Zalo

Vì sao cần xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Hiện nay, vấn đề béo phì ngày càng trở nên phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng triệu người trên khắp thế giới. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe của những người béo phì, việc xét nghiệm tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng và cần thiết. Dưới đây là một số lý do vì sao việc xét nghiệm tuyến giáp là quan trọng đối với những người có vấn đề về cân nặng.

1.Sự liên quan của bệnh tuyến giáp tới tình trạng béo phì?

Tuyến giáp là một cơ quan có kích thước nhỏ nằm ở phía trước cổ, hình bướm.  Tuyến giáp nằm trên xương đòn và phía dưới thanh quản hay từ đốt sống cổ 5 đến đốt sống ngực 1.

Tuyến giáp là nơi sản xuất và lưu trữ các hormone giúp điều chỉnh tốc độ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, nhiệt độ cơ thể và huyết áp. Nếu tuyến giáp không hoạt động bình thường thì các chức năng khác của cơ thể không thể hoạt động đầy đủ. Có nhiều loại bệnh tuyến giáp, nhưng hai trong số đó là kết quả của việc sản xuất hormone bất thường ảnh hưởng đến hệ thống trao đổi chất của cơ thể, đó là bệnh suy giáp và bệnh cường giáp.

  • Suy giáp: Đây là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ một số hormone quan trọng cho chức năng trao đổi chất của cơ thể. Kết quả là, người đó sẽ tăng cân mà không rõ nguyên nhân, cơ thể sưng tấy hoặc khô da, dễ béo lên, dễ mệt mỏi và buồn ngủ hoặc tăng độ nhạy cảm với lạnh…
  • Bệnh cường giáp: Điều này xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể, khiến giảm cân không chủ ý, tăng cảm giác thèm ăn nhưng không tăng cân, mệt mỏi, đi tiêu thường xuyên hơn, run tay, nhịp tim không đều, tăng nhạy cảm với nhiệt…

Việc tuyến giáp gặp bất thường khi sản xuất hormone gây ra tình trạng trạng giảm cân hoặc tăng cân nhanh chóng. Như đã nói ở trên, người bệnh suy giáp, khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone đặc biệt là thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) dẫn đến sự trao đổi chất giảm, làm gián đoạn quá trình đốt cháy calo. Chính vì vậy, ở người suy giáp mặc dù ăn ít nhưng cân nặng vẫn tăng nhanh, dễ tích tụ mỡ thừa, từ đó gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Tình trạng suy giáp càng nặng thì việc tăng cân diễn ra càng nhiều hơn. 

Còn đối với người bệnh mắc cường giáp, hormone được sản sinh liên tục, từ đó hoạt động trao đổi chất tăng lên, cơ thể đốt cháy nhiều calo hơn ngày cả khi ở trạng thái nghỉ. Do vậy, người bệnh cường giáp dù thèm ăn và ăn rất nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân. 

Bệnh tuyến giáp có nhiều liên quan tới tình trạng béo phì
Bệnh tuyến giáp có nhiều liên quan tới tình trạng béo phì

2.Vì sao cần xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì?

Việc xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì rất quan trọng, vì có sự liên quan mật thiết giữa tình trạng tăng cân và bệnh tuyến giáp. Người béo phì thường không nhận ra những triệu chứng của bệnh tuyến giáp do chúng không có những dấu hiệu rõ ràng. Thực hiện xét nghiệm tuyến giáp có thể giúp phân biệt giữa các vấn đề tuyến giáp và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến cân nặng. 

Nếu kết quả xét nghiệm tuyến giáp bình thường thì có thể loại trừ nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì do bệnh lý tuyến giáp. Xét nghiệm tuyến giáp bình thường khi:

  • Chỉ số thyroxine (T4) từ 60 – 140 nmol/L
  • Chỉ số triiodothyronine (T3) từ 1,1 – 2,7 nmol/L
  • Chỉ số TSH: 0,4 – 4,0 mU/L

Còn nếu bệnh nhân phát hiện có vấn đề về chức năng tuyến giáp khi làm xét nghiệm thì việc điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện quá trình giảm cân và duy trì cân nặng ổn định. 

Cần xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì
Cần xét nghiệm tuyến giáp ở người béo phì

3.Làm gì khi người béo phì mắc bệnh tuyến giáp?

