khớp. Bạn có thể bổ sung dứa vào chế độ ăn giảm cân bằng cách ăn dứa trực tiếp hoặc chế biến các món như nước ép dứa, sinh tố dứa và salad dứa cùng các loại trái cây khác.

Để giảm cân an toàn và hiệu quả bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp truyền tiêu hao năng lượng để giúp tiêu hao và giảm mỡ thừa trong cơ thể theo cấp độ tế bào.

Đây là phương pháp giảm cân hoàn toàn mới khi sử dụng dịch truyền tĩnh mạch là các loại vitamin và khoáng chất giúp chuyển hóa và tiêu hao mỡ tự nhiên thành dạng năng lượng cho hoạt động thường ngày. Chính vì thế, bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, mất cơ, mất nước, giữ vóc dáng cân đối mà còn rất khỏe mạnh.

Thời gian thực hiện liệu trình từ 6 - 8 tuần, trước khi thực hiện bạn sẽ được các bác sĩ và các nhân viên y tế thăm khám và lên kế hoạch phù hợp theo mục tiêu và sức khỏe của từng khách hàng.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Chu Yến Nhi xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Cảnh giác nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người béo phì

Cảnh giác nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người béo phì

Vì sao cần xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì?

Vì sao cần xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì?

Nguy cơ sừng hóa gan bàn tay, bàn chân ở người thừa cân

Nguy cơ sừng hóa gan bàn tay, bàn chân ở người thừa cân

Rối loạn kinh nguyệt ở người thừa cân béo phì

Rối loạn kinh nguyệt ở người thừa cân béo phì

Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn khi giảm cân?

Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn khi giảm cân?

26

Bài viết hữu ích?