Zalo

Đã uống thuốc huyết áp có xét nghiệm máu được không?

Trang chủ | Tin tức | Thông tin Y khoa Theo dõi thông tin từ Dripcare trên google news
Tăng huyết áp ngày nay đã trở thành một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến nhất. Bệnh diễn tiến âm thầm nên người bệnh chỉ tình cờ phát hiện hoặc khi đã xuất hiện các biến chứng nặng. Để hạn chế nguy cơ này, nhiều xét nghiệm máu được chỉ định để phát hiện và chẩn đoán cao huyết áp, tuy nhiên trước khi xét nghiệm máu có được uống thuốc không là thắc mắc của nhiều người?

1. Thông tin chung về bệnh tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên động mạch trong quá trình đưa máu từ tim đến các mô, cơ quan trong cơ thể. Huyết áp phụ thuộc vào sức co bóp của cơ tim, lực cản của thành mạch máu, thể tích máu được bơm cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Huyết áp được đo bằng đơn vị là milimet thủy ngân mmHg và được biểu thị bằng phân số huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương. Tăng huyết áp là tình trạng gia tăng áp lực của máu tác động lên thành động mạch hơn mức bình thường. Những người có chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên được chẩn đoán là tăng huyết áp.

Nguyên nhân của tăng huyết áp đến nay vẫn chưa rõ ràng, với khoảng 90-95% các trường hợp tăng huyết áp là loại tăng huyết áp tự phát hay cao huyết áp vô căn, có thể do ảnh hưởng của di truyền, yếu tố gia đình và chiếm số lượng lớn ở nam giới. Các trường hợp cao huyết áp thứ phát do các bệnh lý khác như bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận, Bệnh thận, bệnh đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn tâm thần,… thường chiếm 5-10 % ở các bệnh nhân cao huyết áp. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tăng áp lực thành động mạch gây tăng huyết áp như căng thẳng, ăn quá mặn, sử dụng thuốc tránh thai, người ít vận động, tăng thể tích máu, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá, phụ nữ tuổi mãn kinh. Phụ nữ mang thai thường cũng là những đối tượng dễ bị tăng huyết áp, tăng huyết áp thai kỳ, có thể xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như sản giật, tiền sản giật, đẻ non,...

Uống thuốc huyết áp có xét nghiệm máu được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân
Uống thuốc huyết áp có xét nghiệm máu được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân

2. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp thường diễn tiến âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng nên chỉ được phát hiện tình cờ khi người bệnh đi khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã trở nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên hiện nay có một số xét nghiệm máu được thực hiện sớm để hỗ trợ chẩn đoán bệnh cao huyết áp và giúp bác sĩ phát hiện nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở người bệnh.

  • Xét nghiệm ure máu: Ure là sản phẩm của quá trình chuyển hóa nitrogen có trong protein từ các loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Hầu hết lượng ure sinh ra này sẽ được lọc qua thận và đào thải ra ngoài và khoảng 40 - 60% sẽ được khuếch tán trở lại vào máu. Tỷ lệ khuếch tán này không phụ thuộc vào tốc độ chảy trong ống lượn gần. Chỉ số ure trong máu tăng cao là dấu hiệu người bệnh đang có các vấn đề về thận như suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận,... Và bệnh thận là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, vì thế, người bị tăng ure máu có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn.
  • Xét nghiệm đường huyết: Xét nghiệm này để định lượng nồng độ glucose trong máu để chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường. Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ huyết áp cao hơn so với người có chỉ số đường huyết bình thường.
  • Xét nghiệm acid uric máu: acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa của base có nitơ nhân purin. Chỉ số acid uric tăng giúp dự đoán về tình trạng bệnh gout, các bệnh lý về thận, bệnh lý tăng sinh tủy,...
  • Xét nghiệm creatinin máu: Chỉ số creatinin cùng với xét nghiệm ure máu là những xét nghiệm được dùng để đánh giá chức năng thận. Chỉ số này tăng là dấu hiệu có ý nghĩa trong việc đánh giá sự suy giảm chức năng thận ở những bệnh nhân bị viêm ống thận cấp, viêm cầu thận mạn, suy thận cấp hay mạn,... và có thể dẫn đến tăng huyết áp ở bệnh nhân.
  • Điện giải đồ máu: Người có bệnh lý thận cũng sẽ gây ra các bất thường về nồng độ điện giải như Na+, K+, Cl-, Ca2+ trọng máu. Bệnh lý suy thận cấp hoặc mãn tính có thể dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
  • Xét nghiệm mỡ máu: xét nghiệm mỡ máu bao gồm các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (LDL-c), Triglyceride và HDL-cholesterol (HDL-c). Biết được các chỉ số này sẽ giúp theo dõi và phát hiện ra các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, xơ vữa động mạch hoặc cao huyết áp.