Khi người béo phì mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, việc quản lý sức khỏe của họ sẽ đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và điều trị phù hợp. Dưới đây là một số việc mà người bệnh nên làm để cải thiện tình trạng tăng cân và bệnh tuyến giáp: 

3.1.Thăm khám bác sĩ

Khi nhận thấy cơ thể tăng cân không kiểm soát kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, nhạy cảm, da khô, táo bón, tăng tiết mồ hôi và khó ngủ thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Nội tiết để được chẩn đoán chính xác về tình trạng tuyến giáp và điều trị phù hợp. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tuyến giáp và tìm hiểu về loại bệnh lý cụ thể.

3.2.Tuân thủ điều trị

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh lý tuyến giáp, người béo phì cần tuân thủ đúng liều lượng và loại thuốc được bác sĩ kê đơn. Việc điều trị tuyến giáp đúng cách có thể giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe toàn diện. 

3.3.Quản lý chế độ ăn

Người béo phì mắc bệnh tuyến giáp cần điều chỉnh chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình giảm cân và cải thiện sức khỏe. Hãy nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, bổ dưỡng và cân bằng. 

Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp khi muốn giảm cân đó là thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ và chia nhỏ bữa ăn thành 5 bữa/ ngày.

Người bệnh tuyến giáp nên ăn những loại thực phẩm giàu i-ốt như các loại hải sản, đặc biệt là cá ngừ, ghẹ, tôm, cua, các sản phẩm từ sữa, trứng … I-ốt được biết đến với tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp, kích thích sự tổng hợp các hormone cần thiết và giảm sự hình thành các khối u tuyến giáp. Ngoài ra, người bệnh tuyến giáp nên lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: việt quất, mâm xôi, dâu tây, lựu, cherry, khoai lang, cà rốt, ớt chuông, cải xoăn, súp lơ….

Người béo phì mắc bệnh tuyến giáp, cần hạn chế đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, các loại thực phẩm chế biến sẵn và rượu bia. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho rằng, người bệnh tuyến giáp cần hạn chế tiêu thụ đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành, vì hợp chất isoflavone trong đậu nành có thể gây ra tác động tiêu cực tiềm ẩn đến tuyến giáp và cản trở khả năng hấp thụ thuốc điều trị bệnh.

3.4.Hoạt động thể lực đều đặn

Hoạt động thể chất đều đặn có thể giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện tâm trạng hiệu quả. Người béo phì mắc bệnh tuyến giáp có thể lựa chọn các môn thể thao yêu thích và phù hợp với tình trạng sức khỏe như bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe….

3.5.Theo dõi sức khỏe định kỳ

Với bệnh lý tuyến giáp, các bác sĩ khuyến cáo nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần. Việc theo dõi sức khỏe định kỳ giúp đảm bảo rằng cả tuyến giáp và cân nặng đều được duy trì trong tình trạng ổn định. 

Tóm lại, việc xét nghiệm tuyến giáp là bước quan trọng trong việc quản lý sức khỏe của những người béo phì. Điều này giúp chẩn đoán kịp thời và điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảm cân và duy trì sức khỏe toàn diện.

Theo đó, để hạn chế những biến chứng của bệnh béo phì thì việc kiểm soát, giảm cân nặng là điều vô cùng cần thiết. Song song với chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể chất, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và lựa chọn liệu pháp truyền tiêu hao năng lượng. 

Phương pháp này sử dụng cơ chế truyền dịch vào cơ thể giúp chuyển hóa lượng mỡ thừa, mỡ nội tạng thành dạng năng lượng để tiêu hao. Cơ chế này mang đến tác dụng kép, vừa bổ sung các vitamin và khoáng chất, vừa đào thảo mỡ thừa nên bạn sẽ cảm thấy cơ thể khỏe mạnh và không bị teo cơ, mất nước như nhiều các phương pháp giảm cân có tác dụng phụ khác.

Toàn bộ quá trình thực hiện đều được các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thực hiện, đảm bảo quy trình an toàn tuyệt đối.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Cử nhân Y khoa Cấn Thị Mai Huê xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Vì sao người béo phì không thể giảm cân?

Vì sao người béo phì không thể giảm cân?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Giảm cân cho người béo phì vì sao lại khó?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Vì sao cần đánh giá sức khỏe tim mạch ở người thừa cân?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Người béo có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim không?

Cảnh giác nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người béo phì

Cảnh giác nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người béo phì

6

Bài viết hữu ích?