3. Đã uống thuốc huyết áp có xét nghiệm máu được không?

Một số bệnh nhân tăng huyết áp tự hỏi đang uống thuốc có xét nghiệm máu được không? Thông thường, trước khi tiến hành xét nghiệm, để đảm bảo kết quả ít sai lệch nhất, bạn nên tuân thủ một số lưu ý như:

  • Nhịn ăn 8 – 12 tiếng trước khi lấy máu xét nghiệm để kiểm tra các bệnh liên quan đến tim mạch, mỡ máu, đường huyết và có thể ăn uống lại bình thường sau khi làm xét nghiệm.
  • Không sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia rượu trước khi làm xét nghiệm.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất vì có thể dẫn đến sự thay đổi trong máu gây ra kết quả sai lệch.

Tuy nhiên, đối với những bệnh huyết áp cao thì bạn vẫn có thể uống thuốc trước thời gian làm xét nghiệm. Điều này cũng tương tự ở những bệnh nhân đái tháo đường, bệnh lý tim mạch cần sử dụng thuốc hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đang điều trị các bệnh lý này và chuẩn bị cần làm các xét nghiệm máu thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi lấy máu để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị sai lệch.

Biết được uống thuốc huyết áp có xét nghiệm máu được không giúp bạn đạt kết quả xét nghiệm hiệu quả
Biết được uống thuốc huyết áp có xét nghiệm máu được không giúp bạn đạt kết quả xét nghiệm hiệu quả

Thông thường sẽ chỉ có 2 loại xét nghiệm mà người bệnh không được ăn uống trước khi làm vì sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả là xét nghiệm đường máu (Glucose) và Mỡ máu (Triglyceride). Đường và chất béo có trong thực phẩm được hấp thu vào máu nhanh chóng và làm thay đổi nồng độ thực tế của các chất này trong máu của bạn, từ đó dẫn đến kết quả không chính xác và không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn. Như vậy uống thuốc trước khi xét nghiệm máu trong trường hợp là các bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc bệnh tim là điều có thể. Tuy nhiên, nếu bạn định thực hiện xét nghiệm đường máu hay mỡ máu thì cần chú ý không nên ăn bất cứ thực phẩm gì hoặc uống các loại nước có chứa đường vì sẽ dẫn đến kết quả sai lệch.

Xét nghiệm máu tổng quát là 1 trong những kỹ thuật thường quy, có thể giúp theo dõi và phát hiện nhiều bệnh lý phổ biến như: Tiểu đường, gout, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, thừa cân béo phì, đánh giá chức năng gan, thận, tình trạng thừa hoặc thiếu vi chất (như sắt, máu, canxi…). Trong trường hợp bạn đang nghi ngờ bản thân mình gặp các vấn đề sức khỏe thì nên đăng ký xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế uy tín. Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ có những tư vấn  tốt nhất về tình trạng sức khỏe của bạn và hướng xử lý phù hợp để nhằm có được thể trạng tốt nhất ở mỗi người.

Để đặt hẹn thăm khám và tư vấn tại phòng khám DripCare, Quý khách vui lòng bấm số 094 164 8888
Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thúy xem thêm bài viết cùng tác giả
ĐĂNG KÍ TƯ VẤN
xem thêm
Mục đích xét nghiệm Bilirubin là gì?

Mục đích xét nghiệm Bilirubin là gì?

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Quy định về việc nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu của phòng khám Drip Hydration

Tăng cân ở người bị cao huyết áp: Làm sao để giảm?

Tăng cân ở người bị cao huyết áp: Làm sao để giảm?

Các cơ chế tăng huyết áp là gì?

Các cơ chế tăng huyết áp là gì?

Bị tăng huyết áp uống nước chanh được không?

Bị tăng huyết áp uống nước chanh được không?

2206

Bài viết hữu ích?